1. Cái nhìn bao quát về ngành diễn viên điện ảnh!
1.1. Phim điện ảnh là gì?
Phim điện ảnh chính là một bộ môn nghệ thuật tái hiện những câu chuyện thường ngày của đời sống chúng ta nhờ nguyên liệu âm thanh và hình ảnh qua những kỹ xảo đặc biệt.
Phim điện ảnh là loại phim sau khi được sản xuất sẽ được chiếu và bán vé tại các rạp phim trước tiên, trên màn ảnh rộng. Đôi khi phim sẽ được sản xuất dưới dạng đĩa DVD và cho ra thị trường đến tay người mê phim ảnh chứ không được chiếu tại rạp như thông thường. Mỗi bộ phim điện ảnh sẽ có một tập hoặc nhiều tập.
1.2. Ngành diễn viên điện ảnh là gì? Công việc cụ thể của một diễn viên điện ảnh?
Ngành diễn viên điện ảnh đào tạo ra những nghệ sỹ hành nghề trong linh vực điện ảnh nghệ thuật. Ngành này đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho làm phim, quay quảng cáo, hài kịch, các chương trình truyền hình thực tế.
Công việc cụ thể của một diễn viên điện ảnh khi bạn đảm nhận một vai diễn?
1.2.1. Trải qua vòng tuyển chọn (Casting)
Muốn có được một vai diễn bạn cần tham gia buổi thử vai. Trong hàng trăm ngàn lá đơn casting gửi về cho nhà sản xuất và đạo diễn, bạn cần phải thể hiện tỏ ra bạn là một điểm sáng qua profile ấn tượng, những vai diễn đã từng đóng để đạo diễn chọn bạn.
1.2.2. Đọc kịch bản
Không phải tất cả vai diễn nào bạn được nhận lời mời hợp tác từ đạo diễn cũng phù hợp dành cho bạn. Đôi khi chỉ là đạo diễn nhìn dáng vẻ và ngoại hình của bạn để quyết định liên hệ. Nhưng nội tâm, suy nghĩ và sở thích của bạn thì bạn rõ hơn cả, vậy nên việc đọc kịch bản để thấu hiểu tâm lý nhân vật trong phim mà bạn đảm nhận là điều quan trọng. Qua lời thoại của nhân vật và bối cảnh, bạn có thể tự chiêm nghiệm, so sánh với xu hướng và tính cách của bản thân để cân nhắc xem xét có nên tham gia nhận vai diễn này hay không. Thêm nữa, bạn nên suy nghĩ kỹ đối với những vai diễn có suy nghĩ tiêu cực hay vai quá u sầu, thê lương bởi khi bạn nhập tâm quá vào nhân vật trong suốt mấy tháng đi cùng bộ phim thì rất có thể khi bộ phim kết thúc bạn vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tính cách nhân vật.
1.2.3. Chuẩn bị cho vai diễn
Quá trình này được gọi là “nhập thân”. Đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi khi bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho vai diễn đồng nghĩa với việc vai diễn đó thành công.Trong thời gian này bạn có thể sẽ phải học thêm những kỹ năng đơn giản như lái xe ô tô, cưỡi ngựa, bắn cung,… cho tới những vai tâm lý khó hơn của người bị thần kinh, kẻ quấy rối tình dục, hung thủ giết người hay một người mắc bệnh mộng du,… tùy theo vai diễn mà bạn đảm nhận. Địa điểm tham gia luyện tập sẽ tùy theo đạo diễn và diễn viên quyết định.
Chắc chắn giai đoạn này sẽ đem lại trải nghiệm thú vị vì nó giống như bạn được học thêm những môn học mới. Một điểm lưu ý nữa là bạn không nên quá tự tin vào khả năng trong nghề nghiệp cũ, ví dụ như khi nhận vai diễn một nghệ nhân múa mà nghề múa cũng là nghề nghiệp trước đây bạn từng làm. Bạn cần nghiêm túc thực hành để nhớ lại kiến thức và hoàn thành vai diễn thật chỉn chu nhé!
Sau khi đã thực hành những kỹ năng bắt buộc cho vai diễn, bạn phải thực hành thoại, tập cùng bạn diễn khác và tổng duyệt nhiều lần trước khi quay trên máy quay.
1.2.4. Diễn xuất
Đây là quá trình đạo diễn cùng các diễn viên tiến hành làm việc và quay phim sau bao ngày đợi chờ. Đã đến lúc bạn thể hiện vai chính của mình.
Những khó khăn trúc trắc ngoài ý muốn có thể xảy ra như thời tiết tệ, máy quay gặp vấn đề, diễn viên chưa thể hiện chuyên nghiệp, đạo cụ đặt sai vị trí,… Những áp lực, căng thẳng,… tất cả đều có thể xảy ra. Cái chính là bạn cần vượt qua tất cả như thế nào. Bạn cần tập trung tất cả ý chí để làm tốt vai trò của mình.
Các đạo diễn thường có lời khen sâu sắc và đánh giá tốt những diễn viên chuyên nghiệp trong cả diễn xuất và hỗ trợ đạo diễn trong góp ý xây dựng bối cảnh và trang phục cho vai diễn.
1.2.5. Giới thiệu phim với báo giới và công chúng
Công đoạn này giống như truyền thông và marketing cho bộ phim vậy. Nhà làm phim có thể tổ chức họp báo giới thiệu trailer phim hoặc yêu cầu mọi người đăng lên các trang web, mạng xã hội. Các diễn viên trong phim cũng tích cực up hình và thông tin lên tài khoản mạng xã hội cá nhân để quảng bá cho sản phẩm và vai diễn của mình.
Xem thêm: Biên kịch là gì? Cơ hội nghề hấp dẫn cho tín đồ điện ảnh
2. Tố chất của người học ngành Diễn viên điện ảnh?
Mỗi ngành nghề công việc đều có những đặc thù, yêu cầu riêng. Vì vậy nếu bạn có nhiều xu hướng thuộc các tố chất sau đây, khi học bạn chắc sẽ thấy dễ dàng hơn:
2.1. Giàu cảm xúc, có khả năng bộc lộ cảm xúc và đồng cảm cao!
Làm diễn viên là công việc đóng vai nhân vật, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, thể hiện bằng giọng nói, nét mặt, cử chỉ. Vì vậy nếu bạn là người sống thiên về cảm xúc thì đây sẽ là lợi thế.
2.2. Khéo léo trong động tác vận động cơ thể
Công việc của một diễn viên đòi hỏi diễn xuất nhiều nên sẽ cần thực hành nhiều động tác, bởi vậy bạn cần có khả năng này
2.3. Thích làm việc ở chỗ đông người, thích thể hiện, tự tin
Tất nhiên rồi, ai tham gia ngành diễn mà không chờ mong sự nổi tiếng, thành đạt. Và công việc này cũng là một môi trường nhiều người vây quanh, cho nên, bạn cần có tính cách tự tin, đĩnh đạc và thích làm việc ở chỗ có nhiều người.
2.4. Khả năng chịu đựng áp lực, vất vả, ngoại cảnh
Trong quá trình đóng phim có rất nhiều kiểu áp lực đến từ thời tiết và con người. Cứ tưởng tượng phải quay cả ngày ngoài trời trong thời tiết nắng to, bạn cần có thể chất thật tốt, chịu được vất vả nắng nôi khắc nghiệt để đáp ứng công việc. Hoặc trong điều kiện không khí ô nhiễm với bụi mịn phải quay suốt như vậy có thể gặp vấn đề với phổi, cộng với việc phải giao tiếp nhiều, không được đeo khẩu trang bảo hộ, liệu bạn còn tình yêu với nghiệp diễn?
Đọc thêm: Ngành thanh nhạc mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho bạn!
3. Làm nghề diễn viên điện ảnh sướng hay khổ?
3.1. Những “nụ cười” ngành diễn
Làm một diễn viên điện ảnh nổi tiếng bán sẽ nhận được sự quan tâm cũng như tình cảm của rất nhiều người hâm mộ. Đó chắc chắn là phần thưởng vô giá cho các nghệ sĩ khi được nhiều người mến mộ, cảm mến.
Một nhận định đã cho rằng tất cả những ai làm nghệ thuật đều có đời sống kinh tế vô cùng khá giả, rất nhiều nghệ sĩ giàu có và đạt được cuộc sống xa xỉ dù thời nhỏ sống trong một gia đình kham khổ. Thực tế có nhiều diễn viên đã đi lên từ con số không và đổi đời nhờ ngành diễn như Việt Hương, Vân Dung, Cát Tường,…
Cảm giác mỗi khi tạo ra sản phẩm mới và chờ đợi công chúng đón nhận thưởng thức cũng là một hạnh phúc khó nói. Tất cả những diễn viên điện ảnh chắc chắn luôn muốn có cảm giác này bởi ai cũng muốn có những hợp đồng hợp tác với các hãng phim điện ảnh để thể hiện bản thân.
3.2. Những “nước mắt” ngành diễn
Tham gia ngành diễn là đối mặt với những thị phi của người nổi tiếng/ người của công chúng, mỗi lời nói của bạn nếu không cẩn trọng sẽ là đề tài bàn tán trên phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó có những trường hợp quỵt tiền, quỵt show, bắt nạt đồng nghiệp.
Có những căn bệnh như trầm cảm hay rối loạn tâm lý lo âu sau các vai diễn tiêu cực, điều này là điều các diễn viên nên chú ý để tránh rủi ro.
Thế giới showbiz cũng là thế giới phức tạp, tình bạn chân thành rất hiếm.
Tham khảo: TOP công ty giải trí quyền lực nhất hiện nay và cơ hội việc làm
4. Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên ngành Diễn viên điện ảnh nên làm gì?
4.1. Cơ hội việc làm ngành diễn viên điện ảnh sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành diễn viên điện ảnh đương nhiên các bạn trẻ có thể trở thành diễn viên hoạt động trong các đài truyền hình, công ty truyền thông, các hãng phim, quảng cáo, nhà hát kịch trung ương, các đoàn nghệ thuật hoặc tham gia lồng tiếng cho các bộ phim điện ảnh, truyền hình.
Sinh viên ngành diễn viên điện ảnh cũng có khả năng chuyên môn khi làm việc với dự án lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông quảng cáo, hay tham gia sản xuất chương trình truyền hình.
Dành cho các bạn sinh viên cũng đam mê với ngành giáo dục và không quá ham mê với hào quang nổi tiếng dễ đến dễ đi mà chỉ muốn làm việc với các “mầm non” của đất nước là các em tân sinh viên thì vị trí giảng viên đào tạo chuyên ngành Diễn viên điện ảnh là sự lựa chọn không thể đúng hơn nữa. Khi bạn có chuyên môn giỏi về lĩnh vực gì thì việc trở thành giảng viên, giáo viên của lĩnh vực đó. Chẳng có gì là bất khả thi, chỉ cần bạn học thêm về nghiệp vụ cũng như phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Sau đó bạn có thể chọn lựa công tác tại các trung tâm văn hóa hoặc các trường đào tạo chuyên ngành nghệ thuật, diễn xuất trong và ngoài nước.
Với những sinh viên nào có tính cách cẩn thận, chu đáo thì nên cân nhắc việc trở thành một trợ lý đạo diễn và tham gia casting tuyển chọn cho những bộ phim. Ngoài ra, với các bạn có chiều cao lý tưởng vượt trội, thể hình đẹp có thể lấn sân sang công việc người mẫu ảnh, người mẫu truyền thông quảng cáo, người mẫu thương mại. Có rất nhiều những nam sinh viên trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội học chuyên ngành Diễn viên ở năm thứ nhất thứ hai cũng đã tham gia truyền hình thực tế Người mẫu Việt Nam - Việt Nam Next top model đã giảnh vị trí cao như Á quân hoặc đi sâu vào vòng bán kết, chung kết và nghiễm nhiên trở thành một người mẫu nổi tiếng như người mẫu Phạm Duy Anh (Hà Nội), người mẫu Vũ Tuấn Việt (Hải Dương), Lê Khánh (Thành phố Hồ Chí Minh).
Cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành Diễn viên điện ảnh lấp lánh hào quang bởi bạn có thể tham gia nghệ thuật trong showbiz và trải nghiệm làm nhiều công việc của nhiều lĩnh vực: hát, nhảy, múa, đàn, diễn xuất, dẫn chương trình,… Rất nhiều cơ hội việc làm được mở ra cho bạn trên con đường này nên bạn đừng lo thất nghiệp nhé!
4.2. Tiếp tục con đường học vấn
Sau khi tốt nghiệp cử nhân, sinh viên có thể nâng cao chuyên môn bằng cách đăng ký tiếp tục học lên trình độ Thạc sỹ ngành Nghệ thuật sân khấu.
Nếu không có nhiều thời gian thì lựa chọn thứ hai dành cho bạn là đăng kí học ngắn hạn ở trong hoặc ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ diễn xuất.
Dù là với lựa chọn làm việc luôn hay tiếp tục cố gắng trên con đường học vấn, hy vọng rằng con đường đam mê cũng như ngọn lửa tâm huyết với nghề sẽ luôn bên bạn dù thời gian có trôi đi thật nhanh, hãy tìm đọc thêm các bài viết tại trang web topcvai.com để có thêm cho mình những kiến thức về ngành diễn viên điện ảnh nhé!
Tham gia bình luận ngay!