Nếu bạn đang là một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thì nhất định phải "thủ" cho mình những bí quyết hay nhất để có thể hỗ trợ các học viên nước ngoài học tiếng Việt hiệu quả. Ngay sau đây topcvai.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn củng cố kỹ năng dạy tiếng Việt hiệu quả cho những người bạn ngoại quốc.
1. Hướng dẫn kỹ thuật dạy ngữ âm tiếng Việt
Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập có nhiều nguyên âm và phụ âm, kết hợp cùng với một hệ thống thanh điệu đa dạng làm nên nét đặc trưng cho ngôn ngữ. Nhưng chính điều đó đã tạo ra rào cản lớn khi người nước ngoài muốn học tiếng Việt.
Khi dạy người nước ngoài học tiếng Việt, giáo viên, người dạy tiếng có thể tóm gọn về các hệ thống ngữ âm của tiếng Việt gồm hệ thống phụ âm, nguyên âm và thanh điệu; đồng thời đưa ra những lưu ý đặc biệt người học cần ghi nhớ, các điểm khác biệt cần lưu ý khi học từng hệ thống để làm sao đến cuối cùng có thể phát âm một chuẩn tiếng Việt.
Vậy với từng hệ thống kiến thức tiếng Việt trên, bạn đã biết cách áp dụng kỹ thuật giảng dạy để hướng dẫn thành công người nước ngoài học tiếng Việt ngay từ những buổi đầu chưa? Phượng sẽ chỉ cho bạn một vài bí quyết được đánh giá có mức độ hiệu quả cao cho từng phần nhé.
1.1. Hướng dẫn dạy người nước ngoài học phụ âm tiếng Việt
Dạy học phần này, giáo viên luôn có nhiều sự lựa chọn, có người đưa ra bảng chữ cái thường áp dụng cho học sinh tiểu học để giới thiệu cho học viên ngoại quốc. Thông qua cách này, người học dễ dàng tính đếm được tiếng Việt có bao nhiêu phụ âm và chúng có cách phát âm ra sao. Ngoài ra, một phương pháp khác giáo viên dạy nên áp dụng đó chính là giới thiệu phụ âm dựa vào vị trí cấu âm vì nó giúp người học phân biệt được các điểm và khác nhau của các âm.
1.2. Dạy nguyên âm cho người nước ngoài theo phương pháp nào?
Cũng giống như các phụ âm, việc giới thiệu các nguyên âm có thể dùng bảng chữ cái để học viên nhớ được số lượng và mặt chữ. Tuy nhiên để tăng sự hiệu quả đối với quá trình tiếp nhận thì người dạy tiếng nên chia nhóm các nguyên âm, các âm được chia nhóm sẽ có những quy tắc tương đồng nhau để người học dần hình thành cách học và ghi nhớ được dễ dàng hơn. Thường thì bạn có thể chia thành nguyên âm có và không có dấu. Các nhóm nguyên âm được chia như sau:
- a, ă, â
- o, ô, ơ
- u. ư
- e, ê
Tưởng như những kiến thức này quá dễ dàng nhưng hãy nhớ rằng lý do vì chúng ta là người bản địa, bản ngữ là điều đơn giản với chúng ta còn đối với người nước ngoài thì quả thực tiếng Việt đã được ví như "phong ba, bão táp" vậy đó. Hầu như họ không dễ dàng nhận diện ngôn ngữ Việt ngay từ quá trình nhận diện dấu. Việc lắp ghép giữa các chữ cái với nhau đã khó, lại thêm ghép dấu vào từng con chữ lại càng trở nên khó hơn.
Tiếp đến, người dạy sử dụng vị trí của lưỡi cũng như độ mở khuôn miệng, dáng môi khi mở khuôn miệng để tạo ra các nhóm ghi nhớ nguyên âm khác nhau bao gồm:
- Nhóm hàng trước và không tròn môi (i, e, ê)
- Nhóm hàng sau và không tròn môi (ơ, ư, a, á, â)
- Nhóm hàng sau tròn môi. (o, ô, u)
Lưu ý hướng dẫn phát âm một số trường hợp đặc biệt của (a) gồm: a-nh, ch thành anh/ách. Lúc này, viết là a nhưng phát âm lại như e ngắn.
1.3. Hướng dẫn về thanh điệu
Thanh điệu chính là một điểm vô cùng đặc biệt của tiếng Việt và cũng là điểm khó của người nước ngoài khi học. Thanh điệu liên quan tới sự thay đổi về mức cao độ của giọng và gồm có 6 thanh, người ta chia 6 thanh thành 2 nhóm là nhóm có âm vực thấp (thanh nặng, thanh hỏi, thanh huyền) và nhóm có âm vực cao (thanh ngã, thanh sắc và thanh không).
Bạn nên giới thiệu thứ tự lần lượt của các thanh để dễ nhớ như sau: thanh không (không có dấu), thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng. Sau đó sẽ chỉ rõ ra các đặc trưng của mỗi nhóm thanh đã phân chia để người học có căn cứ phân biệt chúng dễ dàng hơn. Chỉ rõ cho họ như sau:
- Thanh bằng và thanh không: khác về cao độ, các đường nét bằng phẳng ở mức tương đối.
- Nhóm thanh không, thanh sắc: có âm vực cao, thanh không có trường độ dài hơn thanh sắc, tức là thanh không mang đặc trưng dài và cao, còn thanh sắc có đặc trưng là ngắn và cao.
- Thanh bằng, thanh nặng: có âm vực thấp. thanh bằng có trường độ dài hơn, thanh nặng có trường độ ngắn hơn và nặng âm hơn.
- Thanh ngã, thanh hỏi: Có nét gãy nhưng thanh ngã hẹp hơn thanh hỏi khi phát âm.
Xem thêm: Gia sư tiếng Việt
2. Những sự chuẩn bị cần thiết để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả
Người Việt ai cũng sẽ biết tiếng Việt nhưng không phải ai cũng có thể dạy được tiếng Việt cho người nước ngoài bởi lẽ nhiệm vụ này đòi hỏi rất nhiều thứ, từ kỹ năng sư phạm, các tố chất truyền đạt đến khả năng nắm bắt tâm lý người học. Và quan trọng là chúng ta phải có một quá trình rèn luyện thật tỉ mỉ mới có thể truyền đạt ngôn ngữ của mình sang dạy ngôn ngữ cho những người nước ngoài. Dưới đây là một vài yếu tố mà bạn cần chuẩn bị để có thể dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả nhất nhé.
2.1. Nắm bắt tốt các phương pháp dạy tiếng Việt
Dạy tiếng Việt cho người Việt đã khó, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều. Vì thế bạn cần phải đảm bảo việc dạy của mình phải thật dễ hiểu. Có thể áp dụng phương pháp dạy bằng công cụ trực quan sẽ mang lại hiệu quả tốt, chẳng hạn như dùng sách báo, tranh ảnh và quan trọng hơn cả là ngôn ngữ hình thể.
2.2. Am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Việt
Dạy bất cứ thứ tiếng nào đó người thực hiện đều phải có sự am hiểu về ngôn ngữ của quốc gia đó. Với tiếng Việt cũng vậy, dù là người Việt hay người nước ngoài, khi dạy tiếng Việt cho đối tượng là người nước ngoài, bạn đều phải hiểu rõ ngôn ngữ của đất nước kèm theo bản sắc văn hóa của quốc gia thì sự truyền đạt của bạn mới hiệu quả.
Theo đó, tất cả những gì quan trọng đầu tiên bạn cần có đó là vững vàng kiến thức về nguyên âm, phụ âm, về cách phát âm, ghép từ, ngữ pháp, đặt câu,… Đồng thời cũng phải hiểu được là mục đích học tiếng Việt của người nước ngoài chính là để có thể giao tiếp được cho nên mọi quá trình giảng dạy bạn đều cần đẩy mạnh áp dụng kỹ năng giao tiếp cho người học.
2.3. Luôn luôn kiên nhẫn
Học tiếng Việt khá "loằng ngoằng" vì sự tiếp nhận ngôn ngữ tiếng Việt của học viên không hề đơn giản. Có thể tình trạng học trước quên sau, nhớ lẫn lộn các âm tiết, thanh điệu, dấu tương tự nhau là điều thường xuyên xảy ra nên sẽ khiến người dạy đôi khi cảm thấy rối ren. Nhiệm vụ cần thiết nhất đó là phải luôn kiên nhẫn, giảng giải và lặp lại kiến thức nhiều lần cho người học, từ từ họ sẽ ghi nhớ và phân biệt được. Vì tiếng Việt học khá khó nên bên cạnh sự kiên nhẫn, cảm thông, người dạy còn cần phải có một sự chuẩn bị giáo án thật kỹ càng để không bị rơi vào các tình huống khó xử.
Như vậy, tiếng Việt là một ngôn ngữ rất thú vị. Ngày nay có rất nhiều người nước ngoài học tiếng Việt. Điều này giúp cho cơ hội việc làm của người học về ngôn ngữ gia tăng đáng kể. Bạn có thể tìm việc hiệu quả ngay tại topcvai.com đối với vị trí này nhưng quan trọng hơn, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả nhé.
Tham gia bình luận ngay!