1. Giấy tờ thực tập là thứ không thể thiếu trong đợt thực tập
Có không ít ứng viên thắc mắc về vấn đề giấy tờ đi thực tập, bạn có phải là một trong số họ?
Việc đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện ngay sau khi nhận thông báo về lịch đi thực tập tại một doanh nghiệp nào đó chính là chuẩn bị giấy tờ liên quan. Vậy những giấy tờ này bao gồm những gì?
Thứ nhất, bạn đừng quên lá đơn xin thực tập. Đây được coi là vũ khí lợi hại không thể thiếu trong quá trình đi thực tập của sinh viên. Trong lá đơn này sẽ bao gồm nội dung giới thiệu bản thân, trình bày những mong muốn của bản thân đối với chuyến thực tập này. Nội dung càng ấn tượng thì càng có cơ hội được nhận vào thực tập.
Thứ hai, sinh viên đi thực tập đừng bỏ quên tờ giấy giới thiệu của nhà trường. Tất nhiên vẫn có những tổ chức không cần sự xuất hiện của nó mà vẫn nhận bạn vào làm thế nhưng để đảm bảo chắc chắn thì bạn cần chuẩn bị nó từ trước.
Thứ ba, một bản CV xin việc đẹp sẽ là thứ vũ khí tiếp theo mà sinh viên không nên bỏ qua. Tại đây toàn bộ thông tin của bạn sẽ được tập hợp, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó để quyết định xem có nhận bạn vào thực tập hay không.
Thứ tư, hãy chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin thực tập hoàn chỉnh nhất bao gồm những giấy tờ như sau: Sơ yếu lý lịch, bảng điểm kèm theo các chứng chỉ liên quan, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh hay chứng minh nhân dân,... Tuỳ vào từng đơn vị tổ chức với yêu cầu khác nhau mà bạn sẽ chuẩn bị chúng một cách tốt nhất.
Đọc thêm: Tham khảo mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất cho sinh viên
2. Tìm hiểu về công việc và tổ chức bạn muốn thực tập
Kỳ thực tập ở năm cuối đại học luôn chứa đầy khó khăn và thử thách, trong đó nếu đã là sinh viên thì ai cũng phải trải qua giai đoạn này. Đó cũng là một sự trải nghiệm đầu đời có thể sẽ để lại những kỉ niệm khó phải trong suốt quãng đường của bạn.
Để nắm bắt trọn vẹn cơ hội vàng này, sinh viên cần phải hết sức cẩn thận với từng hành động của mình. Nhất là sự hiểu biết đối với đơn vị mình sắp đi thực tập.
Tìm hiểu về đơn vị thực tập thì cần những thông tin gì? Bạn cứ hiểu rằng mình cần biết những gì về họ, ví dụ: Thời gian làm việc, những thành tích mà họ đang có, các chế độ hay công việc mình sắp thực tập,...
Sự hiểu biết của bạn vừa là để phục vụ cho quá trình tham khảo nghề nghiệp đồng thời cũng giúp ích cho cuộc phỏng vấn sắp tới.
Đọc thêm: Thực tập sinh tiếng Anh là gi ? Những điều bạn cần biết
3. Làm mới toàn bộ hoạt động cá nhân trên các trang mạng xã hội
Thông tin về địa chỉ liên hệ khá là quan trọng không chỉ riêng đối với ứng viên tìm việc làm chính thức, nó còn hữu ích cả với những bạn sinh viên xin đi thực tập.
Khi gửi hồ sơ xin đi thực tập, ứng viên cần đính kèm những địa chỉ liên hệ của bản thân để nhà tuyển dụng liên lạc khi cần thiết. Đó có thể là địa chỉ facebook, một địa chỉ email hoặc tài khoản zalo,...
Để đảm bảo không bị mất ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, hãy làm mới lại phần thông tin trên trang cá nhân của mình. Thay đổi tất cả những gì cần thiết, thêm vào đó là những hoạt động tích cực có lợi cho bản thân,...
Khi làm mới, sinh viên cần chú ý đến sự chín chắn và trưởng thành của mình. Đừng show ra những dòng trạng thái thể hiện sự trẻ trâu, ẩn những hình ảnh không giúp ích cho bạn để nâng cao giá trị bản thân mình lên.
Đọc thêm: tham khảo cách viết email xin thực tập
4. Chuẩn bị các thiết bị phục vụ cho việc thực tập
Khi đi thực tập, bạn cần chuẩn bị những yếu tố gì?
Giống như một giai đoạn demo cho quá trình khởi nghiệp của bạn sau này, càng chuẩn bị kỹ lưỡng ở lần thực tập thì bạn sẽ càng có những điều kiện thuận lợi hơn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Một số vật dụng cần thiết phải có trong đợt đi thực tập này bao gồm: Máy tính, bút viết, sổ tay ghi chép,... Các doanh nghiệp sẽ không chuẩn bị sẵn máy tính cho các bạn sinh viên đến thực tập, bởi vậy bạn cần chuẩn bị nó để tiện cho việc thực tập của mình. Ngoài ra sẽ có nhiều vấn đề quan trọng mà bạn cần phải nhớ, nếu không có sổ sách để ghi chép thì bạn sẽ quên nó ngay sau đó,...
5. Một số chuẩn bị quan trọng khác khi đi thực tập
Bên cạnh những thứ nêu trên, sinh viên khi đi thực tập cần phải chuẩn bị thêm một số điều cần thiết khác, cụ thể như sau:
5.1. Tạo lập mối quan hệ với người hướng dẫn
Tạo lập mối quan hệ với người hướng dẫn mình trong quá trình thực tập là điều rất cần thiết, không nhất thiết phải thể hiện việc này bằng vật chất, các bạn sinh viên có thể khéo léo trong cách giao tiếp để đạt được mục tiêu của mình.
Những người hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập sẽ là người trực tiếp nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Đồng thời họ cũng là người trực tiếp chấm điểm cho bạn kèm theo những lời nhận xét khi bạn kết thúc quá trình này.
Chính vì vậy đừng để bất cứ nguyên nhân nào khiến cho bạn có ấn tượng không tốt trong mắt họ, việc cần làm đó là thường xuyên cải thiện mối quan hệ này để gia tăng cơ hội.
5.2. Đừng thiếu kiên nhẫn mà làm hỏng việc lớn
Nếu như bạn không chuẩn bị một tinh thần thật tốt thì chắc chắn bạn sẽ bị mất kiên nhẫn khi gặp phải khó khăn nào đó trong quá trình đi thực tập.
Khi được tiếp nhận công việc mới, nếu như quản lý có giao cho bạn một số việc làm vặt vãnh chẳng hạn rót nước, pha trà,... thì cũng đừng có quá manh động nếu không sẽ ảnh hưởng tới đại cục.
Đừng vội coi thường những nhiệm vụ tưởng chừng như vô ích này, nó sẽ giúp bạn rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng phục vụ cho công việc sau này.
Có thể ở thời điểm hiện tại, bạn chưa cần tới chúng nhưng sau này, rất có thể chúng là giúp bạn thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình.
5.3. Trang phục đi thực tập cần như thế nào?
Không chỉ có chuyên môn, nhiều sinh viên đi thực tập thường tự làm mất hình ảnh của mình chỉ vì những bộ trang phục không ăn nhập. Ngay cả tác phong thường ngày cũng ảnh hưởng lớn tới những nhìn nhận của cấp trên về bạn.
Phong cách thường ngày của sinh viên có vẻ chẳng có chút điểm chung nào với phong cách công sở, vì vậy muốn qua khỏi khoảng thời gian thực tập này thì bạn bắt buộc phải thích nghi và làm quen.
Một khi bạn đã xác định làm việc trong môi trường văn phòng, bạn sẽ phải thay đổi dần dần về cách ăn mặc làm sao cho nhã nhặn, hoà nhã. Hạn chế tuyệt đối những từ ngữ thiếu lịch sự hoặc quá dân dã gây ấn tượng không tốt tới người đối diện.
5.4. Chú trọng thái độ trong thời gian thực tập
Vì chưa có kinh nghiệm tiếp xúc với môi trường bên ngoài cho nên nhiều bạn sinh viên trong thời gian đi thực tập thường thiếu hiểu biết và tự tin quá đà về bản thân mình.
Trong đó, có những bạn tốt nghiệp trường đại học danh tiếng thì luôn cho mình là nhất nên ít để ý đến những người xung quanh. Đôi khi ứng viên có xuất thân tốt cũng không bằng một người phù hợp với văn hoá làm việc của công ty họ, vậy cho nên nhà tuyển dụng có thể cho bạn out khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào.
Tóm lại, các bạn sinh viên khi chưa có kinh nghiệm mà lại trong quá trình thực tập thì không nên tỏ vẻ kiêu căng, hống hách, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Thay vào đó, hãy biểu thị một thái độ cầu tiến, sự kiếm tốn để được học hỏi nhiều hơn từ những người anh, người chị có kinh nghiệm.
Nói vậy không có nghĩa là bạn phải nhất nhất nghe theo những chỉ đạo của người cũ, đôi khi một ý kiến riêng và trung thành với nó lại khiến bạn trở nên giá trị hơn trong mắt người khác.
Có lẽ bạn đã biết đi thực tập cần chuẩn bị những gì sau khi đọc xong bài viết này. Hy vọng thời gian thực tập sắp tới sẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp nhất cho những thử thách đầu đời của mình.
Tham gia bình luận ngay!