[Bật mí] Entry level là gì - Vị trí không yêu cầu kinh nghiệm

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-05-26 17:28:14

Bạn đã từng nghĩ làm sao để có thể tìm được một công việc phù hợp khi bạn mới ra trường trong khi các nhà tuyển dụng lại luôn đòi hỏi về kinh nghiệm làm việc từ 1 - 2 hay chưa? Đâu sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể bỏ qua sự “đòi hỏi” đó và hoàn thiện được hồ sơ cho chính mình thật perfect? Để giải đáp được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này của topcvai.com về entry level là gì nhé, có những điều chỉ được đào tạo ngay từ tháng năm còn là sinh viên. 

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập

1. Lời giải về entry level là gì

Lời giải về entry level là gì
Lời giải về entry level là gì

Entry level tuy rằng là một từ mượn và không được hiểu theo đúng nghĩa đen chuyên môn nhưng đây lại được tận dụng và dành riêng bởi chính nhà tuyển dụng. Họ dùng để chỉ tới các vị trí tuyển dụng ứng viên tham gia làm việc không có sự đòi hỏi về kinh nghiệm làm việc chỉ là bạn tốt nghiệp đúng chuyên môn. Và bạn có thể làm việc ngoài giờ, công việc cho hướng dẫn đào tạo hình thức online nhưng thể lực sẽ là điều cần thiết để đảm bảo tham gia. 

Có thể nói đây cũng chính là một cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ tài năng vừa mới ra trường có sự va chạm, tiếp xúc và làm quen với lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, các vị trí công việc này là không đòi hỏi về kinh nghiệm tức là bạn đang tại thời điểm bắt đầu theo đuổi và mức lương của bạn cũng khá thấp. 

Chỉ là nếu bạn là các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc đang chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp của mình thì công việc này sẽ giúp bạn trải nghiệm công việc đặc thù trong mức thời gian ngắn. Giúp bạn có sự tiếp xúc thực tế hơn và là cơ sở dẫn chứng cho các số liệu hoàn thành khóa luận của chính mình. 

Chúng ta có thể thấy được rằng cơ hội việc làm tại các công việc entry level sẽ đem lại những lợi ích không tưởng dù bạn đã trải qua việc học tập tiếp thu kiến thức trước đó. Bạn tiếp xúc công việc bạn mới nhận thấy được kiến thức và thực tế thật sự có sự tách biệt. Cũng như chính các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các công việc này để nắm bắt nhân tài dành cho mình để đánh giá được năng lực của ứng viên. Không nhất thiết dựa vào công việc toàn thời gian cố định làm việc kinh nghiệm để đánh giá, yếu tố thời gian kinh nghiệm đợi ứng viên sẽ không kịp chạy đua với sự phát triển. 

Tham khảo: Kiến tập là gì? Vô vàn câu chuyện kiến tập của sinh viên

2. Các vị trí Entry level thì nhà tuyển dụng căn cứ tới yêu cầu nào?

2.1. Bằng cấp của ứng viên

Bằng cấp của ứng viên
Bằng cấp của ứng viên

Đối với các vị trí này nhà tuyển dụng sẽ tuyển dụng theo chính các mức năng lực cụ thể có nghĩa theo kiến thức và bằng cấp chuyên môn theo học. Dù bạn không có bằng cấp thì vẫn có sự lựa chọn dành riêng cho mình. 

+ Trường hợp bạn có bằng cao đẳng và đại học thì các công việc được dành và trúng tuyển sẽ thường liên quan tới các lĩnh vực như tài chính, tiếp thị, chăm sóc trao đổi về sức khỏe con người. 

+ Trường hợp về không cần bằng cao đẳng, đại học thì công việc được hướng tới sẽ chuyên về lĩnh vực kinh doanh nhỏ cùng bán lẻ, lĩnh vực về hành chính, lĩnh vực khách sạn. 

Ngay đến chính các ứng viên đôi khi bạn có bằng cấp nhưng lại có sự mong muốn làm việc tại lĩnh vực không yêu cầu bằng cấp, vì đó là sở thích của bạn. Nhưng về phía nhà tuyển dụng thì đó lại là ngược lại và dù bạn có ứng tuyển vẫn có thể bị bỏ qua, họ cho rằng công việc đó chưa cần tới mức năng lực cao như vậy. Hay đơn giản sự lo sợ của nhà tuyển dụng về việc sẽ không đào tạo đáp ứng về công việc thực sự theo chuyên môn yêu cầu đó, sẽ gây khó khăn cho công việc và tránh mức độ cạnh tranh không cần thiết. 

2.2. Gắn mắc Entry level - Yêu cầu vẫn luôn đính kèm kinh nghiệm 

Gắn mắc Entry level - Yêu cầu vẫn luôn đính kèm kinh nghiệm
Gắn mắc Entry level - Yêu cầu vẫn luôn đính kèm kinh nghiệm 

Quá trình xin việc của bạn chắc chắn cũng có thể gặp tới những hoàn cảnh về việc dù là tin tuyển dụng Entry level nhưng chi tiết công việc yêu cầu vẫn có sự đòi hỏi về bằng cấp đúng không? Đặc biệt trường hợp này sẽ thưởng xảy ra nhiều hơn tại chính các công ty nhỏ hoạt động và nguồn ngân sách có sự hạn hẹp. Dù vậy các công ty vẫn luôn đề ra sự hấp dẫn để thu hút chính nguồn nhân tài cho mình và luôn mong muốn ứng viên có số năm kinh nghiệm tương ứng 1 - 3 năm cho chuyên môn làm việc. 

Nếu là các ứng viên là sinh viên thì các nhà tuyển dụng sẽ nhắm tới việc bạn tham gia, từng trải cho cho các kỳ thực tập cũng như làm thêm dù bạn bán thời gian hay toàn thời gian. Vị trí làm việc tham gia mới sẽ là cơ hội dành cho bạn để học tập thêm về kiến thức thực tế, liên kết với kiến thức mới và nâng cao hơn chính các skills của mình. Đặc biệt khi trước đó bạn có một mục kinh nghiệm cho việc làm thêm, tham gia hoạt động tình nguyện, khóa đào tạo,...bạn sẽ nhận thấy rằng nó sẽ thật sự có ích cho bạn và các nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới bạn hơn thay vì những kinh nghiệm cố định một lĩnh vực toàn thời gian. 

Chỉ là bạn có thật sự biết cách nắm bắt cơ hội cho mình hay không, hãy nhớ “phô diễn” điều đó trong chính bản CV của mình kết hợp với một lá đơn xin việc thu hút để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn. Qua đó có thể đánh giá năng lực của bạn và lựa chọn bạn là ứng viên tiêu biểu đạt chuẩn. Mức lương nhận được sẽ cao hơn cho quá trình thay đổi bản thân, phấn đấu tham gia các giờ ngoại khóa, nhưng cũng cần nhớ trình bày ngắn gọn, xúc tích. Còn nếu bạn chưa thực sự nắm bắt được một mẫu phù hợp thì đừng bỏ qua topcvai.com tại đây bạn sẽ được cung cấp và giải đáp mọi thắc mắc. 

Hãy nhớ rằng công việc của bạn sẽ thành công là khi bạn có đầy đủ về các kỹ năng phối hợp song song kiến thức chứ không phụ thuộc vào thời gian kinh nghiệm của bạn. Đôi khi bạn làm việc lâu năm nhưng không có sự đón nhận kiến thức thì vẫn luôn dậm chân tại chỗ mà thôi, sự có gắn tích lũy dần mới là thứ quan trọng. 

Xem thêm: Cách trình bày CV cho người chưa có kinh nghiệm bạn nên biết. 

3. Vị trí Entry level sẽ đem lại “bứt phá” cho doanh nghiệp 

Entry level cũng giống như chính các vị trí khác vậy sẽ luôn đem lại sự đóng góp không nhỏ tới quá trình phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với việc lựa chọn và sàng lọc nhân tài. Do chính các yêu cầu đề ra không quá cao vậy nên việc họ luôn sẵn sàng thay đổi sang một lĩnh vực mới, chấp nhận cho sự bắt đầu với mức thấp nhất. 

Chính hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp tại các trường là rất lớn cùng sự nhiệt huyết mới, năng động và tràn trề về năng lượng luôn sẵn sàng cho sự cống hiến. Tuy nhiên, việc lựa chọn một công việc phù hợp với mức lương ổn định lại không quá dễ dàng bởi các yêu cầu kinh nghiệm sẽ luôn được đòi hỏi vậy nên các vị trí entry level đã đóng một vai trò rất tốt của chính mình. Luôn bảo đảm được việc làm cho sinh viên mới ra trường, đem đến sự lựa chọn phong phú từ chính các nhà tuyển dụng và tối ưu hóa được nhiều lợi ích dành cho doanh nghiệp. 

3.1. Giảm bớt các chi phí không liên quan

Giảm bớt các chi phí không liên quan
Giảm bớt các chi phí không liên quan

Dù là lao động sinh viên mới ra trường chưa có quá nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với chuyên môn quá nhiều và có thể ban đầu năng suất đem lại là chưa cao. Mức doanh thu đem lại là thấp hoặc không có doanh thu khi kinh doanh đồng nghĩa ban đầu mức lương cũng sẽ thấp. Tuy rằng đây sẽ là một điểm yếu nhưng nó sẽ có sự thay đổi cho chính việc tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. 

Đối với doanh nghiệp thì đó chính là phần nào giảm đi chi phí cho thuê nhân công tiết kiệm nguồn ngân sách đặc biệt đối với giai đoạn biến đổi nền kinh tế khó khăn. Doanh số chỉ là sự trì hoãn thời gian ngắn và sau đó sẽ là sự bùng nổ khi đội ngũ lao động đã chất lượng, đem lại doanh thu không ngừng tăng mà mức chi phí nhân công vẫn vậy. Đó là khía cạnh doanh nghiệp nên hướng tới sự khai thác tiềm ẩn. 

3.2. Đào tạo nhân lực tiềm năng

Đào tạo nhân lực tiềm năng
Đào tạo nhân lực tiềm năng

Đào tạo nguồn nhân lực mới cũng chính là cách để doanh nghiệp sở hữu nhân tài tạo điều kiện cho việc để trống các vị trí giảm bớt đi hiệu quả công việc. Thay vì sự trì trệ không hoạt động thì sẽ là sự duy trì chậm và ổn định.

Cùng đó với một nền tảng mới, chưa tiếp xúc với thực tế quá hay tiếp nhận chuyên môn phức tạp thì việc đào tạo trở nên dễ dàng hơn. Ứng viên có thể tiếp thu nhanh, học theo chuyên môn nhất định giảm bớt đi được chính công sức của người đào tạo và thời gian học lại thay thế nền tảng cũ. 

3.3. Nắm bắt thời đại nhanh hơn

Nắm bắt thời đại nhanh hơn
Nắm bắt thời đại nhanh hơn

Xã hội và nền kinh tế không ngừng phát triển và hướng tới thời kỳ 4.0 hội nhập kinh tế nắm bắt công nghệ luôn được đưa lên hàng đầu để tạo doanh thu. Vậy nên, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thay đổi đó sẽ cần đổi mới không ngừng, áp dụng công nghệ vào sản xuất. Mà để thực hiện được nhiệm vụ đó sẽ cần tới đội ngũ lao động trẻ, trong chính thời đại đó. 

Nhắc tới vậy không phải là sự đánh đồng và loại bỏ các thế hệ cũ với khả năng và kinh nghiệm làm việc lâu năm, chỉ là thế hệ trẻ sẽ có sự nắm bắt nhanh hơn. Đặc biệt khi các nền tảng online, sàn thương mại, chiến lược truyền thông sẽ là cốt lõi tạo nên thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường. Cùng đó đặc thù của tuổi trẻ và sự dám thử thách mình, khi tiếp nhận nền tảng mới họ sẽ luôn chứng minh bản thân vươn tới vị trí cao hơn sẵn sàng giao tiếp, sẵn sàng vượt qua rào cản khó khăn. 

3.4. Luôn sẵn sàng làm thêm giờ

Luôn sẵn sàng làm thêm giờ
Luôn sẵn sàng làm thêm giờ

Ngay chính bản thân bạn tham gia làm việc tất cả là vì ưu tiên cho cuộc sống cũng như dành sự ưu tiên cho chính gia đình. Vậy nên việc bản thân luôn sẵn sàng làm thêm giờ, làm nhiều giờ hơn để đáp ứng công việc tăng mức lương cho mình cũng như tạo cơ hội cho thăng tiến tại tương lai là điều hiển nhiên. 

Vậy nên các doanh nghiệp luôn mong muốn tuyển dụng nguồn nhân lực này dành cho mình để cống hiến hết mình với công việc. Và chính những sinh viên mới này sẽ dễ dàng quản lý hơn tránh được những sự thị phi, gây rối của văn phòng tập trung với công việc. Chính họ cũng luôn nhận biết rằng họ chưa đủ về kinh nghiệm và cần trau dồi nhiều hơn và thực hiện tuân thủ mọi tiêu chuẩn yêu cầu được đề ra. 

Mọi thông tin trên đây mà topcvai.com đã chia sẻ trên mong rằng sẽ giúp bạn nắm bắt được entry level là gì cũng như đưa ra được cơ hội tốt cho bản thân khi lựa chọn công việc. Và chính nhà tuyển dụng cũng sẽ có chiến lược tốt nhất để “săn đầu người” về cho mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: