1. Tìm hiểu khái niệm:Giới hạn tín dụng là gì?
Giới hạn tín dụng hay còn được gọi là hạn mức tín dụng, được định nghĩa là mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng là số dư nợ tối đa trong thời điểm cụ thể (thông thường là các ngày cuối của quý hoặc ngày cuối của năm) đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong kế hoạch tín dụng được mỗi ngân hàng xây dựng nên.
Trong hoạt động tín dụng được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng thì giới hạn tín dụng được chia rõ ràng thành hai trường hợp.
1.1. Giới hạn tín dụng do pháp luật quy định
Pháp luật đưa ra quy định tổ chức tín dụng chỉ được phép cho một khách hàng vay vốn một giới hạn nhất định, cho phép. Giới hạn đó sẽ được Nhà nước quy định để nhằm mục đích có thể đảm bảo được sự an toàn cho hoạt động tín dụng. Trên thực tế, nhiều nước đưa ra quy định về giới hạn tín dụng dựa vào hai cơ sở: thứ nhất là mức độ an toàn kinh doanh, thứ hai là các yêu cầu Nhà nước đặt ra về việc quản lý hoạt động của tổ chức tín dụng.
Chẳng hạn, một quốc gia châu Á đã áp dụng giới hạn tín dụng tối đa là 10% nguồn vốn, còn ở Việt Nam, cơ chế, quy định này lại khác và có sự điều chỉnh theo từng năm, cách đây khoảng hơn 20 năm, mức giới hạn tín dụng được các tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng đã lên đến 15% cùng thời điểm với quốc gia châu Á nọ áp dụng mức 10%.
1.2. Giới hạn tín dụng được dựa trên sự thuận tình giữa khách hàng và tổ chức tín dụng
Ngoài việc căn cứ theo quy định của pháp luật thì các tổ chức tín dụng và khách hàng cũng có thể thỏa thuận để đưa ra một giới hạn tín dụng nhất định vừa thuận đôi bên, vừa đảm bảo theo quy định của luật pháp. Theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng thì phía tổ chức tín dụng cũng sẽ tiến hành thực hiện cấp cho khách hàng vay vốn theo từng thời hạn.
Đọc thêm: Bạn muốn tìm việc làm nhân viên tư vấn tín dụng thì đừng bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn nhất tại topcvai.com, click ngay!
2. Phân loại giới hạn tín dụng
Có hai loại giới hạn tín dụng đó là giới hạn tín dụng cuối kỳ và giới hạn tín dụng trung kỳ. Trong đó:
- Giới hạn tín dụng cuối kỳ được định nghĩa là số dư nợ cho vay ở mức tối đa vào ngày cuối kỳ theo kế hoạch, và thực tế cho vay cũng không vượt quá con số quy định trong kế hoạch.
- Giới hạn tín dụng trung kỳ là hạn bổ sung cho giới hạn cuối kỳ khi doanh nghiệp đi vay vốn rơi vào tình trạng kinh doanh không đều đặn.
Xem ngay: Thời hạn cho vay là gì? Những quy định về thời hạn cho vay
3. Những quy định về giới hạn tín dụng có thể bạn chưa biết
Những quy định về giới hạn cấp tín dụng được đưa ra rõ ràng, cụ thể trong 3 cơ sở pháp lý: Luật tổ chức tín dụng 2010, Luật tổ chức tín dụng được sửa đổi và bổ sung thêm năm 2017, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Theo đó, những vấn đề về giới hạn tín dụng được quy định cụ thể, rõ ràng như sau:
3.1. Những trường hợp nào áp dụng quy định giới hạn tín dụng?
Giới hạn tín dụng có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam, những chi nhánh ngân hàng của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có 2 hình thức đầu tư bao gồm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư vao trái phiếu được phát hành bởi chính những đối tượng liên quan đến doanh nghiệp đó.
3.2. Những trường hợp nào hạn chế việc cấp tín dụng?
Các chi nhánh ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng Nhà nước không được phép cấp tín dụng nếu không được đảm bảo hoặc tín dụng có các điều kiện ưu đãi cho những đối tượng dưới đây:
- Thứ nhất, các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đang làm việc ở các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang làm việc ở tổ chức tín dụng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thứ hai, người giữ chức vụ kế toán trưởng tại các tổ chức, chi nhánh ngân hàng và tín dụng của nước ngoài
- Thứ ba là các cổ đông
- Thứ tư là các doanh nghiệp mà có người được hưởng quyền sở hữu hơn 10% số vốn điều lệ
- Thứ năm, những người xét duyệt, người thẩm định tín dụng
- Thứ 6, những công ty có liên kết và công ty con của tổ chức tín dụng; công ty con hoặc liên kết của doanh nghiệp đang được tổ chức tín dụng kiểm soát.
Tham khảo: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân như thế nào? Click để xem ngay các bước cụ thể nhất.
3.3. Giới hạn tín dụng theo quy định pháp luật là bao nhiêu?
Thứ nhất, theo quy định của luật pháp thì tổng mức dư nợ tín dụng áp dụng đối với mỗi một người khách hàng không được vượt quá con số 15% trong tổng nguồn vốn tự có của ngôn hàng đó. Tổng khoản tính dư nợ nếu đưa cả hai đối tượng là khách hàng cùng với một người khác có liên quan đến khách sẽ không được vượt quá 25%.
Thứ hai, Tương tự, tổng mức dư nợ tín dụng áp dụng đối với một khách hàng trong tổ chức phi ngân hàng không vượt quá 25%. Khi tính cả khách hàng đó với một người khác có liên quan trong chuyện vay vốn này thì tổng mức dư nợ tín dụng không được vượt quá con số 50%.
Thứ 3, quy định trên không gồm các khoản cho vay tín dụng dưới đây:
- Những khoản mà tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng cho khách vay dựa trên sự ủy thác từ phía Chính phủ, các tổ chức và cá nhân. Nếu có rủi ro thì đơn vị ủy thác sẽ chịu trách nhiệm. Các tổ chức chúng ta nhắc tới đó có thể là tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại đất nước Việt Nam.
- Những khoản tín dụng cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng tại Việt Nam hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam vay.
- Những khoản cho vay đã được bảo đảm
- Những khoản bảo lãnh cho các tổ chức thuộc nước ngoài
- Những khoản bảo lãnh dựa vào việc bảo lãnh đối ứng
- Những khoản bảo lãnh dựa vào thư tín dụng dự phòng
- Những khoản đã xác nhận bảo lãnh có đủ căn cứ như văn bản thỏa thuận
- Những khoản bảo lãnh về việc phát hành tín dụng qua hình thức chứng từ
Thứ 4, mức dư nợ áp dụng cho giới hạn tín dụng đã được nêu ra ở điều 1 và điều 2 sẽ gồm cả tổng mức đầu tư cho các trái phiếu của khách cũng như của trái phiếu được phát hành bởi những người có liên quan đến khách hàng.
Thứ 5, giới hạn tín dụng và điều kiện để được cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu sẽ được Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định. Các điều khoản cụ thể sẽ được nêu ra rõ ràng ở mục (2.3) bên dưới.
Thứ 6, nếu như khách hàng và người liên quan đến họ có nhu cầu về vốn vượt qua giới hạn tín dụng (theo các mức đã nêu rõ tại khoản 1 và 2 ở trên) thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ được cấp tín dụng hợp vốn. Về việc cấp tín dụng hợp vốn đã được quy định rõ ràng trong các quy định hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Thứ 7, đối với những trường hợp đặc biệt, khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh có nhu cầu thực thi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và không thể hợp vốn để đáp ứng nhu cầu của khách, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể đó để đưa ra quyết định về việc có được vượt quá giới hạn tín dụng theo quy định tại khoản 1 và 2 hay không.
Thứ 8, tổng toàn bộ những khoản tín dụng được nêu ra ở khoản số 7 không được vượt mức 4 lần số vốn của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng
3.4. Điều kiện, giới hạn tín dụng phục vụ cho đầu tư cổ phiếu
Thứ nhất, các hệ thống ngân hàng thương mại và những chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chỉ được quyền cấp tín dụng thông qua các hình thức như chiết khấu, cho vay để nhằm mục đích đầu tư vào cổ phiếu nếu như các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau dây:
- Đảm bảo giới hạn tín dụng và các tỷ lệ an toàn khác
- Tỷ lệ nợ xấu ở con số thấp, không vượt quá hoặc bằng 3%
- Tuân thủ tất cả mọi quy định đối với việc quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay tín dụng. Đồng thời trích lập sẵn sàng và đầy đủ khoản tiền dự trù rủi ro đúng theo pháp luật quy định
- Không xác định khách hàng là người liên quan đối với những đối tượng đã được đưa ra quy định rõ ràng trong Luật tổ chức tín dụng, Điều 126
- Khách hàng và những người liên quan sẽ không nằm trong nhóm các đối tượng bị giới hạn tín dụng
Thứ hai, để đầu tư vào cổ phiếu, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam phải có tổng mức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 5% nguồn vốn điều lệ.
Thứ ba, các ngân hàng thương mại khi đầu tư cổ phiếu không được phép cấp hoặc ủy thác cấp tín dụng cho những công ty con hoặc doanh nghiệp liên kết để các đơn vị này có thể đầu tư cổ phiếu hoặc là cho vay để đầu tư cổ phiếu.
Thứ tư, những khoản tín dụng của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng cấp cho khách để phục vụ đầu tư cổ phiếu sẽ không được đảm bảo bằng cổ phiếu đầu tư đó.
Trên đây là nội dung giải đáp các thắc mắc về giới hạn tín dụng và những vấn đề xoay quanh giới hạn tín dụng. Hy vọng thông qua nội dung này, các bạn sẽ được cung cấp chuyên môn đầy đủ về giới hạn tín dụng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các quá trình đầu tư, kinh doanh của bạn không gặp phải những rắc rối về pháp lý do sự hiểu biết không đầy đủ về giới hạn tín dụng và các vấn đề liên quan.
Tham gia bình luận ngay!