Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây! Cùng topcvai.com theo dõi nhé.
Có rất nhiều startup hiện đang dần bước chân vào con đường khởi nghiệp, thay vì làm thuê cho người khác, họ muốn được tự do làm chủ bằng cách tích lũy vốn và từ đó tự mở kinh doanh riêng.
Chúng ta không thể bàn cãi được những sự khó khăn, vất vả của việc tự kinh doanh riêng, nhưng một khi đã thành công thì mức lương sẽ cao hơn rất rất nhiều so với việc làm công ăn lương ở ngoài.Chính vì vậy, nhiều người sau khi đi làm một vài năm, họ thấy được cơ chế vận hành của doanh nghiệp và đã quyết định kinh doanh riêng lẻ.
Đối với những ai đang bước chân vào con đường khởi nghiệp thì việc đăng ký doanh nghiệp chính là bước khởi đầu để bắt đầu kinh doanh, hãy cùng xem hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì, trình tự và thủ tục như thế nào để có thể thực hiện đăng ký một cách dễ dàng hơn bạn nhé!
1. Những đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì các cá nhân, tổ chức được quyền tổ chức, quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, sử dụng tài sản của Nhà nước để thành lập Doanh nghiệp, thu lợi nhuận riêng về cho công ty, cơ quan của mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức Luật viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, công nhân, công an trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an Nhân dân Việt Nam, trừ những người được ủy quyền để có thể quản lý phần vốn góp của Nhà nước;
- Những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nghiệp vụ nhà nước theo quy định, trừ những người được cử đi làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp cho Nhà nước tại các Doanh nghiệp khác;
- Những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực, hành vi dân sự, người có khó khăn trong việc làm chủ được hành vi của mình, các tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm được hành nghề hoặc làm theo chức vụ nhất định và một số trường hợp khác theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật phá sản;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Giá trị doanh nghiệp là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xác định giá tri
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chính là tập hợp tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết để thiết lập những thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định và nộp tại cơ quan đăng ký. Hồ sơ là một điều kiện mang tính pháp định bắt buộc phải có để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau.
- Đối với Doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;
+ Bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, cá nhân khác đối với Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Pháp luật.
- Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách cổ đông sáng lập;
+ Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao của một số giấy tờ sau đây:
* Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư;
* Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
* Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
Xem thêm: Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và những điều không thể bỏ qua
3. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo Quy định cụ thể tại Điều 27, Luật Doanh Nghiệp 2014, việc đăng ký Doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm ba bước chính sau đây:
Bước thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp:
Người muốn thành lập doanh nghiệp cần phải nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của luật này tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ.
Bước thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp:
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, trao đổi với người thành lập Giấy Biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ.
Thời điểm các cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thì cũng chính là lúc để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký Doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ chính là cơ sở pháp lý đề người muốn được thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện được quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng nhận đúng thời hạn và cũng không thông báo gì đến việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước cuối cùng, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối Giấy xác nhận đăng ký Doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm trong việc xem xét hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp trong thời hạn là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Nếu từ chối cấp giấy đăng ký doanh nghiệp thì cần phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký Doanh nghiệp. Thông báo cần nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp; không được phép yêu cầu người đăng ký Doanh nghiệp cung cấp theo bất kỳ giấy tờ gì không được quy định tại Luật này.
Như vậy, hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách vô cùng chi tiết những thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, từ những đối tượng không được phép lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì cho đến trình tự, thủ tục đăng ký Doanh nghiệp như thế. Hy vọng bài viết hữu ích cho tất cả mọi người đang và sẽ đi trên con đường tự kinh doanh riêng.
Tham gia bình luận ngay!