1. Một vài nét cơ bản về hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý dự án là toàn bộ những giấy tờ mà trong một dự án đầu tư bắt buộc phải có, sự bắt buộc của hồ sơ pháp lý là tuân theo quy định của pháp luật. Một số giấy tờ cần phải có có thể kể đến trong bộ hồ sơ này như: Giấy cấp phép xây dựng, các quyết định phê duyệt 1/500, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số giấy tờ chi tiết khác sẽ được liệt kê ở phần tiếp theo của bài viết. Các thủ tục pháp lý này là yêu cầu bắt buộc và nó sẽ gắn liền với dự án trong xuyên suốt quá trình dự án được triển khai thực hiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Là một chủ đầu tư bạn phải nắm được những thông tin về bộ hồ sơ này để có thể đảm bảo việc mình làm là thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhằm có thể đảm bảo được dự án được phép triển khai theo đúng với kế hoạch được đề ra từ đầu, dự án không bị gián đoạn hay kéo dài thời gian triển khai, thực hiện.
Ngày nay, trong ngành bất động sản, xu hướng bất động sản sạch đang nhận được sự ưa chuộng từ nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khá nhiều đối tượng lợi dụng các kẽ hở của pháp lý để có thể lách luật của chủ đầu tư nhằm mục đích huy động nguồn vốn trái phép từ chính khách hàng của họ. Đặc biệt là thời điểm nhiều năm trước, khi các quy định pháp lý ở thị trường bất động sản vẫn ở trong quá trình hoàn thiện nên tồn tại nhiều thiếu sót để cho các đối tượng này lợi dụng.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số trường hợp các dự án đầu tư hiện nay không đảm bảo được tính pháp lý này, vẫn còn tồn tại nhiều điểm mơ hồ, chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Thực tế chứng minh, hiện tại vẫn còn khá nhiều dự án lừa đảo, dự án ma. Vì vậy, tính pháp lý của dự án được ví như kim chỉ nam cho bất kỳ nhà đầu tư nào muốn tham gia vào lĩnh vực bất động sản.
Nói một cách đơn giản, tính pháp lý của một dự án bất động sản chính là việc dự án đó đã được thực hiện đầy đủ các bước, các thủ tục pháp lý theo quy định mà Nhà nước đã đề ra về thủ tục pháp lý. Các dự án bất động sản không có sự đảm bảo về tính pháp lý khi tiến hành giao dịch mua bán sẽ tiền ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là các rủi ro đối với người mua.
Nếu dự án bất động sản có đầy đủ tính pháp lý hoặc sự đảm bảo về tính pháp lý khi tham gia giao dịch mua bán thì các bên tham gia mua bán sẽ cảm giác được an tâm hơn rất nhiều, vì dự án đầy đủ pháp lý chính là việc quyền lợi chính đáng của bạn đối với các quyền của bạn với dự án bất động sản được pháp luật bảo hộ.
Ngày này, các dự án bất động sản có đầy đủ các hồ sơ pháp lý luôn được các nhà đầu tư săn đón. Đặc biệt là khi các dự án này có tính thanh khoản cao thì các nhà đầu tư luôn luôn chấp nhận chi trả một số tiền lớn để có thể lựa chọn được một dự án an toàn.
Xem thêm: Chia sẻ các bước làm hồ sơ đấu thầu và quy trình chuẩn chỉnh nhất
2. Bộ hồ sơ pháp lý bao gồm những loại giấy tờ nào?
Bộ hồ sơ pháp lý của một dự án thông thường sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy cấp phép kinh doanh của chủ đầu tư: Giấy phép này cần được xem xét về tính hợp pháp của nó. Nếu các chức năng đầu tư và xây dựng các dự án bất động sản nằm trong lĩnh vực kinh doanh của chủ đầu tư.
- Sổ hồng của quỹ đất: Chủ đầu tư của dự án bất động sản sẽ đứng tên trong sổ này. Nếu trong sổ này không có tên thì đơn vị bán sẽ chỉ có thể đứng tên là đơn vị phát triển.
- Quy hoạch chi tiết 1/500: Các thiết kế cho dự án sẽ được quy định một cách chi tiết và cụ thể trong loại giấy tờ này như là tổng diện tích, bố trí các tiện ích, mật độ xây dựng, sàn từng căn hộ hay là số tầng.
- Giấy cấp phép xây dựng: Giấy phép này phải thể hiện được một các tóm tắt các phần chi tiết trong xây dựng, do chính sở xây dựng cấp và nó được cấp phép dựa trên các căn cứ pháp luật.
- Biên bản nghiệm thu phần móng của dự án bất động sản: Biên bản này sẽ được cấp khi phần xây dựng móng đã hoàn thành, các dự án khi có biên bản nghiệm thu phần móng mới được phép ký các loại hợp đồng mua bán.
- Bảo lãnh ngân hàng: Giấy tờ này có mục đích nhằm đảm bảo các nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư với các dự án sẽ được hình thành trong tương lai. Để trong các trường hợp như chủ đầu tư không tiến hành việc xây dựng các dự án hoặc họ gặp một số rủi ro nào đó thì phần rủi ro này sẽ được các ngân hàng đứng ra thay mặt chủ đầu tư chịu trách nghiệm trong việc hoàn trả lại tiền cho khách hàng.
- Bên cạnh những loại giấy tờ kể trên còn có một số loại giấy tờ khác như: Phòng cháy chữa cháy hay giấy bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Khám phá ngay quy định về thỏa thuận liên doanh trong đấu thầu
3. Cách kiểm tra hồ sơ pháp lý của một dự án
Tại thị trường bất động sản Việt Nam, không phải bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng sẽ đem hết toàn bộ các giấy tờ pháp lý trong bộ hồ sơ pháp lý cho khách hàng của họ xem. Hơn nữa các giấy tờ, văn bản pháp lý này cũng rất khó hiểu và rắc rối. Do vậy, để có thể hiểu hết các giấy tờ này đối với người mua mà nói cũng là một công việc khá khó khăn. Khi tới xem dự án một cách thực tế, người mua cũng khó có cách nào xác nhận được các giấy tờ mà chủ đầu tư đưa họ xem có phải là thật, được các cơ quan chính quyền cấp và có còn hiệu lực cho tới thời điểm khách hàng tới xem dự án hay không. Topcvai chia sẻ tới bạn một số cách xác minh hồ sơ pháp lý của một dự án bất động sản như sau:
- Hỏi người bán về việc cho bạn xem các loại văn bản pháp lý như đã kể ở trên.
- Đến kiểm tra tiến độ thực tế dự án đã thi công đến đâu.
- Kiểm tra các trang thông tin nhà nước, báo chí công bố về dự án đầu tư.
- Kiểm tra các loại giấy tờ thông hành của dự án bất động sản: Pháp luật có 2 quy định về điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ được quyền lợi của khách hàng khi giao dịch tài sản được hình thành trong tương lai chính là văn bản thông báo rằng dự án đáp ứng đủ điều kiện để bán và chứng thư bảo lãnh từ ngân hàng. Nếu dự án bất động sản bạn định mua không có một trong hai loại giấy tờ này thì bạn hãy xem xét, cân nhắc lại một cách kỹ lưỡng trước khi mua bất động sản đó.
- Cách tiếp theo bạn có thể dùng chính là vay vốn ngân hàng để mua dự án bất động sản: Vay ngân hàng để mua bất động sản kể cả khi bạn có đủ vốn cũng là một cách để bạn xác minh hồ sơ pháp lý của dự án bất động sản. Đây được xem là cách đơn giản và chính xác nhất.
Trên đây chính là một số kiến thức về hồ sơ pháp lý cần thiết nhất mà chúng tôi chọn lọc được và muốn trình bày tới bạn đọc. Hy vọng rằng nó sẽ giúp các nhà đầu tư bất động sản của chúng ta có thể tránh được những cạm bẫy trong ngành bất động sản và có thể kiểm tra tính pháp lý dự án mình muốn đầu tư một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Tham gia bình luận ngay!