1. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy nói chung
Hiện nay, an toàn phòng cháy chữa cháy là một vấn đề rất cấp thiết đã được đặt ra.
Cháy nổ là không thể lường trước được và một khi cháy nổ đã xảy ra thì hậu quả luôn là những thiệt hại rất có thể vượt qua cả dự tính của con người. Vì vậy vấn đề này được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật
Phòng cháy chữa cháy là việc thực hiện các công tác mang tính kỹ thuật. Những công tác này đã được lên kế hoạch một cách kỹ càng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gây cháy nổ. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo khống chế được đám cháy nhanh chóng và hạn chế các thiệt hại về người hay tài sản khi có sự cố xảy ra.
Với những cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy nổ thì người đại diện pháp lý phải có trách nhiệm lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy và lưu giữ, quản lý hồ sơ của chính cơ sở mình.
Xem thêm: Bảo trì tòa nhà là gì? Quy trình bảo trì một tòa nhà?
2. Đối tượng áp dụng hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Để đảm bảo an toàn an toàn trong quá trình kinh doanh cũng như an toàn về tính mạng con người và các tài sản thì những cơ sở có nguy cơ dễ xảy ra cháy nổ cần có hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
Dưới đây Topcvai sẽ đưa ra những đối tượng cần phải lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy:
- Những ngôi nhà ở có chiều cao từ 7 tầng, văn phòng, khách sạn hay nhà cho thuê văn phòng nơi đang có người làm việc.
- Các xe chuyên chở những hàng hóa, vật liệu và hóa chất dễ gây cháy nổ, phương tiện giao thông cơ giới như ô tô từ 4 chỗ trở lên.
- Nơi khai thác, sản xuất, chế biến các loại chất đốt dạng khí được hóa lỏng, xăng dầu. Nơi sản xuất những loại vật liệu dễ gây cháy nổ, hóa chất. Cho dù hoạt động quy mô lớn hay nhỏ thì những cơ sở này vẫn bắt buộc phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy mới có thể hoạt động.
- Các kho chứa, bảo quản những vật liệu nổ trong công nghiệp, xưởng sản xuất hoặc gia công các loại vật liệu nổ công nghiệp.
- Những nơi buôn bán xăng dầu hay kinh doanh khí đốt dạng lỏng như cây xăng.
- Những nơi được dùng làm kho để chứa, dự trữ xăng dầu có dung tích từ 500m3 trở lên, kho chứa được sử dụng để dự trữ khí đốt với trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
- Những nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất từ 20.000kW, các trạm biến áp với công suất từ 220kV trở lên.
- Các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị hay bách hóa với toàn bộ diện tích là từ 1200m2 hoặc có số lượng tiểu thương kinh doanh từ 300 trở lên.
3. Những thành phần phải có trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở mà hồ sơ phòng cháy chữa cháy sẽ có những nội dung, thành phần khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì các cơ sở muốn lập hồ sơ cần có những giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở.
- Bản sao của giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, văn bản nghiệm thu về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với những cơ sở được xây dựng mới hoặc cải tạo. Với các phương tiện giao thông cơ giới sẽ có thêm các yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện đóng mới hay hoán cải.
Ngoài ra đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác có thể sử dụng bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Bản thống kê đối với các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người đã được trang bị tại chính cơ sở cần được duyệt hồ sơ.
- Quyết định thành lập của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, kèm theo đó là danh sách những người đã trải qua các khóa hay các đợt huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
- Các phương án chữa cháy tại chỗ đã được chuẩn bị.
Đối phương án chữa cháy cần đáp ứng đủ các các tiêu chí sau:
Thứ nhất, phải nêu được các đặc điểm, tính chất nguy hiểm về cháy nổ, tính độc hại và các điều kiện có liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Thứ hai cần đề ra các tình huống cháy phức tạp nhất có thể xảy ra. Ngoài ra cũng cần nêu thêm một số tình huống cháy đặc trưng khác tùy theo đặc điểm, loại hình sản phẩm hay dịch vụ mà cơ sở kinh doanh. Mỗi cơ sở kinh doanh với đặc điểm sản phẩm khác nhau đó sẽ khiến khả năng phát triển của các đám cháy theo các mức độ khác nhau.
Thứ ba, sau khi có dự đoán đầy đủ về các tình huống cháy có khả năng xảy ra, thậm chí là trong tình huống phức tạp nhất cần đề ra các phương án cụ thể để xử lý đám cháy.
Thêm vào đó cần lên chi tiết kế hoạch huy động phương tiện, tổ chức chỉ huy, sử dụng lực lượng phòng cháy, cũng như kết hợp với các biện pháp kỹ thuật, các chiến thuật chữa cháy.
Tùy vào từng giai đoạn của tình huống cháy mà cần kết hợp các biện pháp và áp dụng những chiến thuật sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn của tình huống để giải quyết nhanh nhất sự cố, hạn chế tối đa các thiệt hại về con người và tài sản.
Ngoài ra, có những trường hợp còn yêu cầu một số giấy tờ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy:
- Đối với những địa điểm xây dựng công trình cần có thêm các giấy tờ như:
+ Tài liệu chi tiết, các bản vẽ về địa hình, khí hậu của khu đất và các công trình giáp ranh nếu có.
+ Các văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng của chủ đầu tư. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm của công trình cũng như quy mô xây dựng của công trình.
- Đối với các thiết kế của công trình cần có các bản vẽ chi tiết về nội dung phòng cháy chữa cháy, văn bản xin thẩm duyệt của chủ đầu tư, bản sao công chứng của chứng chỉ quy hoạch và giấy phép đầu tư.
Xem thêm: Hiểu thế nào là hồ sơ pháp lý? Cách kiểm tra hồ sơ pháp lý
4. Quy trình lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy
Quy trình lập một bộ hồ sơ phòng cháy chữa cháy sẽ được thực hiện theo như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đúng theo quy định
Đầu tiên các cá nhân, tổ chức sẽ chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có một bộ hồ sơ đầy đủ tiếp theo tổ chức sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn tại cấp tỉnh. Ngoài ra nếu cơ sở ủy quyền cho một cá nhân hay đơn vị khác thì cơ sở cũng cần nộp kèm theo giấy ủy quyền cho cá nhân, đơn vị thực hiện.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ sẽ xác nhận hồ sơ có hợp lệ hay không, nếu hồ sơ hợp lệ nhân viên sẽ viết phiếu biên nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ nhân viên sẽ trả lại và hướng dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian để tiếp nhận hồ sơ sẽ bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bước 3: Phối hợp kiểm tra thực tế và nhận kết quả
Tiếp theo đơn vị sẽ phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy để kiểm tra các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị dùng cho bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Cuối cùng cá nhân, tổ chức căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ và đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Vậy bây giờ bạn đã biết hồ sơ phòng cháy chữa cháy áp dụng cho đối tượng nào và những thành phần cần có khi thiết lập bộ hồ sơ rồi chứ? Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn để quá trình lập hồ sơ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tham gia bình luận ngay!