Học vị là gì? Tất cả thông tin liên quan đến học vị bạn cần biết

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2024-07-02 14:12:39

Nếu được hỏi về học vị là gì sẽ có rất nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn với học hàm hiện nay. Để có thể bổ xung thông tin về học vị cho mình thì bài chia sẻ này chính là những thông tin cần thiết cho bạn.

1. Nên hiểu chính xác học vị là gì?

Nên hiểu chính xác học vị là gì hiện nay?
Nên hiểu chính xác học vị là gì hiện nay?

Học vị là gì bạn có biết không? Bạn đang ở bậc học vị nào của Việt Nam hiện nay? Học vị là thuật ngữ dùng để chỉ văn bằng tài nước ta hiện nay, văn bằng này được cơ sở giáo dục trong nước và cả quốc tế cấp phép cho cá nhân được hoạt động theo tiêu chuẩn nhà nước cấp cho người đã tốt nghiệp học vị tương ứng và tương ứng theo từng cấp học tại nước ta hiện nay.

Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là rất coi trọng bằng cấp, bởi thông qua bằng cấp tức học vị của một cá nhân để có thể đánh giá về năng lực làm việc, kiến thức chuyên môn mà người đó được đào tạo hiện nay. Bởi trước thời phòng kiến đến này thì “hiền tài là nguyên khí quốc gia” là những người tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp, động lực để xã hội phát triển.

Trước đây, khi còn thời phòng kiến việc thi cử và học tập của các cá nhân thường chỉ danh cho nam giới và khi đi thi để đỗ các bậc học vị họ phải trải qua 4 kỳ thi hương, 1 kỳ thi hội và cuối cùng là trải qua kỳ thi đình để xét học vị cho cá nhân đó. Khi xa hội phát triển, tiến lên xã hội chủ nghĩa như ngày này thì việc học không chỉ của nam giới mà ngày nay nam nữ được bình đẳng như nhau. Ở mỗi quốc gia se đưa ra các bậc học vị với các danh xưng tương ứng khác nhau, tùy thuộc và sự phát triển của xã hội đó.

Tuy nhiên, học vị càng cao càng thể hiện được chuyên môn, kiến thức của người đó. Học vị nào sẽ có những chương trình đào tạo của học vị đó và được đào tạo theo cấp tăng dần cấp bậc và trình độ chuyên môn đào tạo. Sau khi tham gia vào chương trình đào tạo và kết thúc chương trình học bạn sẽ được cấp học vị tương ứng với quá trình học tập của mình. Ngoài ra không phải bạn không phải muốn học học vị nào cũng được mà cần trải qua bài kiểm tra xét đầu vào để theo học và trong quá trình học cũng có những bài thi và tốt nghiệp để nhận được học vị tương ứng.

Nên hiểu chính xác học vị là gì hiện nay?
Nên hiểu chính xác học vị là gì hiện nay?

Nếu bạn đang có những thắc mắc về danh xưng của các bậc học vị tại nước ta hiện nay như thế nào thì phần tiếp theo của bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thật đầy đủ nhất.

2. Tại Việt Nam học vị có những danh xưng nào?

Hiện nay tại nước ta đang tồn tại 4 học vị cơ bản bao gồm học vị tú tài, cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Để tìm hiểu rõ hơn về các bậc học vị này như thế nào ta cùng đi tìm hiểu cụ thể với từng bậc học vị sau đây:

2.1. Học vị tú tài

Với học vị tú tài tương ứng với những người đã tốt nghiệp THPT tức à học hết lớp 12 và trải qua được kỳ thi tốt nghiệp và hiện nay và trải qua được kỳ thi THPT quốc gia là bạn được gọi là tú tài. Với tấm bằng được trao là bằng tốt nghiệp THPT, sau khi tốt nghiệp bạn có thể xin vào làm việc tại rất nhiều nhà máy hoặc làm việc lao động phổ thông cho bạn thân. Ngoài ra một trong những lựa chọn hiện nay của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cấp 3 là thi hoặc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp nghề tại các tỉnh thành trong cả nước, lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để theo học lên trên.

2.2. Học vị cử nhân

Học vị là gì - Học vị cử nhân?
Học vị cử nhân

Với học vị cử nhân này tương được với các bạn đã học và tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học hiện nay. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn sẽ nhận được tấm bằng cử nhân, với thời gian đào tạo từ 4 – 5 năm tùy thuộc vào từng chuyên ngành bạn lựa chọn, với các ngành kỹ thuật, sau khi tốt nghiệp đại học ra trường bạn sẽ nhận được tấp bằng kỹ sư chứ không phải bằng cử nhân, 2 tấm bằng này có giá trị về cấp bằng là bằng nhiêu.

Hiện nay có rất nhiều các lực chọn về ngành nghề để theo học cho các bạn tại các trường đại học hàng đàu sau khi tốt nghiệp THPT hiện nay, gợi ý cho bạn là có thể lựa chọn một số ngành sau cho mình như công nghệ thông tin, xây dựng, marketing, y, dược, quản trị kinh doanh, du lịch – khách sạn – nhà hàng,… đây là những chuyên ngành được đánh giá là sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong tương lai.

Xem thêm: Cử nhân tiếng anh là gì?

2.3. Học vị thạc sĩ

Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân nếu bạn có nhu cầu muốn học cao hơn với chuyên ngành trước đó bạn đào tạo thì có thể đăng ký để tham gia bài kiếm trả đầu vào để có thể theo học đào tạo chuyên sâu hơn với ngành. Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân của một trường đại học bất kỳ bạn có thể lựa chọn các trường đại học khác nhau có đào tạo chuyên ngành của bạn lên thạc sĩ, chỉ cần bạn trải qua bài kiểm tra của trường là có thể theo học thạc sĩ được rồi.

Học vị là gì - Học vị thạc sĩ
Học vị thạc sĩ

Sau khi tốt nghiệp đại học bạn học lên cao học để học chuyên sâu hơn về chuyên ngành của mình thì thời gian bạn được đào tạo sẽ rời vào khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm, tuy nhiên với những chuyên ngành đào tạo 5 năm đại học thì bạn sẽ chỉ mất 1 năm để học cao học và tốt nghiệp với học vị thạc sĩ.

Tìm hiểu thêm: Master là gì và sự khác biệt giữa các loại bằng thạc sĩ

2.4. Học vị tiến sĩ

Học vị tiến sĩ là học vị cao nhất mà một người có thể thông qua quá trình học tập, nghiên cứu của mình với một chuyên ngành cụ thể nào đó có được cho bản thân mình. Với học vị này thì những người sở hữu nó là những người nắm rất rõ về các lý luận cơ bản của chuyên ngành, cùng với các nghiên cứu mới nhất của mình do chuyên môn học được mang lại.

Tiến sĩ học học vị mà nhiều người mơ ước đạt được, nó được đánh đổi bởi thành gian học tập và nghiên cứu cả mỗi cá nhân đối với một chuyên ngành cụ thể nào đó. Một người có thể là tiến sĩ của nhiều chuyên ngành khác nhau và cơ hội việc làm cũng như mức lương sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều với những người có học vị càng cao.

Hiện nay trong xã hội tồn tại một vấn đề đó chính là rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa học vị và học hàm với nhau, vậy để biết chúng khác biệt như thế nào trong phần tiếp theo của bài viết này sẽ đề cập đến bạn đầy đủ những thông tin và điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ này.

3. Học vị và học hàm giống và khác nhau như thế nào?

Học vị là gì và học hàm giống và khác nhau như thế nào?
Học vị và học hàm giống và khác nhau như thế nào?

3.1. Khác nhau về khái niệm

Đối với học vị là một văn bằng do bạn theo học tại một cơ sở giáo dục bất kỳ, hợp pháp trao sau khi hoàn thành chương trình học của chuyên ngành đó. Văn bằng này có thể là được các cơ sở trong hoặc ngoài nước cấp cho bậc học nhất định sau khi tốt nghiệp.

Còn với học hàm là thuật ngữ dùng để chỉ đền các chức danh của hệ thống đào tạo và giáo dục được hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam hoặc được cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cá nhân làm công tác giảng dạy hoặc vấn đề về nghiên cứu hiện nay tại trong hoặc ngoài nước.

3.2. Khác nhau trong danh xưng

Học vị là gì và nó khác với học hàm như thế nào?
Học vị là gì và nó khác với học hàm như thế nào?

Với học bị danh xưng theo cấp bậc tăng dần từ tú tài, cử nhân, thạc sĩ, rồi đến tiến sĩ. Trong khi đó với học hàm sẽ bao gồm các danh xưng là phó giáo sư, rồi đến giáo sư.

Đọc thêm: MSC là gì?

3.3. Khác nhau về lương

Bậc lương đối với học vị cụ thể như sau:

+ Đối với trình độ trung cấp được xếp hệ số lương bậc 1 tương ứng với hệ số 1.86 và mã ngạch tương ứng là 01.004.

+ Đối với trình độ cao đẳng được xếp hệ số lương bậc 2, tương đương với hệ số 2.06 và mã ngành là 01.004.

+ Đối với trình độ đại học thì được xếp lương bậc 1 tương đương với hệ số lương là 2.34 của mã ngạch 01.003.

+ Đối với trình độ thạc sĩ sẽ được xếp với bậc 2 tương ứng với hệ số lương là 2.67 tương đương với mã ngạch 01.003.

+ Đối với trình độ tiến sĩ sẽ được xếp vào bậc lương thứ 3 tương ứng với hệ số lương 3.00 thuộc mã ngạch 01.003.

Bậc lương đối với học hàm cụ thể như sau:

+ Đối với học hàm phó giáo sư thuộc nhóm A2.1 sẽ được xếp lần lượt là 4.4 – 4.74 – 5.08 – 5.42 – 5.76 – 6.10 – 6.44 – 6.78 – VK 5% và thuộc mã ngạch 15.110.

+ Đối với học hàm giáo sư thuộc nhóm A3.1 được xếp bậc lương lần lượt như sau: 6.2 – 6.56 – 6.92 – 7.28 – 7.64 – 8.00 – VK 5% và mã ngạch là 15.109.

Học vị là gì - Khác nhau về lương vơi học hàm như thế nào?
Học vị là gì - Khác nhau về lương vơi học hàm như thế nào?

3.4. Giống nhau trong phụ cấp được hưởng khi làm việc tại các cơ quan nhà nước

Sau đâu là những phụ cấp mà cả học hàm và học vị đều được hưởng khi làm việc tại các cơ quan nhà nước, cụ thể và chi tiết như sau:

+ Thứ nhất, học hàm và học vị có phụ cấp thâm niên vượt khung như sau 5% mức lương cuối cùng của ngạch lương hoặc chức danh đang năm giữ, khi làm việc tại các cơ quan nhà nước từ sau năm thứ tư trở đi thì sẽ được hưởng thêm 1% mỗi năm.

+ Thứ hai, phục cấp cho việc kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo của học vị hoặc hàm hàm là 10% mức lương hiện tại đang hưởng, công với các phục cấp cho chức vụ lãnh đạo và phục cấp của thâm niên vượt khung.

+ Thứ ba, học vị và học hàm sẽ được hưởng phụ cấp khi làm việc tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh với các mức cụ thể như sau 0.1; 0.2; 0.3; 0.4; 0.5; 0.7; 1.0 so với mức lương tối thiểu chung hiện hành.

+ Thứ tư, học hàm và học vị sẽ có những khoản phụ cấp khi làm việc tại các khu vực đặc biệt khó khăn như vùng biên giới hoặc hải đào với mức là 30%, 50%, 100% mức lương hiện tại và cộng với các khoản phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp cho thâm niên vượt khung của cá nhân.

+ Thứ năm, cho học hàm, học vị với phụ cấp thu hút để làm việc tại những nơi có điều kiện khó khăn như đảo xa bờ, các vùng kinh tế mới của đất nước với 4 mức là 20%, 30%, 50%, 70% của mức lương hiện tại mà cá nhân đang được hưởng, đi kèm với các phục cấp về chức vụ lãnh đạo nếu người đó nằm giữa và phụ cấp thâm niên vượt khung cho cá nhân gắn bó lâu dài.

+ Thứ sáu, được hưởng các phụ cấp về lưu động công việc đối với việc làm thường xuyên phải thay đổi nơi làm việc, nơi ở theo việc làm với 3 mức là 0.2; 0.4 và 0.6 của mức lương tối thiểu chung của vùng.

+ Thứ bảy, đối với những cá nhân làm việc trong môi trường nguy hiểm sẽ được hưởng phụ cấp độc hại, hoặc là nguy hiểm nhưng chưa được xác định trong mức lượng với 4 mức phụ cấp là 0.1; 0.2; 0.3; 0.4 của mức lương tối thiểu chung hiện nay.

Học vị là gì - Giống nhau trong phụ cấp được hưởng khi làm việc tại các cơ quan nhà nước
Giống nhau trong phụ cấp được hưởng khi làm việc tại các cơ quan nhà nước

+ Thứ tám, đối với những cá nhân làm việc trong điều kiện làm động cao hơn bình thường với các ngành nghề hoặc công việc được chính sách nhà nước ưu đãi nhưng lại chưa được xác định trong mức lương cụ thể, sẽ được hưởng phụ cấp theo 10 mức như sau: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% của mức lương hiện tại mà cá nhân được hưởng đi kèm với các phụ cấp chức vụ và phụ cấp cho thâm niên vượt khung của cá nhân khi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan.

+ Thứ chín, học vị, học hàm bất kỳ thì mỗi cá nhân khi làm việc đều sẽ có phụ cấp trách nhiệm công việc của mình, cụ thể như sau: Những người phụ trách các công việc bảo vệ cơ mật và mật mã của các tổ chức cơ yếu; phụ cấp này sẽ được hưởng với 3 mức là 0.1; 0.2 ; 0.3 của mức lương tối thiểu chung. Còn đối với các đối tượng làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao trong công việc hoặc là các cá nhân thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm cho công việc và chức  ị của mình với các mức như sau 0.1; 0.2; 0.3; 0.5 của mức lương tối thiểu chung.

3.5. Khác nhau về chế độ để được nâng bậc lương

Đối với học vị thì chế độ nâng lương khi làm việc tại các cơ quan nhà nước là sau 3 năm, tức là đủ 36 tháng sẽ được xét nâng lương lên 1 bậc, nếu bạn đã ở bậc lương cao nhất rồi thì sẽ không được xét nâng bậc lương nữa.

Còn đối với học hàm thì sau 5 năm gắn bó với cơ quan nhà nước tức đủ 60 tháng sẽ được xét duyệt để tăng bậc lương 1 lần và cũng trường hợp người đó đã ở bậc lương cuối cùng của bậc lương thì sẽ không được nâng bậc lương nữa.

Qua chia sẻ về học vị là gì giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về học vị cùng với đó có những kiến thức để phân biệt thuật ngữ học vị với thuật ngữ học hàm hiện nay.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: