Khu chế xuất là gì? Những thông tin liên quan đến khu chế xuất

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-14 09:54:53

Trong ngành công nghiệp đặc biệt là xuất - nhập khẩu, các doanh nghiệp chuyên hoạt động sản xuất các sản phẩm hàng hóa trong cùng một khu gọi là khu chế xuất. Khu chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về các mức thuế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy thực chất khu chế xuất là gì? Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khu chế xuất trong bài viết dưới đây.

1. Khu chế xuất là gì?

Khu chế xuất là một khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho sản xuất, chế biến những sản phẩm dành cho xuất khẩu. Khu chế xuất do Chính phủ thành lập hoặc cho phếp thành lập, có ranh giới địa lý xác định được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật.

Khu chế xuất sẽ được hưởng nhiều ưu đãi liên quan đến các loại thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập cũng như giá thuê mặt bằng để đặt các cơ sở sản xuất và các thủ tục hành chính được giảm tối thiểu. 

Khu chế xuất là gì?
Khu chế xuất là gì?

Vị trí của các khu chế xuất thường sẽ đặt ở nơi không có dân cư sống xung quanh được xác định ranh giới rõ ràng nhưng vẫn đầy đủ những cơ sở hạ tầng có sẵn như điện, nước và thuận tiện giao thông. Ban quản lý khu chế xuất sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành những hoạt động diễn ra trong khu chế xuất.

Đọc thêm: Khu công nghiệp tiếng anh là gì ? Đặc điểm của khu công nghiệp

2. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Trong khu chế xuất có các doanh nghiệp chuyên về sản xuất các sản phẩm tiêu dùng với mục đích để xuất khẩu những mặt hàng đó ra thị trường nước ngoài gọi là doanh nghiệp chế xuất. Tất cả những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong khu chế xuất bởi các doanh nghiệp sẽ được đưa đi xuất khẩu đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ khai báo với các cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất cũng được hưởng những ưu đãi của khu chế xuất như miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các nguyên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng tạo tài sản cố định và xuất các sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp chế xuất sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sản xuất.

Đọc thêm: Học ngành quản lý công nghiệp ra làm gì? 

3. Thành lập khu chế xuất như thế nào?

3.1. Điều kiện để thành lập khu chế xuất

Để thành lập khu chế xuất hay khu công nghiệp thì các chủ đầu tư của dự án phải đáp ứng điều điều kiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị định của Chính phủ khoản 2 điều 5 Nghị định số 165/2013/NĐ-CP. Các quy định để nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư thành lập khu chế xuất đó là:

- Kế hoạch thành lập khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của một khu công nghiệp theo quy định.

- Các cơ quan có chức năng phải xem xét và phê duyệt quyền sử dụng đất đai trước khi quy hoạch khu chế xuất.

- Tỷ lệ lấp đầy của khu chế xuất phải đặt tối thiểu 60% nghĩa là diện tích đất để thành lập khu công nghiệp trên bất kỳ địa bản nào đều phải được cấp giấy chứng nhận đầu tư thuê đất ít nhất là 60% cho các dự án đăng ký đầu tư.

Điều kiện thành lập khu chế xuất
Điều kiện thành lập khu chế xuất

- Công trình xử lý nước thải đã được đưa vào khi xây dựng khu chế xuất và sử dụng tập trung.

Đây là những điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp có thể thành lập khu chế xuất và được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch từ 500 ha trở lên và có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ xây dựng trước khi lập kế hoạch chi tiết cho từng khu riêng biệt hoặc đề án khu kinh doanh gắn liền với đô thị hay nơi tập trung khác.

Trường hợp khu chế xuất xuất được thành lập có quy mô nhỏ hơn khoảng từ 200 ha trở lên định đặt vị trí quy hoạch cạnh các tuyến quốc lộ hoặc gần những địa điểm đặc biệt như khu bảo tồn di tích lịch sử, khu vực quốc phòng, khu bảo tồn sinh thái của quốc gia, khu danh lam thắng cảnh,... thì phải có giấy chứng nhận của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các liên quan trước khi thực hiện lập kế hoạch xây dựng chi tiết để trình lên cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt.

Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc học ngành kỹ thuật công nghiệp ra làm gì ?

3.2. Trình tự thành lập khu chế xuất

Sau khu dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo thủ tục sau:

-  Quy hoạch tổng thể phát triển khu chế xuất phải được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư phê duyệt để thực hiện các thủ tục tiếp theo để tiếp tục đầu tư đối với việc xây dựng khu kinh tế mà không cần trình lên thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm cho phép thành lập khu chế xuất. Điều này chỉ áp dụng với các khu chế xuất có trong quy hoạch tổng thể phát triển được đề xuất.

Trình tự thành lập khu chế xuất
Trình tự thành lập khu chế xuất

- Đối với trường hợp khu chế xuất chưa có trong quy hoạch tổng thể phát triển đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì trách nhiệm thực hiện các thủ tục bổ sung thông tin về khu công nghiệp đó thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh nơi định thành lập vào trong kế hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp. Mọi thủ tục phải được thực hiện đúng như theo quy định của Nghị định nêu trên theo điều 6 và điều 12.

Hồ sơ thành lập hoặc mở rộng khu chế xuất phải được tiến hành đảm bảo đúng theo Nghị Định của Chính phủ theo quy định được nêu trong Điều 10 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Quyết định thành lập khu chế xuất được nêu rõ trong Nghị định 29/2008/NĐ-CP điều 15 khoản 2 mà các nhà đầu tư có ý định quy hoạch dự án thành lập khu chế xuất phải tuân thủ theo quy định.

Đọc thêm: Học ngành thiết kế công nghiệp ra làm gì ? mà 100% tốt nghiệp có việc

4. Ý nghĩa và vai trò của khu chế xuất

Khu chế xuất chính là cơ sở để cải thiện kim ngạch sản xuất mà các nước đang phát triển hướng tới, tạo nên sự cân bằng trong cán cân thanh toán khi bù đắp phần bị thâm hụt. Ý nghĩa lớn nhất của khu chế xuất chính là thu hút sự chú ý và tiềm năng sản xuất của nước ta để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong thị trường lao động Việt Nam đó là tỷ lệ thất nghiệp cao. Người lao động có thêm công ăn việc làm và định hướng ngành nghề rõ ràng trong lĩnh vực xuất khẩu.

Ý nghĩa của khu chế xuất đối với nền kinh tế nước ta
Ý nghĩa của khu chế xuất đối với nền kinh tế nước ta

Khu chế xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:

- Khu chế xuất sẽ là nơi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ: hiện nay tổng số vốn mà các doanh nghiệp nước ngoài từ khắp 40 quốc gia trên thế giới đầu tư vào khu chế xuất Việt Nam đạt khoảng 17,6 tỷ USD dựa trên số vốn của các doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép đầu tư tại thị trường nước ta chiếm tới 37%.  Nhờ vậy mà các dự án xây dựng khu chế xuất được tiến hành nhanh chóng chỉ mất khoảng từ 1- 2 năm hoặc ngắn hơn từ lúc nhận giấy chứng đầu tư đến khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

- Khu chế xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế góp phần tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu: nhờ vào khu chế xuất đã khiến cho thị trường lao động nước ta được chuyên môn quá, tập trung hơn khai thác tốt các ưu điểm để đưa thành lĩnh vực sản xuất mang đi xuất khẩu nước ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước ta.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp xóa đói giảm nghèo: khu chế xuất tạo ra việc làm cho hơn 750 nghìn người lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp tiếp tục tăng dần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Khi làm việc tại khu chế xuất, người lao động được tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện đại và được đào tạo bài bản nâng cao trình độ chuyên môn.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Khu chế xuất giúp cải thiện năng lực công nghệ quốc gia: được nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và cung cấp nhiều công nghệ tiên tiến áp dụng trong quá trình sản xuất hiện đại hơn so với mặt bằng chung nước ta. 

- Nhờ các khu chế xuất mà thúc đẩy nền kinh tế địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa: khu chế xuất thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp công nghiệp tại địa phương thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng. Người dân trong khu vực có thêm công ăn việc làm và tiếp xúc với nền văn hóa tiên tiến.

Bên trên là những thông tin liên quan đến khu chế xuất mà người đọc cần nắm được. Khu chế xuất có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực xuất - nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thể hiện tiềm năng sản xuất. Để tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành xuất nhập khẩu truy cập website topcvai.com

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: