1. Định nghĩa khu công nghiệp
Khu công nghiệp được định nghĩa là một khu vực đã có quy định về ranh giới, chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp. Đồng thời, nó cũng thực hiện các dịch vụ công nghiệp cần thiết. Khu công nghiệp phải được thành lập theo các thủ tục được quy định trong nghị định có liên quan.
Đây là nơi đặt tập hợp các nhà máy lớn phục vụ nhu cầu sản xuất với quy mô khủng. Ở 63 tỉnh thành ở Việt Nam hiện đều có các khu công nghiệp được tạo ra.
Trong một khu công nghiệp, hoạt động chính là sản xuất hàng hóa công nghiệp nên không hề có cư dân sinh sống bên trong khu này. Mỗi khu công nghiệp lại thành lập ra một ban quản lý riêng (họ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng,...). Khách với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác thì khu công nghiệp được ưu tiên hơn khi được giảm các loại thuế đất, thuế doanh nghiệp,...
Đọc thêm: Khu công nghiệp tiếng Anh là gì ? Những đặc điểm của khu công nghiệp
2. Sự khác nhau giữa khu công nghiệp và khu chế xuất
Giống nhau:
- Có ranh giới tách biệt rõ ràng với khu dân cư và các khu công nghiệp với nhau.
- Không có cư dân sinh sống trong địa bàn.
- Thành lập với mục đích thu hút đầu tư, xúc tiến phát triển kinh tế.
- Được ưu tiên miễn- giảm các loại thuế.
- Có một ban quản lý riêng trong mỗi khu.
Khác nhau:
- Khu chế xuất được thành lập ra nhằm mục đích chủ yếu là thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế. Còn khu công nghiệp thành lập với mục đích thu hút đầu tư cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
- Khu công nghiệp thì được quy định ranh giới không quá rõ ràng, thường người ta chỉ đánh dấu khu công nghiệp bằng hệ thống rào chắn. Còn với khu chế xuất còn phải đảm bảo theo các quy định về khu phi thuế quan.
- Khu công nghiệp thành lập ra để chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp. Còn khu chế xuất để chuyên sản xuất các hàng hóa xuất khẩu, hoạt động và dịch vụ xuất khẩu.
- Doanh nghiệp chế xuất được hưởng một đặc quyền từ nhà nước là không phải chịu thuế hải quan khi xuất khẩu.
- Các mặt hàng khu chế xuất sản xuất bao gồm: lương thực (gạo), dệt may, giày da,... Còn khu công nghiệp thì đa di năng hơn, sản xuất đa dạng các loại hàng hóa.
Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc học ngành kỹ thuật công nghiệp ra làm gì ?
3. Ý nghĩa của việc thành lập khu công nghiệp
Việc hình thành khu công nghiệp là diễn biến tất yếu của một nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy nhà nước ta đã thành lập khu công nghiệp với vai trò, ý nghĩa như thế nào? Chúng ta có thể điểm tới một số ý như sau:
- Thu hút đầu tư
Các khu công nghiệp được tập trung với những sự ưu tiên nhất định trong các chính sách về giấy tờ hành chính, thuế,... nên rất thuận lợi cho các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động. Vì vậy, các khu công nghiệp rất được đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng, không những là bên trong doanh nghiệp mà còn là các tuyến đường đến doanh nghiệp để thuận lợi trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp tới các nơi tiêu thụ.
Nhà nước ta cũng rất chú trọng trong việc thu hút đầu tư từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và cả nước ngoài để nhanh chóng phát triển nền kinh tế nước nhà.
- Cung ứng chéo các nhà máy trong khu công nghiệp
Các doanh nghiệp trong cùng một khu chế xuất sẽ dễ dàng cung ứng các nguyên vật liệu chéo với nhau. Có thể ví dụ như các doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì sẽ cung ứng cho các doanh nghiệp lương thực, hàng tiêu dùng về bao bì theo yêu cầu. Cung ứng chéo sẽ giúp các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm được các chi phí liên quan đến vận chuyển, bốc vác hàng hóa.
- Tạo công ăn việc làm
Người dân Việt Nam trước kia quanh năm lam lũ gắn với đồng ruộng. Nhưng cho tới khi có sự xuất hiện của các khu công nghiệp, họ dần chuyển sang hoạt động trong các khu công nghiệp. Một khu công nghiệp tạo ra việc làm cho hàng nghìn người dân với mức lương ổn định. Từ đó, giúp Việt Nam giảm được tỷ lệ người thất nghiệp, tăng tỷ lệ thu nhập cá nhân.
- Chuyển giao công nghệ
Việc khuyến khích nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ góp phần giao lưu công nghệ với nước ngoài. Các doanh nghiệp có nguồn đầu tư từ quốc tế sẽ được nâng cấp các máy móc hiện đại hơn, sản xuất với năng suất, hiệu quả cao.
Hơn nữa, nước ta còn là đang phát triển, nền công nghiệp đang trong quá trình vận mình mạnh mẽ đòi hỏi có công nghệ hiện đại để thực hiện những bước nhảy vọt tới công nghệ 4.0.
- Hàng hóa cạnh tranh
Khi còn sản xuất hàng hóa thủ công, nhỏ lẻ thì năng suất không cao, tốn kém nhiều cho việc sử dụng máy móc, nhân công và nguyên liệu thừa; hàng hóa của chúng ta thường có giá khá cao trên thị trường. Do đó, không được ưa chuộng nhiều so với các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Khi xuất sang nước ngoài cũng có giá thành khá cao so với chất lượng của các nước khác gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Việc thành lập các khu công nghiệp có quy mô lớn, quy trình sản xuất chuyên nghiệp hiện đại giúp tối giản các chi phí đầu vào, sản xuất được ra các sản phẩm có mức giá cạnh tranh cao, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn.
- Vấn đề môi trường
Việc các doanh nghiệp, nhà máy hoạt động riêng rẽ, xen kẽ trong các khu dân cư sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân. Nhiều nhà máy bị phản đối về việc xử lý môi trường dẫn tới phá sản, không thể hoạt động được.
Khi thành lập các khu công nghiệp được tách khỏi môi trường sống của người dân sẽ không ảnh hưởng được tới cuộc sống của họ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể cùng được xử lý, quản lý tốt hơn về vấn để chất thải trước khi xả ra môi trường sống.
Như vậy, khu công nghiệp được thành lập ra giúp cho nước ta cải thiện và giải quyết được một phần lớn khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, việc thành lập này cũng gặp không ít khó khăn: Đầu tiên là việc các chính sách ưu tiên của nước ta vẫn không quá hấp dẫn cho việc đầu tư ở một số khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp có địa bàn hoạt động ngoài vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp đó là việc đẩy mạnh quá nhanh việc thành lập này khiến cho các sự lựa chọn quá nhiều, không hấp dẫn được đầu tư, làm cho nhu cầu trở nên bão hòa. Ngoài ra, ở một số khu công nghiệp mới cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư cao, không có sự đồng bộ gây ảnh hưởng lớn trong quá trình hoạt động cũng như các công việc liên quan đến xử lý chất thải, tác động xấu tới môi trường.
Mong rằng nước ta sẽ có những hoạt động xúc tiến khu công nghiệp phù hợp, thu hút được nhiều nhà đầu tư, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao, chất lượng tốt để cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế.
topcvai.com đã giải đáp cho các bạn thắc mắc về khu công nghiệp là gì. Chúc bạn đọc một ngày học tập và làm việc vui vẻ, tốt lành. Đừng quên đón xem các bài viết mới của chúng tôi nhé.
Tham gia bình luận ngay!