Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự mà ai cũng nên học hỏi

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2021-06-11 14:17:35

Các nhà quản lý nhân sự luôn đảm nhận trên cương vị rất quan trọng để định hướng tốt cho quá trình làm việc. Để đội ngũ nhân sự đạt chất lượng thì bạn cần phải có sự quản lý tốt. Vậy thì kinh nghiệm làm quản lý nhân sự là điều cần thiết ở bạn.

Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm quản lý nhân sự giúp cho các bạn có được nhiều cơ hội hấp dẫn, đảm bảo có thể tạo ra được đội ngũ nhân sự chất lượng cho doanh nghiệp. 

1. Kinh nghiệm quản lý nhân sự về mặt kỹ năng

Những nhà quản lý nhân sự sẽ cần xem xét lại bản thân mình để biết bản thân có phù hợp với việc quản lý nhân sự hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn trở thành nhà quản lý nhân sự tài năng:

Quản lý nhân sự về mặt kỹ năng
Quản lý nhân sự về mặt kỹ năng

1.1. Bạn cần lựa chọn phong cách quản lý nhân sự phù hợp

Mỗi người sẽ có phong cách quản lý riêng của bản thân, nếu bạn là người làm trong lĩnh vực nhân sự thì quản lý nhân sự cần phải có sự phù hợp với bản thân sao cho sự phù hợp đó được tốt nhất. 

Có một sự thật là, một nhà quản lý nhân sự sẽ quản lý nhiều nhân sự khác nhau, trong đó sẽ có đủ kiểu tính cách, Nhà quản lý nhân sự sẽ có những kiểu quản lý khác nhau, phong cách quản lý sẽ ảnh hưởng tới việc nhân viên của họ cảm nhận công việc khác nhau.

Chúng ta cũng có thể thấy được một trong số những nguyên nhân khiến cho các nhân viên nghỉ việc là bởi vì người quản lý của họ không phải là người có thể tạo cho họ được hứng thú làm việc và còn nhiều vấn đề khác nữa.

Phong cách quản lý nhân sự sẽ góp phần quyết định tới niềm vui, hạnh phúc, hứng thú với công việc của người nhân viên. Nhân viên có trở nên yêu nghề hay không cũng có một phần tác động từ phong cách của những người quản lý nhân sự.

Bạn cần lựa chọn cho mình phong cách quản lý nhân sự phù hợp
Bạn cần lựa chọn cho mình phong cách quản lý nhân sự phù hợp

1.2. Luôn biết lắng nghe những ý kiến của nhân viên

Một người quản lý độc đoán, độc tài sẽ không thể nào tạo nên được những người nhân viên năng động, sáng tạo. Ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, hầu hết những người lãnh đạo đều sẽ nói nhiều hơn, thông báo cũng như là phổ biến các vấn đề trong công việc hoặc những quy định cụ thể trong công việc.

Nếu như chỉ biết thông báo và bắt nhân viên phải thực hiện theo mà không hề nghe xem nhân viên có gặp khó khăn gì hay không thì quả thật sẽ khó có được sự thành công. 

Người làm quản lý nhân sự thì càng phải hiểu được rằng để nhân viên và công việc có thể hòa hợp được với nhau thì các bạn cần phải luôn luôn có sự thấu hiểu, để thấu hiểu được thì nên lắng nghe những ý kiến từ phía những người nhân viên. 

Do vậy, người làm quản lý nhân sự nên kiên nhẫn để lắng nghe xem nhân viên của mình có khó khăn gì, gặp vướng mắc ở đâu, những nguyện vọng mong muốn đối với công việc,... từ đó mà dễ dàng cảm nhận được những điều tích cực và nhiều khía cạnh khác bổ sung cho công việc.

Điều chỉnh công việc cho phù hợp với các yếu tố như năng lực, cách thức, tính hiệu quả và tình hình thực tế được đóng góp ý kiến từ phía các nhân viên là điều cần thiết mà các bạn nên thực hiện.

Sự đóng góp ý kiến từ nhân viên là một trong những cách cải thiện công việc, tuy nhiên để có thể lắng nghe tốt thì các nhà quản lý nhân sự nên là người có hiểu biết, có sự chọn lọc để biết điều gì hợp lý và điều gì không. Như vậy thì các bạn mới có thể quản trị được những vấn đề xoay quanh.

Sự trao đổi, phản hồi đến từ phía nhân viên và được lãnh đạo tiếp thu là điều rất quan trọng, các bạn sẽ nhận được những ý kiến tích cực, có tính khả quan cao, hiệu suất công việc từ đó cũng rất hiệu quả. 

Luôn biết lắng nghe những ý kiến của nhân viên
Luôn biết lắng nghe những ý kiến của nhân viên

1.3. Biết khen chê đúng lúc

Nhà quản lý nhân sự sẽ cần phải có những đánh giá nhân viên một cách phù hợp. Điều đó phụ thuộc nhiều vào cách mà các bạn khen nhân viên, cách các bạn chê nhân viên. Để phát huy được vai trò và trách nhiệm của nhân viên thì các nhà quản lý nhân sự cần phải khen chê đúng thời điểm.

Nếu như bạn khen nhân viên, luôn luôn khen mà không có khi nào chê bai, bất kể là nhân viên đó làm tốt hay không tốt đều khen thì sẽ có nguy cơ gây ra cho nhân viên những tính xấu như sự tự mãn, tự phụ và coi thường người khác.

Hoặc nếu như với một nhân viên mà lúc nào bạn cũng chê, bạn chê họ một cách thậm tệ, thậm chí là xúc phạm tới họ thì bạn sẽ chỉ khiến cho nhân viên càng trở nên hạn chế góp ý kiến, họ sẽ vô tình bị thiếu tự tin, luôn cho rằng bản thân kém cỏi. 

Ngược lại, bạn nên tìm ra những điểm mạnh của nhân viên, khen họ khi họ làm tốt nhiệm vụ để khích lệ tinh thần của họ. Nếu nhân viên của bạn làm sai điều gì đó thì hãy thẳng thắn góp ý, khiển trách phù hợp để bản thân người nhân viên đó nhận ra lỗi sai và cải thiện, không tái phạm.

Đọc thêm: Quy tình tuyển dụng nhân sự

1.4. Làm gương cho nhân viên

Một nhà quản lý nhân sự giỏi phải biết làm gương cho cấp dưới của mình, không có đặc quyền riêng biệt nào dành cho người lãnh đạo cả. Thậm chí là quản lý thì bạn cần phải làm nhiều hơn nhân viên cấp dưới của mình, đi làm sớm hơn, đảm nhận những hạng mục công việc khó khăn hơn. Tự động nhận lỗi, khiển trách khi vi phạm kỷ luật của công ty.

1.5. Luôn hòa đồng, thân thiện với nhân viên

Một nhà quản lý nhân sự giỏi là một người biết hòa đồng, thân thiện với nhân viên. Bạn không nên tự tách mình ra khỏi tập thể, thể hiện rằng mình ở đẳng cấp cao hơn so với nhân viên. Hãy luôn thể hiện sự nhiệt tình và hòa nhã với cấp dưới để tăng tình cảm đồng nghiệp và sự hiểu biết của bạn với cấp dưới.

2. Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự về trình độ chuyên môn

Với những người quản lý nhân sự, trình độ của từng người là yếu tố quan trọng không thể nào bỏ qua. Trình độ nhân viên cần được đánh giá đúng để có kế hoạch cho họ, phục vụ trong quá trình làm việc.

Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự về trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự về trình độ chuyên môn

Những kinh nghiệm để giúp bạn có được đội ngũ nhân sự chất lượng dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều.

2.1. Phân công công việc phù hợp cho nhân viên

Mỗi người nhân viên mà bạn quản lý sẽ đều cần phải thể hiện được năng lực riêng, vấn đề quan trọng là bạn cần phải nắm bắt được năng lực thực sự của mỗi người nhân viên mà bạn quản lý. 

Nắm bắt được năng lực của nhân viên, bạn sẽ có được cơ hội để phân công họ vào những công việc phù hợp, đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ góp phần giúp ích trong công tác phân công nhân sự vào đúng công việc của họ, đúng khả năng mà họ có thể thực hiện. 

Hơn nữa, việc đánh giá và quản lý nhân viên phù hợp, đánh giá đúng năng lực của họ sẽ có thể đưa ra được chế độ khen thưởng phù hợp với từng người. 

Với mỗi người nhân viên thì sẽ có những điểm mạnh riêng, những điểm yếu riêng, người quản lý cần phải nắm bắt được điều này để có có thể tạo ra được tính hiệu quả trong kế hoạch công việc.

2.2. Có khả năng định hướng con đường phát triển với từng nhân viên

Doanh nghiệp có sự phát triển là dựa trên những đóng góp của con người, mỗi người đều rất quan trọng. Người quản lý nhân viên sẽ cần phải khai thác được những điểm mạnh của nhân viên, từ đó biết được họ có thể phát triển theo định hướng nào, đánh giá và phân công công việc đúng với năng lực của mỗi người.

Có khả năng định hướng con đường phát triển với từng nhân viên
Có khả năng định hướng con đường phát triển với từng nhân viên

Định hướng nhân viên sẽ giúp cho nhân viên được tạo điều kiện về một môi trường làm việc tốt nhất có thể, Nhân viên khi được làm việc trong môi trường phù hợp thì sẽ có được cơ hội phát triển mạnh mẽ. 

Khi đó, người quản lý cần đánh giá nhân viên theo từng giai đoạn, giúp nhân viên nhìn nhận được điểm tích cực của mình để có thể thấy được sự nỗ lực của bản thân, sự tiến bộ của chính bản thân đối với quá trình làm việc.

Cho nhân viên thấy được lộ trình phát triển trong sự nghiệp, công việc là việc làm đúng đắn để thúc đẩy năng lực và sự phát huy tối đa của nhân viên trong mọi hoàn cảnh, tạo ra được thái độ làm việc thật thoải mái, tự tin, tích cực cho người nhân viên đó, thúc đẩy hiệu quả của công việc và làm cho nhân viên cảm thấy yêu thích công việc hơn nữa.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho phòng hành chính nhân sự

2.3. Kết hợp với công tác luân chuyển bộ phận

Với những nhân viên có năng lực khác nhau sẽ được phân loại và luân chuyển vào những bộ phận làm việc phù hợp. Nhiều nhà lãnh đạo có xu hướng giữ các nhân viên có năng lực giỏi để làm việc trong bộ phận của mình. 

Tuy nhiên, nếu như nhân viên đó có năng lực tốt trong khía cạnh khác và có thể hỗ trợ rất tốt cho bộ phận khác thì người quản lý nhân sự nên để nhân viên đó sang bộ phận khác làm việc. Điều này sẽ mang lại lợi ích phát triển chung cho toàn công ty. 

Thực tế cho thấy, một người làm việc quá lâu trong một khía cạnh thì người đó cũng sẽ có tính ì, hoặc là mất đi sự hứng thú, sự sáng tạo trong khía cạnh công việc đó. Khi được luân chuyển sang một môi trường khác thì người này lại có thể sáng tạo với khía cạnh được đảm nhận mới, có thể phát huy tốt điểm mạnh của họ. 

Kết hợp với công tác luân chuyển bộ phận
Kết hợp với công tác luân chuyển bộ phận

Luân chuyển nhân viên qua các bộ phận khác cũng là cách để làm mới doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều đóng góp về ý tưởng mới, không bị dậm chân tại chỗ, phát triển một cách chậm chạp nữa.

Như thế, trên đâ là thông tin về kinh nghiệm làm quản lý nhân sự bổ ích. Nếu bạn quyết định theo đuổi con đường này thì bạn cần tạo cho mình những nền tảng tốt để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: