1. Tìm hiểu khái niệm Kinh tế đối ngoại là gì?
1.1. Thực chất kinh tế đối ngoại là gì?
Trước tiên ta cùng tìm hiểu rõ đối ngoại là gì? Đối ngoại là mối quan hệ bình đẳng giữa các nước quốc tế, mang lại lợi ích song song cho các bên, củng cố mối quan hệ hợp tác, nâng cao tình hữu nghị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Vậy bản chất của kinh tế đối ngoại là gì? Có thể hiểu đơn giản đó là mối quan hệ trao đổi, giao dịch ngoại thương hàng hóa giữa 2 quốc gia với nhau, nhằm mang lại lợi ích song phương. Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia với thị trường nước ngoài được thực hiện thông qua quan hệ kinh tế quốc tế và được xem xét từ góc độ nền kinh tế của quốc gia đó.
Nhiều thuật ngữ xuất hiện trong đó có thuật ngữ Kinh tế đối ngoại tiếng anh là gì? Thực chất đó là một số các trường đại học hay cao đẳng có đào tạo ngành kinh tế đối ngoại có tên viết tiếng Anh và xuất hiện cụm từ “ Foreign Economic relation”.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư kinh tế xây dựng
1.2. Sự khác nhau giữa kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế
Rất nhiều người không nắm rõ phân biệt được kinh tế đối ngoại với kinh tế quốc tế. Đó là hai khái niệm khác nhau.
Kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất, tài chính, khoa học công nghệ giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Kinh tế quốc tế không gắn liền với một quốc gia cụ thể, không có chính sách chiến lực cụ thể mà chỉ tồn tại xu hướng bảo hộ mậu dịch và tự do thương mại.
Còn kinh tế đối ngoại luôn xác định rõ một bên là ai và bên kia là các quốc gia còn lại. Vì luôn gắn liền với một quốc gia cụ thể nào đó nên sẽ luôn có tồn tại một chính sách và có chiến lược kinh tế đối ngoại rõ ràng, mang lại lợi ích cho các bên.
2. Ngành kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?
Ngành kinh tế đối ngoại là ngành học có sự nghiên cứu về mối quan hệ giao thương giữa các nước. Những nghiên cứu này với mục tiêu là lợi ích quốc gia được đặt hàng đầu. Chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ sẽ khác nhau, cũng như tỉ lệ hay phạm vi sẽ thay đổi khác nhau, chính sách kinh tế đối ngoại cũng có thể bị ảnh hưởng, tác động từ nhiều yếu tố khác nhau mà làm thay đổi lợi ích quốc gia.
Vậy khái niệm chính sách kinh tế đối ngoại là gì mà có sự ảnh hưởng lớn đến như vậy. Chính sách kinh tế đối ngoại hay còn gọi là chính sách ngoại giao. Đây là chiến lược do Nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia là hàng đầu và cũng góp phần đạt mục tiêu kinh tế trên trường quốc tế.
Lợi ích quốc gia được đặt lên đầu, vậy những nhà nhà nghiên cứu sẽ học những gì để đưa ra những chính sách khôn khéo, những phân tích chính sách đối ngoại đúng đắn nhất để mang lại sự phát triển cho nền ngoại giao kinh tế đa phương.
Ngành kinh tế đối ngoại bao gồm nhiều lĩnh vực như quan hệ tiền tệ, thương mại quốc tế, chuyển giao công nghệ, đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế và các ngành dịch vụ quốc tế khác.
Chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại hướng tới kiến thức chuyên sâu, các môn học đa dạng, bao gồm cả những môn học của ngành kinh tế như tài chính, Marketing, vận tải và bảo hiểm, pháp luật, chứng khoán, kế toán. Tuy nhiên sẽ tập chung chủ yếu vào mảng quốc tế, xã hội và khu vực trên thế giới.
Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và cả quản lý thị trường quốc tế, sinh viên sẽ phải nắm bắt cập nhập sự biến động của thị trường quốc tế như tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế, có khả năng phân tích và đánh giá việc kinh doanh xuất nhập khẩu. Thông qua các kiến thức về kinh tế và xã hội của thế giới mà xây dựng và tổ chức các chính sách thương mại, tổ chức các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Xem thêm: Kỹ thuật viên tiếng Anh là gì
3. Nơi đào tạo những chính sách tương lai - Học kinh tế đối ngoại ở đâu?
Với xu hướng kinh tế đối ngoại phát triển, kéo theo nguồn nhân lực của ngành kinh tế đối ngoại cần thêm nhân lực, và ngành kinh tế đối ngoại đang được sự quan tâm không chỉ của các bạn trẻ mà còn cả những phụ huynh với nhiều băn khoăn về nơi đào tạo, cơ hội việc làm, các môn xét tuyển cũng như chỉ tiêu của ngành,... để định hướng cho bản thân , con em ngay từ bước đầu. Những băn khoăn sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Ngành kinh tế đối ngoại nên học ở đâu và các môn xét tuyển cụ thể của các trường:
3.1. Trường đại học ngoại thương (Hà Nội)
Đây là một trong những trường hàng đầu của ngành kinh tế quốc tế. Trường có khoa chuyên ngành kinh tế đối ngoại xét tuyển bằng tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Văn – Pháp (D03); Toán – Văn – Nga (D02); Toán – Văn – Trung (D04) và Toán – Văn – Nhật (D06).
- Đào tạo bằng : Cử nhân kinh tế đối ngoại.
- Chương trình giáo dục đại học theo cơ chế tín chỉ.
- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 140 tín chỉ, trong đó:
+ Khối kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ, chiếm 34,3%.
+ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 92 tín chỉ, chiếm 65.7%.
+ Kiến thức cơ sở khối ngành : 6 tín chỉ.
+ Khối kiến thức cơ sở ngành : 21 tín chỉ.
+ Khối kiến thức ngành : 47 tín chỉ.
+ Kiến thức tự chọn : 9 tín chỉ.
+ Thực tập : 3 tín chỉ.
+ Học phần tốt nghiệp : 9 tín chỉ.
Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất của cố vấn học tập theo chương trình chung.
Điểm xét tuyển giữa các năm có sự thay đổi, nhưng là trường top đầu nên có điểm chuẩn khá cao, thường nằm ở ngưỡng khoảng 27 điểm trở lên. Sinh viên có ý định thi vào trường thì cần xác định hệ thống kiến thức, và cố gắng ôn luyện để có được làm sinh viên của trường.
3.2. Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tế đối ngoại là thế mạnh của của trường. Đây là chuyên ngành của ngành kinh tế và được xét tuyển dựa trên các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Văn – Nhật.
Ngoài ra trường còn phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 03 năm THPT.
- Đào tạo bằng : Cử nhân kinh tế đối ngoại.
Chương trình giáo dục đại học tương tự với chương trình của Đại học Ngoại thương Hà Nội, không có nhiều sự thay đổi.
3.3. Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thế mạnh của trường về nhóm ngành quản lý, kinh doanh theo chuẩn quốc tế, đây là cơ sở nền tảng tiến hành mở Khoa đào tạo ngành kinh tế đối ngoại
Tổ hợp các môn xét tuyển hiện nay: văn – sử - địa; toán – văn – anh; toán – lý – hóa; toán – lý – anh.
3.4. Top trường cao đẳng kinh tế đối ngoại
Nếu không đủ sức với tới các trường top đầu khi điểm xét tuyển ngoài tầm với, các bạn có thể tham khảo đến những trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Vậy vấn đề đặt ra là các trường kinh tế đối ngoại có tốt không, các ngành của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại có gì khác với các trường đại học kinh tế đối ngoại. Các ngành của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại cũng tương tự nhưng chỉ tiêu tuyển sinh trường cao đẳng kinh tế đối ngoại sẽ thấp hơn so với hệ đại học chính quy.
Một số trường có thể tham khảo như: Cao đẳng ngoại thương, Cao đẳng kinh tế đối ngoại tại tp HCM, Đại học kinh tế đối ngoại tại tp HCM, Cao đẳng ngoại thương tphcm, trường cao đẳng kinh tế đối ngoại tphcm.
Vì vậy, để có thể trúng tuyển vào những trường yêu thích thì từ khi vẫn còn là những học sinh hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng tiếng anh để có thể trúng tuyển vào những ngôi trường top đầu.
4. Cơ hội việc làm cho ngành kinh tế đối ngoại có thực sự hấp dẫn?
Học kinh tế đối ngoại ra làm gì luôn là câu hỏi muôn thuở cho những ai đang tìm hiểu về ngành kinh tế đối ngoại.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Việt Nam đang liên tục mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đạt được nhiều thành tựu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại. Thu hút khoảng 62 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trực tiếp đến năm 2024 là 1 triệu người, đây là con số thể hiện rõ nhất sức hút của ngành kinh tế đối ngoại đối với nguồn nhân lực.
4.1. Câu hỏi được đặt ra cho ngành : Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?
Với lợi thế ngoại ngữ thông thạo bên cạnh chuyên môn được nắm vững cùng các kỹ năng được trang bị, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại sẽ dễ dàng tìm được công việc phù hợp với yêu cầu cũng như mong muốn của bản thân.
Các vị trí có thể đảm nhiệm như:
- Chuyên viên kinh doanh chịu trách nghiệm tìm kiếm, đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng như chăm sóc các đối tác nước ngoài.
Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy về các chuyên ngành liên quan đến kinh tế quốc tế.
- Chuyên viên phòng nghiệp vụ, xử lý xuất nhập khẩu, quá trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm, giao nhận, …
- Chuyên gia hoạch định kế hoạch, chính sách.
Với những kỹ năng được trang bị cũng như kiến thức được cung cấp, sinh viên sau khi học kinh tế đối ngoại sẵn sàng làm các công việc trái ngành, mang tính thương mại hội nhập đều được.
4.2. Môi trường phát triển cho những nhân tài ngành Học ngành kinh tế đối ngoại làm việc ở đâu?
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng một phần tới sự thành công của người lao động. Với những công việc như đã liệt kê thì sinh viên có thể hình dung nơi mình công tác.
- Các Bộ, Sở, Ngành như sở Ngoại vụ, sở Nội vụ, hải quan.
- Các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến kinh doanh quốc tế.
- Viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng kinh tế đối ngoại trên toàn quốc.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở các bộ phận kinh tế đối ngoại hay hợp tác quốc tế,...
Hiểu kinh tế đối ngoại là gì giúp sinh viên định hướng được ngành nghề cũng như xác định được tương lai cũng như công việc phát triển sau này. Hy vọng những thông tin do topcvai.com cung cấp sẽ hữu ích và đầy đủ đối với độc giả.
Tham gia bình luận ngay!