Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cụ thể ý nghĩa và giá trị của cụm từ ký quỹ để có một sự khởi đầu suôn sẻ nhất.
1. Tìm hiểu khái niệm ký quỹ là gì?
Ký quỹ chính là một trong những phương thức giúp chúng ta có thể đảm bảo được nghĩa vụ dân sự của mình đã được đưa ra quy định rất rõ ràng tại Bộ luật dân sự ban hành vào năm 2015. Vậy bản chất ký quỹ là gì?
Ký quỹ là việc đặt tiền hoặc tài sản tương tự cho tổ chức tài chính như là một biện pháp bảo đảm tiền vay, đây là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tiền gửi ký quỹ là hình thức thực hiện việc gửi tiền ngân hàng có hoặc không có kỳ hạn trong tổ chức, doanh nghiệp tại Ngân hàng. Tuy nhiên chỉ có thể thực hiện ở ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền ký quỹ. Với cách ký quỹ ngân hàng thì phía doanh nghiệp sẽ đảm bảo được nguồn lực tài chính.
Theo cách giải thích chuyên ngành thì ký quỹ chính là hình thức gửi tiền nhằm đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ dân được tiến hành đúng thời hạn và đầy đủ. Phía bên có nghĩa vụ sẽ phải gửi lại một khoản tiền hoặc các hiện vật khác có giá trị như giấy tờ, kim quý, đá quý vào trong tài khoản phong tỏa ở Ngân hàng.
Ký quỹ đã được quy định rất rõ tại Bộ Luật dân sự, cụ thể tại điều số 330 có nói: Tiền gửi ký quỹ có thể ở nhiều hình thức, đó có thể là tiền hoặc là bất kể hiện vật có giá trị khác. Chúng sẽ được gửi trong ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó và phong tỏa lại như một nghĩa vụ đã được đảm bảo. Ở một vài trường hợp, nếu đơn vị có nghĩa vụ thực hiện ký quỹ nhưng không thực hiện điều đó hoặc nếu có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ thì sẽ bị đơn vị tín dụng – nơi tổ chức ký quỹ lấy tiền gửi ký quỹ để bồi thường.
Toàn bộ các vấn đề nảy sinh trong quá trình ký quỹ và việc bồi thường liên quan tới ký quỹ đều sẽ được tiến hành thực hiện theo đúng quy định mà luật pháp ban hành.
Xem thêm: Những cơ hội việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
2. Các lĩnh vực áp dụng tiền ký quỹ
Có những lĩnh vực thuộc danh mục phải ký quỹ do Pháp luật Việt Nam quy định. Khi doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này thì sẽ được dịch vụ ký quỹ hỗ trợ trong việc chứng minh về năng lực tài chính để có thể được cấp giấy phép hoạt động. Vậy bạn có biết lĩnh vực nào cần ký quỹ hay không?
Một vài lĩnh vực sau đây được pháp luật quy định nằm trong mục cần ký quỹ gồm:
- Tư vấn du học
- Lữ hành quốc tế
- Kinh doanh bảo hiểm
- Dịch vụ việc làm
- Cho thuê lao động
- Bán hàng đa cấp
- Kinh doanh nhập xuất và tái xuất.
Đọc thêm: Hướng dẫn Phân tích Báo cáo Tài chính và những lưu ý đi kèm
3. Một vài định nghĩa xoay quanh khái niệm ký quỹ
Liên quan đến thuật ngữ ký quỹ có rất nhiều khái niệm khác nhau biển thị cho những mảng xoay quanh việc ký quỹ. Để hiểu biết rõ được bản chất và phạm vi rộng lớn mà từ ngữ này thể hiện thì chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm đó. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu về chúng ở nội dung chia sẻ bên dưới.
3.1. Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi ký quỹ là thuật ngữ quen thuộc, phổ biến khi nhắc đến ký quỹ, nó chỉ loại tiền có hoặc không có kỳ hạn tại ngân hàng của một tổ chức nào đó nhằm đảm bảo cho tổ chức có thể hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nói chung, khái niệm này sẽ được hiểu tương tự với thuật ngữ ký quỹ về mặt bản chất.
3.2. Mức ký quỹ
Đây là cụm từ chỉ số tiền gửi ở mức tối thiểu vào trong tài khoản nhằm mục đích duy trì các lệnh giao dịch. Mức ký quỹ thông thường sẽ được tính theo tỉ lệ 0,001 – 1%, tương đương với hệ số 100-1. Với các tỉ lệ này thì bạn có thể hiểu là đơn vị ký quỹ phải có vốn tiền mặt tối thiểu là 1% trong tổng số giá trị của lệnh giao dịch ngay từ ban đầu.
3.3. Tài khoản ký quỹ
Là tài khoản được đảm bảo bởi ngân hàng hay tổ chức tín dụng về khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của các đơn vị, doanh nghiệp. Bất kể khi nào tài khoản này có giao dịch thì có nghĩa là giao dịch ký quỹ đang được tiến hành. Giao dịch ký quỹ nói đúng là chính là một quá trình ký quỹ bằng tiền hoặc các hiện vật giá trị giữa những đơn vị với phía ngân hàng, kèm theo sự tham gia của bên có quyền thanh toán.
4. Giao dịch ký quỹ có đặc điểm gì?
Hầu hết mọi giao dịch ký quỹ đều mang các đặc điểm sau đây:
- Loại tiền ký quỹ sẽ chủ yếu là tiền Việt Nam đồng hay tiền ngoại tệ vốn được sử dụng nhiều, thông dụng trên thị trường, điển hình như tiền EUR, tiền USD, tiền GBP.
- Con số dư ở mức tối thiểu tùy vào từng loại hình ký quỹ.
- Nguồn lãi suất áp dụng đối với số tiền ký quý sẽ tính dựa vào cả hình thức có kỳ hạn hoặc là không có kỳ hạn.
- Luôn có sự tham gia của 3 bên trong quá trình ký quỹ, đó là: bên ký quỹ (đơn vị, tổ chức có tài sản đem đi ký quỹ) – Ngân hàng/ tổ chức tín dụng – bên có quyền hạn được bồi thường, thanh toán từ phía Ngân hàng/ tổ chức tín dụng nếu quá trình ký quỹ có sự cố (họ thường sẽ là đối tác của bên ký quỹ).
5. Lợi ích của việc ký quỹ
Về bản chất, việc ký quỹ cũng giống với hình thức thế chấp tài sản, thế chấp lại nguồn tài sản có giá trị bao gồm cả tiền để tạo được niềm tin lớn. Sở dĩ người ta đã tổ chức và áp dụng hình thức ký quỹ cũng bởi vì nó mang đến những lợi ích thiết thực nhất định. Đó chính là:
- Thứ nhất, ở phía tổ chức dễ dàng tạo được sự uy tín và tạo ra sự đảm bảo để đối tác kinh doanh có thể yên tâm mà hợp tác.
- Thứ hai, số tiền hoặc tài sản ký quỹ trong ngân hàng nên vẫn có cơ hội sinh lãi. Do vậy mà ở cái nhìn của những nhà làm doanh nghiệp thì ký quỹ cũng sẽ là giải pháp an toàn mang đến sự an tâm, tự tin và thoải mái với doanh nghiệp và với cả đối tác.
Có thể bạn quan tâm: Giới hạn tín dụng là gì
6. Hình thức ký quỹ thường sẽ phù hợp đối với nhà đầu tư như thế nào?
Không phải tổ chức nào cũng có thể ký quỹ. Chỉ những đơn vị đã dày dặn kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán, luôn có một tâm lý ổn định trong mọi quá trình giao dịch thì mới phù hợp để thực hiện việc ký quỹ. Trong quá trình ký quỹ, nếu như đơn vị bạn chọn không đúng cổ phiếu thì có thể gánh về mức thiệt hại lớn gấp rất nhiều lần. Vì thế mà nên có những biện pháp tốt để sẵn sàng làm cho rủi ro về mặt tài chính bị hạn chế lại.
Bạn có thể tìm hiểu để tham khảo một vài phương án được cho là hiệu quả sau đây:
- Hiểu rõ về ký quỹ, các quy định lẫn cơ chế hoạt động, các ngưỡng của sự rủi ro.
- Khi giao dịch, luôn tạo thói quen phân tích kỹ càng vấn đề, tình huống trước khi quyết định chọn cổ phiếu nào; đưa ra được các kế hoạch rõ ràng và khả thi khi đặt lệnh.
- Thực hiện giải ngân theo hình thức từng phần để tránh mua phải loại cổ phiếu chưa rõ ràng đà tăng.
7. Bạn biết những loại hình ký quỹ nào đang tồn tại?
Trong hoạt động ký quỹ có rất nhiều loại hình đa dạng thuộc về lĩnh vực tài chính. Trong số đó nổi bật nhất vẫn là 3 hình thức bao gồm: ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ mở L/C và ký quỹ kinh doanh đa ngành. Mỗi loại lại ó đặc điểm riêng, mang chức năng và được quy định riêng.
Với ký quỹ LC, đây chính là một giao dịch ký quỹ được thực hiện giữa bên mua và bên bán. Giao dịch tiến hành qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Đối với trường hợp này, LC được lập bởi ngân hàng, mang giá trị giống với đơn từ mà nội dung bên trong chính là sự thỏa thuận và những lời cam kết về việc thanh toán đầy đủ cho phía bên xuất khẩu.
Ký quỹ bảo lãnh được sử dụng trong việc thực thi hợp đồng, cũng là hình thức ký quỹ phổ biến nhất được dùng nhiều trong xây dựng. Hai đối tượng chính thực hiện ký quỹ này chính là nhà đầu tư và chủ thầu. Đơn vị trung gian vẫn luôn là ngân hàng.
Ký quỹ mục đích kinh doanh đa ngành là hình thức đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau, tạo ra sự uy tín. Ký quỹ để tránh nguy cơ phá sản, vỡ nợ.
Như vậy, nội dung bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin quan trọng đủ để hiểu ký quỹ là gì và các giá trị thông tin hữu ích khác xoay quanh việc ký quỹ.
Tham gia bình luận ngay!