1. Tìm hiểu định nghĩa marketing thương mại là gì?
Marketing được sinh ra với mục đích tạo ra những chuyển biến thuận lợi, đánh giá được nhu cầu của khách hàng để doanh nghiệp tìm ra giải pháp phát triển theo thị trường và thu lợi nhuận từ đó. Marketing thương mại cũng dựa trên lý thuyết cơ bản đó để hình thành và phát triển, tuy nhiên, nó vẫn mang những nét riêng biệt và độc đáo phục vụ riêng cho ngành thương mại.
Marketing thương mại (Trade Marketing) được định nghĩa là quá trình xây dựng, quản lý và điều hành các hoạt động nhằm mục đích tạo ra khả năng tiêu thụ và đáp ứng những nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hiệu quả nhất có thể trên tiền đề tạo ra sự thỏa mãn từ phía người tiêu dùng, nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất.
Mục tiêu của marketing thương mại chủ yếu là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho sự phát triển của chiến dịch thương mại của doanh nghiệp hay nói một cách đơn giản hơn, là tối ưu hóa khả năng tiêu thụ sản phẩm để mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Marketing thương mại chủ yếu thông qua các hoạt động kết hợp nghiên cứu thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng, truyền thông.
Nói theo một cách khác, marketing thương mại là chiến lược marketing được thương mại hóa, trở thành một chiến lược thương mại, giao dịch trao – nhận được tạo ra gần như ngay lập tức chứ không phải những giá trị vô hình khó đánh giá, nhận định như các chiến lược marketing kiểu khác.
Hoạt động marketing thương mại của doanh nghiệp thường không nhắm đến trực tiếp những người tiêu dùng nhỏ lẻ mà họ sẽ tập trung vào các đại lý và nhà phân phối. Sự kết hợp này tạo nên các chuỗi giá trị liên kết lâu bền, chặt chẽ, có lợi cho cả nhà sản xuất và khách hàng của họ.
Đây là một công cụ vô cùng hữu ích mà các doanh nghiệp hay sử dụng khi đối mặt với những rủi ro, bất ổn của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cách thức dự phòng an toàn nhất, hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm thương mại.
Xem thêm: Marketing là gì? Công việc và loại hình của Marketing
2. Vai trò của marketing thương mại trong doanh nghiệp
Marketing thương mại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thương mại nói chung, cũng như các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp nói riêng. Với những lợi ích tuyệt vời mà marketing thương mại mang lại, ngành nghề này càng ngày càng có chỗ đứng vững vàng trong môi trường doanh nghiệp và là sự lựa chọn hàng đầu của những người muốn đào tạo chuyên sâu.
Vai trò quan trọng nhất của marketing thương mại đối với doanh nghiệp đó là cầu nối giá trị giữa khách hàng với sản phẩm và dịch vụ do công ty sản xuất. Với mục đích chính là tạo điều kiện tiêu thụ và kích thích tiêu thụ, marketing thương mại đem lại tiềm năng doanh số vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Hoạt động này giúp cho doanh số mà công ty thu về ngày càng cao.
Marketing thương mại còn có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng và giữ chân các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác thương mại, từ đó, duy trì tốc độ phân phối ổn định và đảm bảo cho quá trình sản xuất và tỉ lệ chiếm lĩnh thị phần của công ty và cả khách hàng của doanh nghiệp.
Khác với các loại hình marketing khác mang chức năng giáo dục thị trường, định hướng thị trường là chính, chiến lược marketing thương mại đánh thẳng vào sự thay đổi trong hành vi mua hàng của con người. Khi mạng lưới phân phối đủ lớn và mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể tạo ra những tác động rất lớn đối với quyết định mua hàng của mọi người khi đứng trước kệ hàng của nhà phân phối. Những sản phẩm thực chất, bằng vật thể xác định,... luôn luôn có sức mạnh hơn bên cạnh những ảnh hưởng về tâm lý, ý thức của khách hàng.
3. Các yếu tố tạo nên chiến lược marketing thương mại thành công
3.1. Khu vực mua hàng
Liệu có bao giờ bạn hỏi tải sao sản phẩm trong siêu thị lại được sắp xếp theo thứ tự như vậy hay chưa? Đúng vậy, đó chính là một yếu tố dựa trên lý thuyết điểm mua của marketing thương mại. Ở đây, người ta sẽ nghiên cứu và thiết lập hình thức bao bì, giá cả và vị trí đặt hàng để sao cho vừa tầm mắt của người quyết định mua hàng, tác động đến hành vi mua của họ.
3.2. Cứ điểm chiến lược
Nghiên cứu chỉ ra rằng luôn có một vị trí chiến lược quan trọng bên trong cấc khu vực phân phối hàng hóa và sự đẹp mắt cũng gây ấn tượng lớn, ảnh hưởng đến quyết định đến hành vi lựa chọn của người mua hàng.
3.3. Nghiên cứu hành vi khách hàng
Không chỉ là những đặc điểm mua nói chung, đội ngũ marketing phải thực hiện tốt những kế hoạch, bản thảo chỉ ra những nét tương đồng trong phạm vi khách hàng của mình từ tần suất mua hàng, trình tự, thói quen lựa chọn, thời gian, địa điểm mua, thái độ mua hàng.
Những thông tin này tưởng như không quan trọng nhưng lại rất hữu ích trong việc đưa ra hành vi mua hàng của người Việt Nam để có những biến đổi chi tiết hơn trong các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang hướng tới mục tiêu tiêu thụ này. Đồng thời cũng là cơ sở để đội ngũ marketing thương mại xây dựng cách trưng bày sản phẩm và đặt ra những chương trình giảm giá, quà tặng thu hút các khách hàng tiềm năng hơn sử dụng và phân phối cho mình.
4. Những kỹ năng, tố chất phù hợp với ngành Marketing thương mại
Trước hết, dù bạn có đầy đủ các kỹ năng hay tố chất nào sau đây thì bạn cũng phải có sự đam mê, sự yêu thích nhất định với ngành này. Bởi ngành Marketing nói chung luôn là một ngành năng động, thị trường xu hướng luôn biến đổi không ngừng. Sự yêu thích, đam mê sẽ là động lực thôi thúc bạn phát triển cũng như vượt qua mọi khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng phải là người linh hoạt, nhạy bén có thể thích ứng với những môi trường khác nhau, những điều kiện khác nhau.
Kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện đó là giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng để nắm bắt, lắng nghe khách hàng. Đương nhiên làm việc trong ngành này là để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng vì vậy kỹ năng bán hàng cũng là một trong những kỹ năng tiên quyết.
Như topcvai.com đã chia sẻ ở trên, đây là ngành luôn thay đổi nên việc thích ứng cũng như sự sáng tạo thích hợp là những điều rất quan trọng. Sáng tạo trong Marketing để đem lại sự tươi mới cho sản phẩm, những dịch vụ đính kèm tiện lợi cho khách hàng. Tổ chất tiếp theo mà nhân viên Marketing cần có là sự tin tin. Bởi tự tin giúp chúng ta có động lực tin vào chính kiến, vào kế hoạch của mình. Nhưng cũng không vì thế mà bảo thủ, cố chấp giữ suy nghĩ, luôn cho là đúng. Bởi vậy sự tiết chế, tư duy logic luôn là sự cần thiết với bất kì công việc nào.
Xem thêm: Cách Marketing hiệu quả, đâu là cách dành cho doanh nghiệp bạn?
5. Học marketing thương mại ở đâu?
Hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn marketing thương mại làm chuyên ngành học của mình khi những ứng dụng của nó trong đời sống và hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến. Đặc biệt, ngành này có cơ hội rất dồi dào giúp các bạn dễ dàng kiếm việc làm cho tương lai. Bạn có thể tham khảo khối ngành marketing thương mại tại các trường đại học uy tín như: đại học Thương Mại, đại học Kinh tế Quốc dân,... và các trường cao đẳng thương mại, kinh tế khác. Các khối ngành này thường có tổ hợp xét điểm đầu vào là khối D hoặc A01 với điểm chuẩn khá cao, vì vậy nếu muốn làm việc trong lĩnh vực này bạn nên đầu tư nhiều hơn về kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân mình.
Qua những chia sẻ giới thiệu về marketing thương mại là gì, vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những điểm nổi bật phân biệt marketing thương mại và những yếu tố tạo nên thành công cho mỗi chiến lược, mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức và được truyền tải niềm say mê với ngành nghề này, phấn đấu để lọt vào top các trường đại học đào tạo uy tín nhất.
Tham gia bình luận ngay!