1. Hướng dẫn viết CV xin việc giáo viên
Đối với CV xin việc trong ngành nghề giáo viên thì thật sự cần lưu ý và cẩn trọng hơn trong cách viết CV của các ngành nghề và công việc khác. Trong một bản CV có rất nhiều mục để viết và điền thông tin, nhưng chúng ta cần tuyệt đối lưu ý đến những mục sau:
- Mục tiêu công việc: Ở phần mục tiêu công việc của nghề giáo viên thì thật sự rất cần và phải làm bật lên được phần mục tiêu nghề nghiệp trong cv: Ở vị trí mong muốn của bạn, bạn muốn trở thành một giáo viên như nào (ví dụ: muốn trở thành một giáo viên giỏi của trường, muốn làm một giáo viên dạy lớp chọn…) và sở thích của bạn để được trở thành một giáo viên giỏi, không nên đưa vào đây quá chung chung cũng như quas chi tiết và cụ thể.
Ta có thể lấy ví dụ như sau: Giúp các học sinh tiếp thu được lượng kiến thức một cách thật khoa học và hiệu quả bằng việc làm là luôn tự trau dồi kiến thức cho bản thân người thầy và thay đổi cho mình các phương thức dạy học sao cho phù hợp với học sinh của mình. Đào tạo ra được nhiều học sinh đỗ được các trường Đại học top đầu và trở thành những người giáo viên dạy giỏi cấp thành phố sau 2 đến 3 năm làm việc tại trường.
- Kinh nghiệm công việc: Thật sự thì nghề giáo viên rất khác với những ngành nghề khác trong xã hội. Vậy nên với các kinh nghiệm của các công việc trước đó bạn đã làm sẽ không được áp dụng vào nghề giáo viên này. Khi bạn đã có kinh nghiệm trong ngành, bạn đã có khoảng thời gian thực tập cũng như giảng dạy ở các trường hoặc bạn đi gia sư khi đang còn trên giảng đường đại học, đi dạy thêm các trung tâm… Như vậy, chắc hẳn kinh nghiệm của bạn đã có, nhưng bạn hãy sắp xếp lại kinh nghiệm của bạn và tổ chức sắp xếp nội dung phần này một cách thật khoa học và đầy đủ nhất. Trong thời gian mà bạn thực tập thì bạn đã rút ra được những bài học như thế nào, hay bạn có nghiên cứu về khoa học, bài thi, hay bài khảo sát của các học sinh mà bạn muốn tiếp cận… Trong suốt quá trình thực tập của bạn bạn đã học và rút a cho mình được những kinh nghiệm gì, hãy nêu nó bật lên ở phần này trong cách làm CV online giáo viên của bạn.
- Kĩ năng: Về phần kĩ năng giảng dạy trong nghề giáo viên chăn hẳn lầ một kĩ năng rất quan trọng đối với ngành nghề này. Từ giọng nói đến khả năng truyền đạt tốt của bạn sẽ góp phần để bạn được ứng tuyển và trở thành giáo viên giỏi trong tương lai. Kĩ năng về việc tổ chức hây quản lý đồi phối được những lớp học cũng là một kĩ năng mà người thầy nào cũng phải có được. Bạn hãy liệt kê các kĩ năng mà bạn có nhưng chỉ trong khoảng 2 câu nhé!
- Chứng chỉ, bằng cấp: Chứng chỉ sư phạm là một trong những điều phải bắt buộc với những người làm nghề liên quan đến sư phạm. Ngoài ra, trong thời bạn vẫn còn trên giảng đường và đã tham gia các khóa học thêm như thế nào bạn cũng có thể đề cập vào phần này. Ví dụ như về chứng chỉ kĩ năng giao tiếp, thuyết trình do trung tâm XYZ cấp… nhưng quan trọng nhất vẫn là cách thể hiện của bạn với nhà tuyển dụng.
2. CV giáo viên tiểu học
Cũng gần giống như các loại CV hành chính nhân sự và một số ngành nghề khác thì CV xin việc giáo viên tiểu học hầu như là sẽ giống nhau về hình thức và sẽ bao gồm các thành phần như: Thông tin cơ bản và thông tin cá nhân của người làm đơn, mục tiêu nghề nghiệp mà giáo viên muốn hướng tới, quá trình học tập và đào tạo, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng nghề nghiệp, sở thích…
Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, CV xin việc là một trong những yếu tố đầu tiên và bắt buộc cho tất cả các ứng viên muốn đi xin việc. CV xin việc chính là chiếc cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, tại CV là nơi các ứng viên chứng tỏ mình đủ năng lực cho nhà tuyển dụng, cũng như trình độ để đáp ứng được các yêu cầu công việc.
Với nội dung của một CV xin việc thì chủ yếu là trình bày về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cùng với quá trình đào tạo và thành tích mà các ứng viên đã đạt được trước khi đi vào ứng tuyển. dựa vào đây thì cũng chính là căn cứ để nhà tuyển dụng xem xét xem bạn có được trúng tuyển hay không.
Như đã nói ở trên thì CV xin việc giáo viên tiểu học cũng sẽ giống với hầu hết các CV xin việc của ngành nghề khác, và giống nhau ở các mục là: Các thông tin cá nhân của người làm CV, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, quá trình học tập và đào tạo tại trường, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng trong nghề nghiệp và sở thích… Đây sẽ là những nội dung bắt buộc phải có ở hầu hết tất cả các bản CV xin việc chứ không chỉ riêng CV ở ngành giáo viên. Tuy nhiên để tạo nên sự khác biệt cho từng phần thì người viết cần chỉnh chu, chi tiết và thật cẩn thận.
sao chép dấu bằng kiểm tra án thực sự là một quá trình quan trọng. CV xin việc giáo viên đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì trước hết bạn phải am hiểu được một trường nghề nghiệp, môi trường làm việc. Vai trò của một người giáo viên tiểu học và những tố chất cùng với kĩ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm dạy trẻ, hiểu biết về tâm lý trẻ nhỏ ở độ tuổi tiểu học để có thể gây ấn tượng mạnh và thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Với một môi trường làm việc của giáo viên tiểu học là tiếp xúc và dạy dỗ, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, tâm sinh lý các em còn chưa ổn định. Các cô giáo vừa phải thực hiện dạy dỗ, giáo dục trẻ, vừa phải sát sao đến trẻ, vừa dạy cho các trẻ những kĩ năng sống cần thiết, kiến thức về hội họa, âm nhạc và thể chất. Không chỉ là người dạy học, chăm lo và sát sao trẻ mà còn là người hóa thân và ươm mầm trí tuệ, khai sáng tài năng cho trẻ. Giáo viên tiểu học là người đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến việc hình thành phẩm chất và nếp sống cho trẻ nhỏ.
3. Kiến thức sư phạm cần thiết
Hầu hết tất cả những người làm việc mà có liên quan đến sư phạm đều cần phải đảm bảo kỹ năng nhiệm vụ cần thiết cho mình để “trồng người” tốt hơn. Như việc quản lý học sinh, kĩ năng đến việc tổ chức và sắp xếp các bài giảng của mình sao cho hợp lý, biết chuẩn bị các đồ dùng liên quan đến bài giảng và tiết giảng. Là một người giáo viên thì có cách ứng xử khéo léo và khôn ngoan là cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng cũng như hình thành ý thức của học sinh. Nắm vững từng học sinh và biết được kiến thức của học sinh đến đâu để có được những bài giảng phù hợp. Trong suốt quá trình giảng dạy, không nên chỉ dạy không mà cần phải biết quan tâm và chú ý đến các học sinh của mình để có được những biện pháp và phương pháp học bồi dưỡng phù hợp. Người giáo viên phải có được sự tham mưu với nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh để có thể quan tâm hơn đến con trẻ
Khi bạn nói đến kinh nghiệm cá nhân trong sơ yếu lý lịch, hãy nhớ mô tả chi tiết về quá trình học tập, các thành tựu và chứng nhận khen ngợi của mình và ngày có thể bắt đầu làm việc trong CV để nhà tuyển dụng có thể biết được thời gian mà bạn có thể sắn sàng nhận việc. Ngoài ra để một bản CV xin việc có một hình thức đẹp, độc đáo, gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng thì nên chú ý đến phông chữ và background CV, bìa cv, cỡ chữ trong cv,... như vậy cũng đã góp phần làm CV của bạn thêm nổi bật hơn.
Nếu như vướng mắc về một vài lý do nào đó mà bạn không thể tự thiết kế cv đẹp xin việc giáo viên thì có thể vào website topcvai.com, tại đây có rất nhiều mẫu CV về ngành giáo viên, tha hồ cho bạn lựa chọn, với những mẫu mã đẹp, độc đáo và các mẫu đầy đủ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc làm CV. Chúc các bạn thành công cùng với CV của topcvai.com.
Tham gia bình luận ngay!