1. Tổng quan về mục tiêu nghề nghiệp của telesale
Như đã trình bày ở phần mở đầu bài viết, đối với tất cả các ngành nghề, mục tiêu nghề nghiệp luôn được xe như phần khó nhằn nhất khi trình bày CV. Với ngành nghề có tính ứng dụng và linh hoạt cao như việc làm telesale, mục tiêu nghề nghiệp chính là phần khiến nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn trong công việc.
Cùng một vị trí telesale những môi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu, phương hướng phát triển riêng đối với vị trí này. Chính vì vậy khi xây dựng mục tiêu nghề nghiệp để trình bày CV bạn cũng phải dựa vào chính định hướng, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Đối với ngành telesale, các mục tiêu nghề nghiệp sẽ xoay quanh hoạt động bán hàng thông qua việc gọi điện đến tập khách hàng tiềm năng.
Việc có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp ứng viên có định hướng trong tương lai, làm việc bài bản và có kế hoạch hơn. Thêm vào đó, khi nhìn mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác định đây có phải người phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp mình không, có năng lực trong công việc hay không?
Mục tiêu nghề nghiệp là linh hồn trong bản CV đối với những ai làm telesale. Hãy tham khảo những thông tin ở phần tiếp theo để biết cách trình bài mục này sao cho cuốn hút nhất để “đốn hạ” trái tim nhà tuyển dụng nhé.
Đọc thêm: Cách viết CV xin việc telesale đúng chuẩn
2. Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp của telesale
Đến với phần thứ hai của bài viết, chúng ta hãy cùng tham khảo 2 cách viết mục tiêu nghề nghiệp phổ biến nhất cũng như đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay nhé.
2.1. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp của telesale theo thời gian
Nhiều ý kiến cho rằng, việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp nên theo trình tự thời gian. Đây là quan điểm khá đúng và phù hợp. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra khi có phương hướng cụ thể con người sẽ làm việc hiệu quả hơn. Việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp theo trình tự thời gian cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được mong muốn gắn bó của bạn đối với công việc.
Để dễ dàng và khoa học nhất khi trình bày, bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp sang thành hai ý nhỏ: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Trong đó mục tiêu dài hạn nên từ 1 đến 3 năm làm việc trở lên, mục tiêu ngắn hạn có thể chia nhỏ ra thành 3 tháng - 6 tháng - 9 tháng hoặc tùy theo quan điểm, định hướng của bạn trong công việc.
Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Mục tiêu ngắn hạn:
- Trong 3 tháng đầu tiên: làm quen với công việc và mật độ làm việc, bán được đơn hàng đạt chỉ tiêu KPI lãnh đạo yêu cầu
- Trong 6 tháng tiếp theo: vượt KPI trong công việc, xây dựng và chăm sóc tập khách hàng quen thuộc
Mục tiêu dài hạn:
- Trong 1 năm đầu tiên: là nhân viên bán vượt chỉ tiêu, luôn hoàn thành tốt công việc
- Trong 3 năm làm việc: luôn giữ vững phong độ làm việc và xây dựng được tập khách hàng thân thiết
Đọc thêm: 8 bước trong quy trình telesale giúp bạn chinh phục khách hàng
2.2. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp của telesale theo thành tích
Bên cạnh việc trình bày mục tiêu chia nhỏ thành ngắn hạn - dài hạn hãy theo một dòng thời gian nhất định, cũng có nhiều ứng viên muốn thể hiện tinh thần cầu thị và năng lực bản thân thông qua việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp thông qua những thành tích.
Cách làm này có phần mới lạ và tạo nét độc đáo trong CV, cũng sẽ thu hút được nhà tuyển dụng muốn tìm một làn gió mới cho doanh nghiệp của mình. Trong văn hóa làm việc của thời đại mới, sự tham vọng không hề mang tính tiêu cực như quan điểm cổ điển của nhiều người. Tham vọng trong công việc sẽ tạo ra động lực để chúng ta biết phấn đấu, có phương hướng làm việc sao cho phù hợp và đạt được những thành tích đó.
Dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp, bạn hãy đặt ra những thành tích phù hợp, đừng quá viển vông. Nếu doanh nghiệp bạn ứng tuyển kinh doanh những mặt hàng phục vụ đời sống như mỹ phẩm, bạn có thể đặt mục tiêu 100 đơn hàng 1 tháng nhưng nếu bạn đang muốn ứng vào 1 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, ô tô,... mục tiêu của bạn phải giảm bớt xuống.
Cùng tham khảo ví dụ dưới đây nhé:
Mục tiêu nghề nghiệp khi tham gia Công ty Mỹ phẩm ABC
- Bán được 200 đơn hàng trong 3 tháng đầu tiên tham gia công ty
- Bán được 1000 đơn hàng trong nửa năm làm việc đầu tiên
- Đạt và vượt chỉ tiêu trong 1 năm đầu làm việc
- Đạt danh hiệu nhân viên ưu tú trong thời gian làm việc tại công ty
Đọc thêm: Toàn bộ bản mô tả về công việc Telesale đầy đủ, chi tiết nhất
3. Những điều cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp của telesale
3.1. Luôn cân nhắc giữa mục tiêu bạn muốn và khả năng bản thân
Làm công việc telesale bạn có thể phải đối diện với rất nhiều áp lực từ doanh số đến tinh thần. Dù bạn muốn cống hiến cho công việc nhưng bạn phải dựa vào năng lực của bản thân, những gì bạn thực sự có thể đem lại cho doanh nghiệp.
Bạn không nên xây dựng những mục tiêu quá to tát, xa vời chỉ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ phản tác dụng ngay khi bạn phỏng vấn trực tiếp hoặc trong quá trình làm việc. Năng lực của bạn đến đâu hãy xây dựng mục tiêu đến mức đấy. Bạn có thể thể hiện thêm trong CV khả năng học tập và phát triển năng lực của bạn qua thời gian làm việc để thể hiện tiềm năng cũng như không làm mất điểm với nhà tuyển dụng.
3.2. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phải điều nhà tuyển dụng cần không?
Mỗi người sẽ có quan điểm làm việc và phương hướng phát triển cá nhân riêng. Để hiểu được điều nhà tuyển dụng mong muốn đối với ứng viên, bạn cần nghiên cứu kỹ phần mô tả công việc trong tin tức tuyển dụng hoặc thông qua trao đổi của hai bên trước đó.
Lời khuyên cho bạn là hãy tiết chế cái tôi và mong muốn cá nhân để phù hợp với yêu cầu của công việc. Nếu bạn thực sự yêu thích và muốn thử sức với công việc telesale tại doanh nghiệp này, hãy hướng mục tiêu bản thân đến những gì phù hợp với việc phát triển doanh nghiệp đó.
Đọc thêm: Tham khảo CV Telesale tiếng anh mê hoặc nhà tuyển dụng khó tính
3.3. Nội dung mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với dung lượng CV
Dù bạn muốn thể hiện mục tiêu của bản thân đến đâu bạn cũng nên trình bày sao cho gãy gọn nhất. Không nên viết quá dài dòng và ảnh hưởng đến bố cục CV.
Bản CV của bạn sẽ hoàn chỉnh nhất khi dung lượng mỗi phần đều được cân đối và phù hợp với tiều đề của phần đó. Đừng trình bày mục tiêu quá dài và rút ngắn thông tin trong phần học vấn, kinh nghiệm làm việc nhé!
Mục tiêu công việc của nghề telesale sẽ là bàn đạp giúp bản CV của bạn bắt mắt và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Ngoài phân mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cũng nên lưu ý đến trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân bạn nhé. Để ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đừng quên chăm chút và lựa chọn những mẫu CV của topcvai.com để có một bản CV hoàn hảo nhất. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để nắm vững những bí quyết trình bày CV ăn điểm bạn nhé.
Tham gia bình luận ngay!