1. Chú ý trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Trước khi viết phần mục tiêu trong CV của mình bạn cần lưu ý khi viết để tránh các lỗi cơ bản như sau:
1.1. Không viết quá dài dòng
Trong CV có nhiều nội dung cần thiết quan trọng hơn như kinh nghiệm làm việc mới cần trình bày mô tả kĩ lưỡng. Phần mục tiêu chỉ nên viết khoảng 2-3 dòng trong CV là hợp lý nhất. Nêu lên định hướng nhất định, có màu sắc riêng để không quá phô trương nhưng người đọc vẫn thấy được giá trị của phần mục tiêu. Còn các phần khác như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, sở thích, kỹ năng cá nhân thì chỉ cần điền đầy đủ, chính xác thông tin về bản thân là được.
1.2. Không viết mục tiêu chung chung, khó hình dung
Cách viết CV xin việc các ngành nghề khác nhau thì mục tiêu cũng khác nhau, các đối tượng viết khác nhau đều cần có mục tiêu rõ ràng. Các mục tiêu chung giống nhau ở mỗi người như: “mong muốn có công việc ổn định, môi trường làm việc phù hợp, …” sẽ làm cả CV của bạn bị đánh giá thấp.
1.3. Viết mục tiêu đúng ngành truyền thông của công ty ứng tuyển
Việc làm ngành truyền thông có nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau, khi thiết kế CV cho bản thân để nộp vào công ty này chưa chắc đã dùng được ở công ty khác. Phần mục tiêu nghề nghiệp đúng với dự định của bạn nhưng vẫn cần phù hợp với công ty.
2. Hướng dẫn cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Ngành truyền thông hiện nay có 4 lĩnh vực chính bao gồm báo chí, truyền thông thực hành, truyền thông bằng phương tiện và nghiên cứu về truyền thông.
Mỗi lĩnh vực cần có mục tiêu khác nhau, bạn cần xác định được mình làm trong lĩnh vực nào, công ty tuyển dụng cần bạn cho vị trí nào? Có được câu trả lời và cơ hội việc làm lĩnh vực đó đang đến với bạn, cùng tham khảo các mục tiêu nghề nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể, chi tiết.
2.1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông báo chí
Các vị trí trong lĩnh vực báo chí bao gồm nhà báo, phóng viên, biên tập viên là những người làm về tin tức, mang những thông tin cần thiết đến với mọi người. Yêu cầu đối với người đưa tin cần phải chính xác và nhanh chóng.
Những người làm báo chí thực thụ đều thích viết lách, có tư duy về các sự việc rõ ràng, đưa quan điểm của mình chia sẻ đến khán giả. Hiểu được những công việc phải làm, những đòi hỏi của công việc cũng như sở trường, sở thích của bạn khi làm công việc đó, bạn có thể đưa ra định hướng cho bản thân 1 cách phù hợp.
Ví dụ:
- Mục tiêu được làm việc trong môi trường năng động, thỏa sức sáng tạo đem đến những nội dung có giá trị cho khán giả. Trở thành phóng viên chuyên nghiệp mang đến các thông tin chính xác kịp thời phục vụ nhu cầu cho người dân.
- Được tiếp xúc với các vấn đề nhạy cảm hiện nay, đưa quan điểm đúng đắn, xác thực, có tính thuyết phục vào thực trạng vấn đề. Trở thành ký giả được nhiều người tin đọc.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông thực hành
Truyền thông thực hành bao gồm: PR, truyền thông kinh doanh, truyền thông phi lợi nhuận
Truyền thông thực hành phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp hay các tổ chức phi chính phủ mang giá trị của tổ chức đến với người dùng. Mục đích của truyền thông thực hành là quảng bá truyền tải nội dung phát triển rất mạnh ở Việt Nam.
Những người làm truyền thông PR hay tên gọi quen thuộc thường dùng hơn là marketing làm các công việc quảng cáo, đưa những thông tin bổ ích về sản phẩm của doanh nghiệp đến nhiều người quan tâm. Người làm quảng cáo phải nắm bắt được xu thế thị trường, lồng ghép khéo kéo để đưa tin tức đến người đọc 1 cách vui vẻ dễ tiếp cận.
Ví dụ:
- Với những kiến thức xã hội và khả năng áp dụng thực tế của tôi sẽ mang những lợi ích tuyệt vời của sản phẩm công ty đến với khán giả 1 cách gần gũi, được khán giả nhiệt thành tiếp nhận. Mục tiêu trong 2 năm thăng chức lên trưởng nhóm phát triển truyền thông sản phẩm.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp ngành phương tiện truyền thông
Làm việc với các phương tiện truyền thông như máy ảnh, máy quay, các thiết bị liên quan người trong lĩnh vực này cần phải có đầu óc tư duy sáng tạo, có kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh, video. Sản phẩm của ngành này là các bộ phim tài liệu, các MV ca nhạc hay các áp phích giới thiệu, quảng cáo, …
Môi trường làm việc trong ngành truyền thông trẻ trung, năng động chia thành 2 nhóm sản xuất và kịch bản. Người làm kịch bản đưa sức tưởng tượng của mình vào để nhóm sản xuất đưa ra nội dung hay hấp dẫn.
Ví dụ:
- Mang đến những video chất lượng, có nội dung hấp dẫn người xem trên các nền tảng mạng xã hội youtube, tiktok. Trở thành gương mặt đại diện của công ty trên sóng các mạng xã hội công ty sử dụng.
2.4. Mục tiêu nghề nghiệp ngành nghiên cứu truyền thông
Đối với đặc thù ngành nghiên cứu đòi hỏi người làm việc phải có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực truyền thông, có trình độ phân tích đưa ra hướng đi truyền thông cho công ty. Mục tiêu của việc nghiên cứu là đưa ra ý kiến, giải pháp để thay đổi thực trạng truyền thông của công ty.
Người nghiên cứu truyền thông cần có học thức cao, am hiểu đa dạng nhiều mảng truyền thông, áp dụng các phương pháp truyền thông có hiệu quả vào thực tế tại công ty.
Ví dụ:
- Đưa ra các giải pháp truyền thông thích hợp với công ty bằng kinh nghiệm chuyên ngành của mình. Mục tiêu trong 5 năm trở thành trưởng phòng truyền thông tại công ty.
3. Ý nghĩa của mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp trong phần CV thể hiện bạn là người có mục đích làm việc rõ ràng, có động lực làm việc phát triển thăng tiến trong công việc. Mục tiêu nghề nghệp còn cho nhà tuyển dụng thấy rằng khả năng gắn bó lâu dài với công ty.
Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, có định hướng phát triển rõ ràng với ngành nghề là điểm xem xét để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Còn mục tiêu của người đã có nhiều kinh nghiệm thể hiện mong muốn gắn bó với công ty.
Ngành truyền thông là ngành có môi trường làm việc trẻ trung, có nhiều tính sáng tạo, là nơi các bạn trẻ phát triển tài năng của mình. Nhưng cũng là ngành khó khăn, có nhiều trở ngại, công việc luôn đòi hỏi phải tư duy tạo ra nội dung mới.
Nếu không có mục tiêu khi làm việc trong ngành truyền thông, không có sở thích, niềm đam mê với nghề rất khổ để duy trì hoạt động làm việc ở đây. Khác với những ngành khác, nghề truyền thông luôn phải có yêu tố mới trong công việc.
Hơn thế nữa, đối với lĩnh vực báo chí thậm chí là còn nguy hiểm đến tính mạng người làm nghề. Có nhiều mặt trái của xã hội, những tệ nạn xã hội người làm phóng viên phải đưa mình vào nơi phức tạp có nhiều hiểm nguy để ghi lại hình ảnh lột trần các tệ nạn ra ánh sáng mang lại thông tin hữu ích cho mọi người.
Việc có mục tiêu kiên định, có định hướng tích cực, nhiều nhiệt huyết trong công việc, rất cần thiết trong ngành truyền thông. Bởi ngành truyền thông là ngành vất vả, không dành cho những người ôn hòa, thích cuộc sống ổn định.
Nói tóm lại, mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông phụ thuộc vào nhu cầu của bạn và đòi hỏi từ nhà tuyển dụng. Kết hợp giữa các yếu tố và đưa ra định hướng phù hợp, tạo ra cầu nối phát triển lợi ích cả đôi bên.
Tham gia bình luận ngay!