Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-05-31 10:03:45

Đối với tất cả các công việc khi đi xin việc thì phần mục tiêu nghề nghiệp đều quan trọng chứ không riêng gì công việc nhân viên vận hành sản xuất. Vậy bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất như thế nào để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chưa?

Đừng bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích dưới đây của topcvai.com để có thể bỏ túi cho mình những bí quyết viết mục tiêu nghề nghiệp nhé!

1. Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Đối với các nhà tuyển dụng thì mục tiêu nghề nghiệp trong cv và cách viết cv của ứng viên cho họ thấy được tư duy logic về lộ trình làm việc và sự quyết tâm phấn đấu trong công việc của ứng viên đó. Vậy nhà tuyển dụng thực sự cần tìm điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp?

- Khi nhìn vào phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có phù hợp với vị trí công việc vận hành sản xuất hay không. Khi bạn thể hiện được kế hoạch và mục tiêu bạn đang hướng tới thì tất cả những điều này đều phản ánh được tính cách con người bạn.

Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?
Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì trong mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

- Nhà tuyển dụng biết được bạn có gắn bó với công ty lâu dài hay không. Sẽ không có một đơn vị nào muốn đào tạo ra một nhân viên vận hành sản xuất có chuyên môn mà sau đó lại đi làm ở một nơi khác cả.

- Nhà tuyển dụng sẽ biết được tính cách của ứng viên thông qua những điều mà ứng viên mang lại ở mục tiêu nghề nghiệp

- Biết được bạn có phải là một ứng viên biết sắp xếp công việc vận hành một cách khoa học và hiệu quả hay chưa

Đó là những điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong phần mục tiêu nghề nghiệp vị trí nhân viên vận hành sản xuất mà bạn cần lưu ý khi viết cv.

2. Hướng dẫn cách viết và một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất dành cho bạn

Bạn có thể tham khảo qua một số gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển nhân viên vận hành sản xuất dưới đây để có viết được phần mục tiêu nghề nghiệp ưng ý.

2.1. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất trong ngắn hạn

Với mục tiêu trong ngắn hạn bạn cần đưa ra những dự định cũng như kế hoạch công việc trong thời gian tương lai gần. Những dự định bạn đưa ra nên là những dự định trong tầm kiểm soát và bạn chắc chắn thực hiện được nó.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất trong ngắn hạn
Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất trong ngắn hạn

Nếu bạn băn khoăn không biết viết như thế nào thì hãy dựa vào yêu cầu công việc nhân viên vận hành sản xuất mà công ty yêu cầu khi ứng tuyển.

- Gợi ý viết:

“Với việc thành thạo với những kỹ năng phục vụ cho việc vận hành máy móc và sự am hiểu về các loại máy móc để có thể làm quen với công việc mới một cách nhanh chóng, bên cạnh đó hoàn thành thật tốt những công việc được giao phó.”

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi trong công ty đó là: trong thời gian 2 tháng thử việc làm tốt được những công việc về quản lý vận hành máy móc sản xuất và sau 2 tháng đó sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty. Tôi muốn cống hiến thật nhiều điều cho công ty bằng những kinh nghiệm và kiến thức của tôi.”

2.2. Cách viết mục tiêu dài hạn cho công việc nhân viên vận hành sản xuất

Định hướng công việc trong thời gian dài hạn chính là đích đến cuối cùng của công việc trong tương lai. Qua mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn thì nhà tuyển dụng sẽ thấy được động cơ làm việc của bạn và đưa ra đánh giá về tầm nhìn của bạn.

Trong phần này bạn nên trình bày được mục tiêu dài hạn phù hợp với việc làm vận hành sản xuất và những mục tiêu này cũng cần phải đem lại lợi ích cho công ty. Một mẹo cho bạn khi viết mục tiêu dài hạn đó chính là sử dụng mục tiêu ngắn hạn để làm bàn đạp cho mục tiêu dài hạn.

Cách viết mục tiêu dài hạn cho công việc nhân viên vận hành sản xuất
Cách viết mục tiêu dài hạn cho công việc nhân viên vận hành sản xuất

- Gợi ý viết:

“Trong quá trình làm việc tại vị trí vận hành sản xuất tôi muốn mình có thể nâng cao được trình độ học vấn và kỹ năng làm việc để sẵn sàng nhận các trách nhiệm cao hơn. Tôi hy vọng với sự chỉ dẫn tận tình của ban lãnh đạo và sự hỗ trợ hết mình từ đồng nghiệp thì tôi có thể hoàn thành mục tiêu này.”

“Mục tiêu dài hạn của tôi khi làm việc tại công ty đó là từng bước đến gần hơn với các vị trí quản lý hoặc trưởng phòng vận hành sản xuất trong công ty. Tôi sẽ cố gắng làm thật tốt những mục tiêu ngắn hạn đã đề ra để làm tiền đề vững chắc cho những thành công sau này.”

2.3. Mục tiêu trong 3 đến 5 năm khi làm công việc nhân viên vận hành sản xuất

Mục tiêu công việc bạn viết cần phải gắn liền với mục tiêu chung của công ty và làm cho nhà tuyển dụng có niềm tin rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc nhân viên vận hành sản xuất tại công ty.

Mục tiêu trong 3 đến 5 năm khi làm công việc nhân viên vận hành sản xuất
Mục tiêu trong 3 đến 5 năm khi làm công việc nhân viên vận hành sản xuất

- Gợi ý viết:

“Trong 3 đến 5 năm tới làm việc tại công ty, mục tiêu của tôi là trở thành một quản lý điều hành sản xuất hoặc trưởng phòng điều hành. Sẽ là một vinh dự rất lớn khi mà công ty tạo cơ hội cho tôi được phát triển và hoàn thành mục tiêu của mình.”

“Mục tiêu trong 3 năm tới của tôi đó là hoàn thành khóa học nâng cao trình độ vận hành máy móc, tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của nhiều loại máy móc khác nhau. Chinh phục được những vị trí cao hơn trong công việc. Tạo dựng được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và các đối tác trong công việc.”

2.4. Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường khi xin việc tại vị trí nhân viên vận hành

Với những ứng viên là sinh viên mới ra trường thì chắc chắn sẽ khó khăn trong việc viết mục tiêu dài hạn, bởi lẽ những ứng viên này chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, hãy tham khảo mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất dưới đây của chúng tôi.

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

- Gợi ý viết:

“Với những kiến thức và kỹ năng được trau dồi trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường và thời gian đi thực tập. Tôi mong rằng những kiến thức này sẽ đóng góp được vào sự phát triển của công ty và hỗ trợ các đồng nghiệp trong công việc.”

“Tôi muốn được sử dụng những kiến thức về vận hành máy móc sản xuất mình đang có để áp dụng vào thực tế công việc trong công ty. Tôi mong muốn được học hỏi trau dồi và hoàn thiện bản thân hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.”

2.5. Viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhân viên vận hành

Nhiều người có kinh nghiệm cứ nghĩ rằng họ có thể viết được một mục tiêu nghề nghiệp chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết những người này đều gặp phải một lỗi giống nhau đó chính là quá tham lam khi viết về mục tiêu nghề nghiệp.

Bạn không nên lan man và đưa quá nhiều thông tin gây đến nhiễu thông tin và không đúng với điều mà nhà tuyển dụng mong muốn. Bởi nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết những thông tin đó của bạn.

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm làm việc
Viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh đó, bạn cần biết vị trí của mình ở đâu, khả năng làm việc thế nào để viết phần thông tin này cho phù hợp với công việc vận hành sản xuất.

- Gợi ý viết:

“ Với kinh nghiệm 6 năm làm việc trong công tác vận hành máy móc sản xuất thì tôi tin chắc mình sẽ thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Tôi hy vọng với những kinh nghiệm mà mình có sẽ đóng góp cho sự phát triển của công ty và đảm nhận những vị trí cao hơn trong công việc.”

“Trong những năm làm việc tại công ty trước đây thì tôi đã không những học hỏi và trau dồi bản thân để hoàn hảo hơn. Và hiện nay, tôi đã sẵn sàng cho những vị trí mới trong công việc để có thể đóng góp tích cực và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.”

3. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất như thế nào?

Vị trí của mục tiêu nghề nghiệp nằm ở phần đầu của CV, dễ dàng cho nhà tuyển dụng xem xét được định hướng công việc tương lai của bạn. Phần mục tiêu này bạn nên chọn từ ngữ phù hợp chuyên nghiệp. Ngoài ra độ dài phần này chỉ nên tóm gọn trong 3-4 dòng nhưng vẫn đầy đủ. 

Như đã trình bày ở trên thì mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng, không thể thiếu. Sau khi viết xong bạn phải rà soát lại xem chủ vị ngữ của câu có đầy đủ, liệu đã diễn đạt rõ ràng hay chưa, có bị lỗi chính tả hay lỗi font hay không.

 

Qua những chia sẻ đầy hữu ích của topcvai.com, mong rằng những ứng viên khi viết về mục tiêu nghề nghiệp nhân viên vận hành sản xuất sẽ không còn phải bối rối và có được phần mục tiêu ưng ý nhất cho công việc của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: