Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh, định hướng nhà quản lý

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-05-29 16:55:27

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học sản sinh ra các nhà quản lý hiện nay. Và việc làm quản trị kinh doanh chính là một trong những việc làm có sức hấp dẫn khó cưỡng với những ứng viên mong muốn đạt được cho mình một vị trí tiềm năng. Tất nhiên, để bắt đầu cho hành trình vươn tới những vị trí cao hơn thì một CV xin việc và mục tiêu quản trị kinh doanh rõ ràng sẽ là yếu tố mở màn cần được chăm chút một cách cẩn thận. Viết mục tiêu quản trị kinh doanh sao cho chuẩn nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thể hiện được tầm nhìn của một nhà quản lý trong tương lai thông qua mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh.

1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Khác với những lĩnh vực khác, quản trị kinh doanh mang yếu tố và thiên hướng về việc quản lý cũng như điều hành các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế mà quản trị kinh doanh đòi hỏi một sự định hướng và tầm nhìn rõ ràng cũng như khả năng điều hành mang lại những kết quả từ những người đảm nhận và theo đuổi lĩnh vực này.

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Và để nắm lấy cơ hội cho mình với các vị trí, việc làm quản trị kinh doanh thì một bản CV xin việc với mục tiêu quản trị kinh doanh chuẩn chỉnh là hết sức cần thiết. Liệu bạn có thể hiện được sự định hướng đó hay không sẽ còn phụ thuộc vào cách viết cv và truyền đạt của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh trong CV xin việc quản trị kinh doanh.

Đọc thêm: Bạn nên học quản trị kinh doanh hay marketing?

1.1. Những yếu tố cần có ở một mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

- Mục tiêu nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh cần rõ ràng, cụ thể

Một mục tiêu nghề nghiệp chung chung và đại khái với 2, 3 dòng sẽ không bao giờ là mục tiêu nghề nghiệp được các nhà tuyển dụng đánh giá cao trong quản trị kinh doanh. Nếu bạn là một ứng viên và mong muốn ứng tuyển với vị trí quản lý thì sự cụ thể và rõ ràng là yêu cầu bắt buộc cần phải đáp ứng.

Bởi với vai trò là người điều hành và hoạch định, bạn sẽ cần cho những cấp dưới, thành viên trong nhóm của mình thấy được mục tiêu cần đạt được là gì và cách thức thực hiện như thế nào. Mọi thứ đều cần được vẽ ra trước mắt một cách cụ thể nhất để tránh cho việc nhầm đường hay tạo ra các sai lầm không đáng có.

Yếu tố cần có?
Yếu tố cần có?

Chính vì thế mà việc bạn định hướng bản thân như thế nào, kế hoạch của bạn ra sao với vị trí mà bạn ứng tuyển nên được thể hiện rõ trước nhà tuyển dụng.

- Mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản trị kinh doanh gắn với tình hình thực tế

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mọi mục tiêu được đặt ra đều cần gắn với tình hình thực tế. Bạn chẳng thể nào ứng tuyển vị trí Giám đốc kinh doanh nếu như không hề có kinh nghiệm về việc kinh doanh hay chưa từng quản lý bất kỳ một nhân viên nào. Những mục tiêu xa vời thực tế và vượt quá khả năng của bản thân sẽ là những mục tiêu mông lung và gây hoang mang nhất, bởi không có điều gì được khẳng định chắc chắn ở đây và việc lựa chọn bạn thực sự là không có cơ sở.

Thay vào đó, bạn nên đưa ra những mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế và khả năng hiện tại của bạn. Bởi vì bạn có điều này cho nên bạn tự tin đưa ra mục tiêu như kia, đây chính là một cơ sở cho phép bạn khẳng định năng lực cũng như việc thực hiện hóa các mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh được đưa ra.

- Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh có thời hạn

Mọi mục tiêu đều sẽ có sự thay đổi khi hoàn cảnh và các yếu tố tác động có sự thay đổi. Chính vì thế mà mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh cần có một thời hạn.

Định hướng rõ ràng
Định hướng rõ ràng

Bạn không thể dành cả đời để thực hiện một mục tiêu được, thay vào đó, hãy đưa ra thời gian cụ thể với mục tiêu mà bạn hướng tới. Việc đưa ra một mốc thời gian sẽ giúp bạn tạo được cảm tình với nhà tuyển dụng hơn khi có một kế hoạch rõ ràng cho lộ trình thăng tiến của bản thân. 

- Mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản trị kinh doanh thỏa mãn nhà tuyển dụng

Mọi điều mà bạn đưa ra suy cho cùng đều nhằm mục đích chính là để CV của bạn lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng. Do vậy mà việc thỏa mãn được các nhà tuyển dụng sẽ đưa bạn trở thành một ngôi sao sáng trên bầu trời với rất nhiều các ứng viên quản trị kinh doanh khác nhau. 

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh thỏa mãn nhà tuyển dụng là mục tiêu đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng ở một ứng viên cho vị trí quản trị kinh doanh. Tức là họ có thể mong muốn về kỹ năng, tố chất, kiến thức và điều bạn cần làm là show được những điều đó thông qua mục tiêu nghề nghiệp mà bản thân đưa ra.

Việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thực sự là một ứng viên tiềm năng cho vị trí quản trị kinh doanh mà họ đang tìm kiếm.

Thỏa mãn nhà tuyển dụng
Thỏa mãn nhà tuyển dụng

1.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh như thế nào?

Khi đã biết được những yếu tố cần có ở một mục tiêu nghề nghiệp thì điều tiếp theo mà các bạn cần biết đó chính là viết như thế nào. Hay chính xác hơn là làm cách nào để viết một mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh đem lại hiệu quả?

- Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về JD quản trị kinh doanh

JD là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng đọc, nhưng không phải ai cũng có sự vận dụng tốt dựa vào JD mà mình được cung cấp. Hầu hết các ứng viên thường đọc các bản mô tả công việc một cách qua loa, đại khái. Tuy nhiên, điều này thực sự không nên bởi bạn sẽ biết được rất nhiều điều thông qua JD đó.

+ Những nhiệm vụ của bản thân mình là gì? Từ đó suy ra được những điều bản thân cần có cho vị trí quản trị kinh doanh. Có thể là cách hoạch định chiến lược, cách tổ chức hiệu quả các công việc hay cách sử dụng nhân lực phù hợp,...

+ Những yêu cầu về công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra là gì? Áp dụng vào chính bản thân để xem mình có sở hữu những điều đó hay không và đâu là thế mạnh mình có thể phát huy?

Viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

Ví dụ như bạn có kỹ năng lãnh đạo thì điều này chính là thế mạnh để bạn thể hiện qua mục tiêu nghiệp trong việc quản lý tốt nhân viên với vai trò quản trị kinh doanh hoặc ở một vị trí cao hơn,...

- Đứng trên lập trường nhà tuyển dụng

Khi bạn đã hiểu được bản mô tả công việc quản trị kinh doanh thì hãy bắt tay vào việc viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, thay vì viết với tư cách ứng viên thì bạn nên đứng dưới góc độ của nhà tuyển dụng. Họ mong muốn một mục tiêu thể hiện được điều gì? Mục tiêu ra sao sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Điều này sẽ giúp cho mục tiêu quản trị kinh doanh được chất lượng và mang đến hiệu quả cao hơn.

Đọc thêm: Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?

2. Một vài mẫu mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh cho bạn

Sau khi đọc các chỉ dẫn phía bên trên, ngay dưới đây là các ví dụ để giúp bạn hình dung rõ hơn về các cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh trong CV cụ thể theo từng đối tượng, hãy cùng đọc tham khảo nhé!

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh đối với ứng viên theo kinh nghiệm

- Mẫu đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm trong ngành quản trị kinh doanh

+ Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Trong 2 tháng làm việc đầu tiên tại doanh nghiệp, mục tiêu cụ thể của tôi là nắm rõ các quy tắc và môi trường làm việc tại quý công ty. Có các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong phòng ban và các phòng ban khác, thực hiện tốt các công việc được giao và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

+ Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, có bằng MBA sau khi tốt nghiệp đại học, cùng với đó là sự thành thạo trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp trước đây. Trong 3 năm tới phấn đấu tại quý công ty, tôi mong muốn mình có thể đạt được chức vị trí trưởng phòng kinh doanh, được thực hiện các công việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực và các chiến lược phát triển cho công ty.

- Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm

+ Mục tiêu ngắn hạn: Với một môi trường mới, trong 3 tháng làm việc tại đây, tôi mong muốn bản thân sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, đồng thời học hỏi các kỹ năng cũng như hoàn thành tốt các công việc mình được giao.

+ Mục tiêu dài hạn: Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh đại học Kinh tế Quốc dân, tôi am hiểu nhất định về một số lĩnh vực quản trị, cùng với những nỗ lực học hỏi và phấn đấu của mình, tôi tự tin có thể trở thành một chuyên viên chuyên nghiệp trong phòng quản trị kinh doanh, đem lại những hiệu quả cao trong các chiến lược của mình.

Một vài mẫu tham khảo
Một vài mẫu tham khảo

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp theo vị trí công việc

- Đối với vị trí nhân viên kinh doanh

+ Mục tiêu ngắn hạn: Nắm vững nghiệp vụ kinh doanh của công ty, môi trường làm việc và phát huy được tối đa năng lực bản thân trong môi trường làm việc năng động, trẻ trung tại công ty.

+ Mục tiêu dài hạn: Trong vòng 5 năm tới mong muốn trở thành một chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Có nhiều đóng góp và cống hiến nổi bật. Có cơ hội thăng tiến trong công việc và trở thành

- Đối với vị trí nhân viên marketing

+ Mục tiêu ngắn hạn: Với tấm bằng giỏi chuyên ngành marketing, có chứng chỉ về digital marketing, có kinh nghiệm trong một số hoạt động marketing doanh nghiệp. Trong những ngày đầu tại quý công ty, tôi mong muốn bản thân sẽ hòa nhập nhanh chóng và môi trường năng động này, đồng thời phát huy năng lực bản thân phù hợp với những yêu cầu và định hướng của công ty đưa ra.

+ Mục tiêu dài hạn: Xây dựng được những chiến lược marketing hiệu quả đóng góp cho việc kinh doanh của công ty, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc để trở thành một marketer chuyên nghiệp, một giám đốc marketer trong tương lai.

- Đối với nhân viên hành chính nhân sự

+ Mục tiêu ngắn hạn: Có một công việc ổn định, tích lũy thêm nhiều kỹ năng trong việc, xử lý được công việc nhanh chóng và hiệu quả.

+ Mục tiêu dài hạn: Phát huy được năng lực của bản thân góp phần vào những thành tựu của doanh nghiệp. Trở thành một trưởng phòng nhân sự sau 5 năm tới.

Với các đối tượng ứng viên cụ thể
Với các đối tượng ứng viên cụ thể

Ngoài mục tiêu nghề nghiệp ra thì các bạn cũng nên chú trọng tới các phần thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng bản thân để cv của bạn trở nên hoàn thiện hơn.

Đối với các mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể linh hoạt điền những mục tiêu mà bản thân mong muốn cho từng vị trí khác nhau sao cho phù hợp. Một số lưu ý trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp, đó là hãy chú ý đến 2 mục tiêu cụ thể là dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn cần được bám sát vào mục tiêu dài hạn và bổ trợ cho mục tiêu đó. Thông qua những ví dụ về một số mục tiêu nghề nghiệp đối với từng vị trí cụ thể phía trên, hy vọng bạn đã bỏ túi riêng cho mình được những mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mình.

Nếu bạn có quan tâm và mong muốn được theo dõi thêm các bài viết có liên quan đến CV hoặc mục tiêu nghề nghiệp các ngành nghề khác, vậy thì hãy theo dõi website để được chúng tôi cung cấp những thông tin quý giá hơn nữa nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: