1. Năng động sáng tạo là gì? Tại sao cần năng động sáng tạo trong công việc
Năng động sáng tạo là một cụm tính từ ý chỉ một người luôn trong tư thế sẵn sàng để học tập, học hỏi và luôn tìm tòi, phát triển những ý tưởng mới. Thông thường những người được gọi là có đức tính năng động sáng tạo thường là những người khá đa di năng, có thể làm nhiều việc khác ở mức cơ bản cho dù việc đó không phải chuyên môn. Những người này là những người nhanh nhẹn hoạt bát, và luôn đem đến những ý tưởng hay ho, mới lạ, độc đáo. Bên cạnh đó thì người ta vẫn dùng cụm “Năng động sáng tạo” giống như là biểu ngữ để khích lệ tinh thần làm việc của công nhân viên đoàn thể, công ty, doanh nghiệp phải luôn cố gắng phấn đấu để đổi mới những cái cũ và phát triển tốt hơn.
Năng động sáng tạo luôn cần thiết trong công việc cho dù đó là những công việc đã cố thủ hay đã được rập khuôn theo quy trình thì tính năng động sáng tạo của nó vẫn trở nên cần thiết. Bởi lẽ trái đất thì luôn vận hành, nhu cầu cuộc sống và văn minh nhân loại thì không dừng lại và luôn liên tục đổi mới. Nếu một cái gì đó mãi đứng im thì nó sẽ sớm trở thành lạc hậu và bị đào thải. Tuy nhiên khi có được năng động sáng tạo, cụ thể là những người năng động sáng tạo thì mới có những công cuộc đổi mới, những tinh hoa mới và có những tín hiệu mới để phát triển theo hướng mới. Đôi khi việc năng động sáng tạo còn giúp người ta thoát ra khỏi một cái lối mòn và khiến một doanh nghiệp nào đó đứng trên bờ vực phá sản có thể “chuyển thế càn khôn” phát triển lên như “diều gặp gió”.
Tham khảo: Tư duy sáng tạo là gì? Giải pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo
2. Những biểu hiện của năng động sáng tạo
Khi mà đã trở thành những lời cổ động những biểu ngữ thì chắc chắn “năng động sáng tạo” phải có những biểu hiện cụ thể để có thể dựa vào và đánh giá. Biểu hiện của “năng động sáng tạo” sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ chỉ tập trung đề cập đến biểu hiện của năng động sáng tạo trong môi trường công sở.
2.1. Say mê học hỏi và nghiên cứu
Một người năng động sáng tạo họ có dành hàng giờ đồng hồ để nghiên cứu về một vấn đề nào đó một cách tỉ mỉ và cẩn trọng. Với những người này, kiến thức là vô hạn và học tập không bao giờ là thừa thãi. Vì thế mà khi được tiếp thu nguồn kiến thức nào đó họ rất say mê để học hỏi. Đây được xem là bản lề, là nền móng để có thể năng động sáng tạo có cơ sở chứ không phải là một “sáng tạo” tùy hứng. Trong công việc chúng ta sẽ thường thấy hình ảnh của những nhân viên luôn tập trung hết sức vào công việc, nó rất ít khi bị xao nhãng với một vấn đề ngoài lề nào đó, trừ khi đó là một vấn đề cấp bách mà họ buộc phải ưu tiên sự chú ý cho. Bất kỳ một cuộc họp, một buổi tọa đàm hay đào tạo nào, những nhân viên năng động sáng tạo luôn ghi chép và chăm chú theo dõi. Và điểm dễ thấy nhất của họ là họ luôn đặt câu hỏi cho những vấn đề gây tranh cãi, luôn đưa ra chính kiến của mình và bằng mọi cách để hiểu những điều mà họ chưa thể tiếp nhận của người khác. Đó được gọi là sự chủ động lĩnh hội kiến thức và là động lực để cho những ý tưởng sau này.
2.2. Linh hoạt xử lý các tình huống
Nếu chỉ chăm chỉ và ham học hỏi không thôi có lẽ sẽ khó mà phân biệt được giữa một người năng động sáng tạo và một người cù lần. Sự khác biệt này thể hiện giữa những con người luôn nghe theo mọi sự chỉ dẫn của người khác và làm việc cẩn thận rập khuôn và khá là chỉn chu, ngược lại là những con người luôn có sự linh hoạt để xử lý các tình huống. Mặc dù việc làm theo một baren rất tốt song lại vô cùng bị động và có thể không xử lý kịp thời, gây ra những hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp. Có thể thấy trong tùy mỗi tình huống cụ thể mà những người có sự năng động sáng tạo sẽ linh hoạt để tùy cơ ứng biến. Họ sẽ luôn tìm phương án tốt nhất sau khi đã thực hiện đúng các quy trình cơ bản, điều này để giảm thiểu tối đa những hậu quả nặng nề để lại. Vì thế mà đặc biệt với những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng như: nhân viên kinh doanh, lễ tân, tư vấn thường được yêu cầu về đức tính năng động sáng tạo trong công việc.
Đọc thêm: Chuyên môn nghiệp vụ là gì?
2.3. Dám nghĩ dám làm
Năng động sáng tạo là luôn là người chủ động tìm tòi và cũng là người chủ động thực hiện những ý tưởng đó của mình. Đó là đặc tính dám nghĩ dám làm của một người năng động sáng tạo. Mỗi khi một ý tưởng, một phát minh được nảy ra, bạn phải là người dũng cảm, mạnh mẽ và kiên trì để thực hiện nó. Nó khác hoàn toàn với những người chỉ nghĩ ra và “đắp chiếu” để đó. Trên thực tế, không phải 100% những sáng kiến mới đều được áp dụng thành công, song làm thế nào để biết là thành công? Chỉ có duy nhất một cách để chính là làm thử. Khi bạn làm bạn mới biết được nó có thực sự phù hợp với quy mô, thời gian và tính chất của công việc, nơi bạn làm việc, ít nhất tỉ lệ thành công của bạn vẫn có dù chỉ là 10% ít ỏi nếu như đó là một ý tưởng mới hoàn toàn và mạo hiểm. Thậm chí nếu chẳng may thất bại chúng ta cũng biết được nó sai ở đâu, từ đó có thể tiếp tục năng động sáng tạo ở các lần kế tiếp. Mặt khác, khi bạn không làm, thì sẽ chẳng hề có một kết quả nào ở đây. Tuy nhiên đừng là một người bồng bột mà phá vỡ ranh giới mong manh giữa năng động sáng tạo và sự “tùy hứng”. Bạn vẫn cần phải dựa theo những nguyên tắc cũng như sáng tạo trong giới hạn của mình.
2.4. Sẵn sàng thử sức với những cái mới
Đối với người lao động hiện nay, một nhân viên văn phòng hoàn toàn không chỉ làm duy nhất một nhiệm vụ mà thay vào đó họ có thể phải làm 2 đến rất nhiều các công việc khác. Mặc dù đó không phải là một sự bắt buộc nhưng đó dường như là cách khiến một nhân viên có thể thăng tiến nhanh hơn những nhân viên khác. Và hãy thử tưởng tượng với tất cả những nhân viên đều đa di năng như vậy thì rõ ràng công ty sẽ tiến lên phía trước nhanh chóng hơn. Nhân viên năng động sáng tạo luôn trong tâm thế sẵn sàng thử sức với những cái mới.
Có một câu chuyện về một vị giám đốc tài ba của công ty về viễn thông nổi tiếng trên toàn cầu như sau: ban đầu vị giám đốc này cũng chỉ là một nhân viên quèn, thế nhưng cứ sau mỗi lần sếp của anh hỏi về một lĩnh vực nào đó mà anh chưa từng làm, anh luôn cố gắng để học và làm nó, dần dần như vậy, anh đã tích lũy được nhiều điều và cuối cùng anh lên được vị trí giám đốc của công ty. Thực ra năng lực của mỗi người là vô hạn, bạn sẽ không thể biết được mình có thể làm được những gì nếu như bạn không chịu thử sức với những cái mới.
Câu chuyện trên chính là một ví dụ điển hình cho biểu hiện của năng động sáng tạo. Và còn rất nhiều những câu chuyện, bài học khác về sự thành công của một người năng động sáng tạo trong sự nghiệp. Với công ty, doanh nghiệp, tổ chức cũng vậy, họ cũng luôn sẵn sàng dang rộng tay với những người có sự năng động sáng tạo, vì chính cái đức tính đó của nhân viên sẽ quyết định sự tồn vọng của cả 1 tập thể.
Xem thêm: [Truyền thông là gì?] Săn lùng việc làm truyền thông hot nhất
3. Làm sao để thúc đẩy năng động sáng tạo trong công việc?
Với những biểu hiện trên có thể bạn đã xác định được bản thân mình hoặc ai đó xung quanh mình có phải là một người năng động sáng tạo hay không? Tuy nhiên nếu trong trường hợp bản thân bạn chưa đạt được điều đó, hoặc bạn là một lãnh đạo công ty, làm thế nào có thể thúc đẩy được năng động sáng tạo? Hãy cùng thử một trong hai cách sau đây!
Đầu tiên hãy thử sức với một lĩnh vực mới. Bạn đừng nhầm lẫn với làm việc này xọ việc kia. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong ngày hôm đó, các bạn hãy thử sức với một nhánh công việc mà trước đây mình chưa từng làm. Ví dụ nếu bạn là một phóng viên viết, hãy thử cầm chiếc điện thoại của mình để chụp những bức ảnh để xem những bức ảnh đó của mình có thể sử dụng được cho chính những bài viết của mình hay không? Khi bạn làm lãnh đạo cũng vậy, hãy 1 lần nói với nhân viên nào đó của mình mà bạn cảm thấy họ có năng lực như “Hôm nay, thiết kế nghỉ, em thử phác thảo cho anh một ý tưởng về poster mới của mình”. Và đó chính là kích cầu đối với năng lực sáng tạo của một người vốn xưa nay chỉ biết thụ động, chỉ đâu đánh đấy.
Cách thứ hai đó là đặt người được thử thách vào một tình huống cấp bách. Cách này đã được các nhà khoa học đặt tên là giả thức và được áp dụng thành công để phát triển năng lực, năng khiếu cũng như phản xạ của một thiên tài. Trong trường hợp này, khi Quý vị đặt nhân viên của mình vào tình huống khẩn cấp như: công ty có thể phải đóng cửa và nhân viên sẽ mất việc nếu không tìm ra một chiến lược kinh doanh mới. Và thế là bạn đã kích hoạt chế độ năng động sáng tạo của một người. Với bản thân chính mình cũng vậy, khi bạn tự đặt mình vào một deadline lẫn mục tiêu nhất định, đồng thời vạch ra hậu quả nếu không thể thực hiện, bạn sẽ phải chủ động để thay đổi và sáng tạo các phương thức mới.
Trên đây là hai cách để bạn có thể thúc đẩy sự năng động sáng tạo của một người, thậm chí là một tập thể, đội nhóm. Năng động sáng tạo là cốt lõi của sự phát triển văn minh nhân loại và cũng là ranh giới giữa động vật và con người. Vì thế mà trong bất kỳ việc gì chúng ta cũng cần có sự năng động sáng tạo. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ năng độnng sáng tạo là gì và biết cách vực dậy những ý tưởng đã “ngủ quên” và cùng bạn năng động sáng tạo trên mọi nẻo đường cuộc sống.
Tham gia bình luận ngay!