1. Trình độ học vấn là gì?
1.1. Định nghĩa về trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn bạn có hiểu là gì không? Khi nói đến cụm từ này thì ai cũng có thể trả lời được như nào được coi là trình độ học vấn. Tuy nhiên, định nghĩa về trình độ học vấn không phải ai cũng định nghĩa được trình độc học vấn là gì? Đó là cụm từ dùng để chỉ sự nâng cao trình độ học vấn của bạn. Mỗi con người sẽ có trình độ học khác nhau, và hiện nay trình độ học vấn trung của nước ta hầu hết đều tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Chỉ còn các vùng sau, vùng xa và những vùng còn khó khăn thì hiện nay vẫn chưa được đi học hoặc có trình độ học vấn còn khá thấp.
Trình độ học vấn ở trình độ bạn đạt được trong quá trình học tập của mình tại trường lớp là cấp bậc nào. Ví dụ như: Trình độ học vấn của bạn là đại học, trình độ học vấn của bạn là trung học cơ sở, trình độ học vấn của bạn là trung học phổ thông.
Trình độ học vấn của một người là thể hiện sự hiểu biết của người đó về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó được tạo tạo ở mức nào. Nếu bạn là học nghề thì mức độ đào tạo chuyên sâu của bạn sẽ ở mức là trung cấp, cao đẳng, đại học, hay cao học. Trình độ học vấn thể hiện mức độ chuyên môn của bạn và con ảnh hưởng đến công việc của bạn sau nay. Để có được một công việc tốt với một mức lương hấp dẫn thì bạn cần có bậc học và năng lực chuyên môn phù hợp. Đặc biệt với các ngành đặc thù như nghiên cứu thì trình độ học vấn chính là sự thể hiện năng lực của bạn cũng như sự hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp.
Khi nào thì bạn sẽ được hỏi về trình độ học vấn của mình? Khả năng học vấn của bạn sẽ được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn xin việc, hoặc khi viết bất kì hồ sơ hay tài liệu nào có liên quan đến việc kê khai, trình bày thông tin cá nhân của bạn.
Xem thêm: Học truyền thông ra làm gì
1.2. Các bậc học ở nước ta hiện nay?
Cơ cấu nền giáo dục nước ta hiện nay chia thành những bậc học như sau:
+ Giáo dục mầm non
+ Giáo dục cơ bản:Giáo dục tiểu học; Giáo dục trung học cơ sở; Giáo dục trung học phổ thông
+ Giáo dục chuyên biệt: Trung học phổ thông chuyên, trung học phổ thông năng khiếu; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trường phổ thông dân tộc nội trú; Trường giáo dưỡng
+ Giáo dục đại học: Trường trung cấp, dạy nghề; Giáo dục hệ cao đẳng; Giáo dục đại học
+ Giáo dục sau đại học: Giáo dục cao học; Nghiên cứu sinh
Hiện nay, trong cả nước có khoản 235 các trường đại học khác nhau, với hơn 1.7 triệu sinh viên mỗi năm. Theo thống kê thì mỗi năm có khoản 40% sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng, đại học trong cả nước; hơn 20% là học cao đẳng nghề và trung cấp nghề; khoảng 15 % là học nghề tại các trung tâm đào tạo nghề, và đi làm chỉ 10 % là đi làm.
Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay cho thấy là trong cả nước có trình độ học vấn không đồng đều, việc đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lao động cả nước còn chưa cao. Đội ngũ người lao động có chất lượng cao còn thấp. Và điều đó ảnh hưởng đến trình độ dân trí chung của cả nước. Các việc làm chất lượng cao đòi hỏi người lao đồng cần có trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như các ngành nghề mới cần có sự trợ giúp đắc lực của nguồn nhân lực chất lượng.
Với sự phát triển của xã hội hiện này cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, tiến bộ xã hội, để không bị đi chậm lại quá xa so với các nước phát triển nước ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ lao động chuyên nghiệp và chuyên sâu. Nó thể hiện ở trình độ học vấn của người lao động.
2. Trình độ học vấn, trình độ văn hóa có khác nhau không?
Rất nhiều người trong chúng ta đều bị nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ văn hóa với nhau. Tuy nhiên hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Tôi còn nhớ, vài năm trước đây, khi kê khai về trình độ dân trí thì chúng ta được phát một tờ giấy kê khai là với nội dung trình độ văn hóa của bạn. Tôi dám chắc ai cũng viết trình độ văn hóa đó là trình độ đại học, trung học phổ thông,.... Mọi người đang bị nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau và thấm trí đến các nhà quản lý cũng đáng bị nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Vậy chúng khác biệt như thế nào.
+ Trình độ học vấn là nó đến mức độ học tập của con người tại trường học, và thước đo tiêu chuẩn của nước ta là: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Là nói về mức độ học vấn cao nhất của người đó.
+ Trình độ văn hóa là một cụm từ mà mọi người đang bị hiểu sai về ý nghĩa của nó. Văn hóa là cụm từ nói về giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Văn hóa của một xã hội được thể hiện qua học vấn, khoa học kỹ thuật, văn học, triết học, đạo đức, nghệ thuật, sản xuất,.. Văn hóa là một nét riêng của từng quốc gia, và chỉ đến sự tiến bộ của một quốc gia.
Trong các văn bản hiện nay mọi người đang bị nhầm lẫn hai vấn đề này với nhau. Thường họ sẽ gộp lại 2 khái niệm này với nhau thành trình độ học vấn. Tuy nhiên nếu trong trường hợp văn bản có ghi là trình độ học vấn thì bạn sẽ kê khai là đại học, cao đẳng,.. Còn trong trường hợp ghi về trình độ văn hóa thì sẽ cần kê khai là 12/12, 10/12,..
Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV
3. Bật mí một số nghề nghiệp nên chọn cho tương lai
3.1. Công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin hiện nay đang là một ngành “hot” và trong tương lai thì nó sẽ là một ngành “hot” hơn nữa với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ như hiện nay. Theo thống kê hiện nay, số lượng sinh viên ra trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dự báo trong tương lai năm 2024 thì nước ta sẽ thiếu khoảng 300 nghìn nhân lực của ngành công nghệ thông tin.
Khi làm việc trong ngành này bạn không chỉ có cơ hội làm việc trong một môi trường tốt mà còn có cơ hội làm việc với một mức lương hấp dẫn. Một sinh viên mới ra trường bạn đã có thể được hưởng mức lương từ 7 triệu – 9 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ còn cao hơn nữa nếu bạn có năng lực làm việc tốt hơn.
3.2. Ngành marketing
Với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh doanh hiện nay thì ngành marketing không chỉ có cơ hội phát triển hiện nay mà trong tương lai nó sẽ là một trong những lĩnh vững nghề nghiệp nằm ở top đầu. Đây là một ngành phục vụ đắc lực cho ngành kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Với xu thế hội nhập như hiện nay thì đây là một nghề cơ hội phát triển rất tốt cho các bạn trẻ lựa chọn nó.
Theo dự báo về nguồn lao động của HCM năm 2024 thì thị trường lao động sẽ cần đến hơn 10 nghìn lao động ngành marketing. Là một ngành cơ hội việc làm rộng mở, cùng với một môi trường để bạn có thể phát triển cho bản thân trong sự thăng tiến trong công việc, cũng như có một mức lương hấp dẫn.
3.3. Ngành quản trị kinh doanh
Với xu thế hội nhập như hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được mở ra kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Không chỉ thế các doanh nghiệp đều cần một đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và có thể phát triển được doanh nghiệp của mình thì đây là một lựa chọn về ngành học cho mình.
Theo thống kê thì hiện nay nước ta có khoản 200 nghìn các doanh nghiệp khác nhau. Tạo nên một cơ hội việc làm lớn cho các bạn, các bạn trẻ muốn kinh doanh và một môi trường làm việc năng động thì đây chính là cơ hội của các bạn.
3.4. Ngành xây dựng
Ngành xây dựng cũng là một ngành có sự phát triển trong tương lai. Hiện này với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là đi kèm với nó là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, việc phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ là để phục vụ cho quá trình sản xuất, mà còn để phục vụ nhu cầu của con người. Trong tương lai sắp tới đây là một ngành thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của bạn là rất rộng mở khi học xây dựng.
Qua những chia sẻ của topcvai.com về trình độ học vấn là gì? Sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về vấn đề này. Hy vọng bạn sẽ chọn được một nghề phù hợp với bản thân và với xu hướng phát triển của xã hội.
Tham gia bình luận ngay!