Ngành Quan hệ quốc tế ra làm gì? Những cơ hội tiềm năng tương lai?

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-29 15:03:09

Nhắc đến ngành Quan hệ Quốc tế chắc bạn sẽ nghĩ đến việc trao đổi, gặp gỡ với người nước ngoài? Thường xuyên được bay đi đến các quốc gia khác trên thế giới? Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhỉ? Liệu những điều bạn nghĩ ở trên có đúng về ngành học này? Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu ngành Quan hệ Quốc tế là gì? Và ngành Quan hệ Quốc tế ra làm gì nhé!  

Ngành Quan hệ Quốc tế nói riêng và các ngành học khác nói chung đều là những khoa học nghiên cứu các vấn đề cơ bản của xã hội. Tuy nhiên, mỗi ngành vẫn mang cho mình những nét khác biệt để tạo ra chất riêng cũng như thế mạnh của mình. Vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quan hệ Quốc tế nhé!

1.1. Khái niệm của ngành Quan hệ Quốc tế?

Ngành Quan hệ Quốc tế còn có tên tiếng Anh là International Relations. Đây được coi là một môn học mang tính chính trị hay chính trị học, chuyên nghiên cứu về vấn đề ngoại giao cũng như các vấn đề mang tính toàn cầu khác. Qua đó, tạo dựng được mối quan hệ nhờ hệ thống quốc tế. Các đối tượng chính trong mối quan hệ đó có thể là các quốc gia trên thế giới, các tổ chức của chính phủ hay phi chính phủ và đa chính phủ hoặc thậm chí là các công ty đa quốc gia.

Ngành QHQT là gì?
Ngành QHQT là gì?

 Quan hệ quốc tế ngoài chính trị học thì ngành học này còn quan tâm đến các lĩnh vực khác như lịch sử, kinh tế, địa lý, triết học, xã hội học, luật,... Nói chung là hầu hết các lĩnh vực ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước cũng như là bản sắc của quốc gia, dân tộc đó. Vì có sự liên quan đa dạng đến các vấn đề mà ngành quan hệ quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vấn đề toàn cầu hóa và những tác động đến các vấn đề xã hội, kinh tế và chủ quyền của các quốc gia trên thế giới. 

1.2. Mục tiêu giáo dục của ngành Quan hệ Quốc tế

Sinh viên theo học ngành Quan hệ Quốc tế sẽ được trang bị các kiến thức về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại, luật quốc tế, các trường phái, lý thuyết trong quan hệ quốc tế,... Nhìn chung, sinh viên sẽ được học về tất cả các môn học có kiến thức liên quan đến việc phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia và kiến thức về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

Thêm vào đó là việc rèn luyện bổ sung các kỹ năng cơ bản để giúp sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế có thể tự tin giao tiếp, hoạt động học tập và công việc sau này. Một số kỹ năng cơ bản như thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm và cách ứng xử trong các trường hợp khác nhau,... Điều này được thực hiện trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên dần dần hình thành cho mình một phong thái tốt và kỹ năng sẽ trở nên hoàn thiện hơn.

1.3. Ngành Quan hệ Quốc tế học gì và học ở đâu?

Có thể nói, ngành Quan hệ Quốc tế không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là với các thế hệ sinh viên 9x trở về đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và biết được học quan hệ quốc tế sẽ học những môn gì và nên học ở đâu thì tốt.

Chương trình đào tạo của ngành QHQT
Chương trình đào tạo của ngành QHQT

 Khối kiến thức đại cương là những môn mà các sinh viên theo học ngành Quan hệ Quốc tế sẽ được học đầu tiên. Bởi đây là kiến thức bắt buộc dành cho tất cả sinh viên khi mới vào trường, dù bạn có học ngành nào đi chăng nữa. Sau đó chính là khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, cuối cùng là kiến thức chuyên ngành. Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành sẽ là nhóm kiến thức nhằm bổ sung tri thức giúp bạn định hình được nền tảng kiến thức vững chắc, thuận tiện cho việc học kiến thức chuyên ngành sau này.

Ngành Quan hệ Quốc tế sẽ gồm 4 chuyên ngành chính là: Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế và cuối cùng là Quan hệ công chúng và truyền thông. Khi học bạn sẽ không phải học tất cả các chuyên ngành này mà sẽ được chọn một chuyên ngành mình thích để theo học.

Hiện nay, ngành Quan hệ Quốc tế có rất nhiều trường đào tạo, do nắm bắt được xu thế phát triển của ngành nghề này trong tương lai. Có thể kể đến các trường như:

- Trường ĐH Ngoại giao

- Trường Học viện Báo chí và tuyên truyền

- Trường ĐH Duy Tân

- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng,...

Nên học ngành QHQT ở đâu?
Nên học ngành QHQT ở đâu?

Hầu hết các trường đào tạo về ngành này thường có chất lượng đào tạo khá tốt. Đa số sinh viên theo học đều có cho mình những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm để có thể tìm được công việc sau này. 

Ngoài ra, ngành này xét tuyển đầu vào qua các khối thi và tổ hợp môn thi gồm: Khối A1, D1, D14 và D15. Mức điểm chuẩn của ngành này qua các năm dao động trong khoảng từ 18 - 24 điểm.

Đọc thêm: Ngành quốc tế học và những cơ hội việc làm hiện nay

Là một ngành học đang có tiềm năng và thu hút rất lớn.Vì thế, khi học ngành này, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức không chỉ về đất nước mình mà cả những quốc gia khác. Đặc biệt là được khám phá những nét văn hóa khác biệt, đặc trưng ở các quốc gia, hiểu thêm về con người ở các đất nước đó. Nếu may mắn, bạn còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa cùng người dân bản địa, giao lưu trò chuyện cùng họ để hiểu rõ hơn về con người nơi đó.

Việc học tập trong môi trường năng động, sáng tạo như ngành quan hệ quốc tế còn giúp bạn có thái độ sống tích cực hơn, tự tin hơn và phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày.

Vì vậy, ngành Quan hệ Quốc tế thực sự là một ngành đáng để bạn học tập và theo đuổi và gửi gắm những hoài bão của bản thân.

Những việc làm nào cho sinh viên QHQT?
Những việc làm nào cho sinh viên QHQT?

Có khả năng ngoại ngữ tốt, kiến thức chuyên ngành vững chắc và đa dạng, những cơ hội tiềm năng đang chào đón những sinh viên của ngành Quan hệ Quốc tế. Được trang bị kỹ càng không chỉ về nền tảng kiến thức mà còn cả các kỹ năng mềm, sinh viên của ngành học này đang được ưu ái với những công việc có lợi thế phát triển rất lớn. Vì vậy, nếu ban đầu bạn còn băn khoăn không biết sẽ có công việc gì cho mình thì hãy đọc luôn bài viết này ngay nhé. Đây sẽ là một vài công việc cũng như môi trường làm việc phù hợp với những ai học ngành Quan hệ Quốc tế.

3.1. Những công việc đáng mơ ước?

Sau khi ra trường, bạn có thể làm các công việc như chuyên viên đối ngoại. Chuyên viên đối ngoại ở đây không chỉ là làm ở các cơ quan thuộc Nhà nước mà bạn cũng có thể trở thành một đại diện thương mại của bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp tổ chức nào có sự hợp tác với nước ngoài. Hiện nay, chuyên viên đối ngoại có sự đa dạng trong chính công việc của mình, bởi họ có thể làm ở những mảng khác nhau kể cả truyền thông như biên tập, dẫn chương trình, làm phóng sự,... nếu như họ đam mê và có thế mạnh.

Vì có khả năng về ngoại ngữ cũng như nền tảng kiến thức về văn hóa các nước, bạn cũng có thể tìm việc làm biên - phiên dịch thích hợp. Thậm chí là cả việc làm hướng dẫn viên du lịch nếu bạn có đam mê khám phá và thích di chuyển, cũng như muốn quảng bá hình ảnh của đất nước mình.

Những ngành nghề tiềm năng
Những ngành nghề tiềm năng

Tiếp đến, bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành giảng viên giảng dạy về văn hóa các nước, về mối quan hệ, sư tương tác giao thoa giữa các quốc gia khi có nền tảng kiến thức chắc chắn. Hoặc, sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân đại học, bạn có thể học lên cao hơn để đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề giữa các quốc gia cũng như xu hướng quan hệ quốc tế ngày nay.

3.2.  Môi trường việc làm đa dạng?

Bạn có thể làm tại Bộ ngoại giao, Đại sứ quán, cơ quan, ban ngành, đoàn thể Nhà nước có mối liên hệ, hợp tác với nước ngoài.

Các cơ quan báo chí, truyền hình cũng là một lựa chọn dành cho bạn. Hầu hết, môi trường làm việc này rất năng động và không bị gò bó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện được khả năng của mình.

Các công ty, doanh nghiệp đa quốc gia cũng có thể là nơi bạn sẽ có khả năng gắn bó, bởi đa phần họ sẽ có các đối tác cũng như chi nhánh ở nước ngoài. Vì vậy, bạn có thể làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp như vậy.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan đại diện của các công ty nước ngoài ở Việt Nam hoặc các Đại sứ quán của nước ngoài ở Việt Nam.

Các trường Đại học, Cao đẳng hay các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu cũng là môi trường bạn có thể làm việc tốt. Bởi môi trường này mang tính nghiên cứu và ứng dụng vì vậy bạn cần có sự say mê, tìm tòi cũng như có thái độ nghiêm túc trong công việc.

Môi trường làm việc lớn
Môi trường làm việc lớn

Công việc mở rộng, môi trường làm việc đa dạng đã giúp ngành Quan hệ công chúng trở nên ngày càng hot. Thêm một yếu tố nữa chính là mức lương của ngành này cũng khá hấp dẫn. Nếu là sinh viên mới ra trường thì bạn có thể nhận được từ 7 đến 10 triệu đồng. Còn nếu đã có kinh nghiệm trong nghề thì mức lương của bạn sẽ từ 10 triệu đổ lên tùy thuộc vào việc bạn làm ở đâu và vị trí như thế nào.

Tham khảo: Việc làm nhân viên kinh doanh quốc tế có nhu cầu tuyển dụng cao, hãy click ngay để tìm công việc phù hợp nhất với bạn.

Ngày nay, thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa, vì vậy, việc hợp giữa các quốc gia với nhau là nhu cầu thiết yếu của sự phát triển. Nắm bắt được điều đó, ngành Quan hệ quốc tế đào tạo ra nguồn nhân lực để có thể giúp cho việc liên kết và kết nối giữa các nước trong khu vực và trên thế giới với nhau. Không chỉ giữa các quốc gia cần có sự hợp tác mà các công ty, doanh nghiệp cũng phải như vậy. Có thể nói, Quan hệ Quốc tế hiện diện trên rất nhiều lĩnh vực từ kinh tế, xã hội cho đến văn hóa, chính trị,...đâu đâu ta cũng thấy sự hợp tác, liên kết cùng phát triển. Vì những thuận lợi và xu hướng đó mà cơ hội mở ra cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế rất rộng mở.

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì vẫn có những thách thức khó khăn cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế. Để trở nên thành công và có chuyên môn vững thì sinh viên theo học ngành này phải rất chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc học tập cũng như sự tư duy logic. Do tính chất chính của ngành nghề này chính là sự kết nối để dẫn đến những mối quan hệ sau đó nên các kiến thức cũng như lĩnh vực cần tìm hiểu rất đa dạng. Điều này phần nào khiến cho sinh viên cảm thấy khó tải và tiếp thu. Hơn hết phạm vi các môn học cũng khá rộng vì không chỉ là kiến thức về đất nước mình mà cả đất nước khác mang tính quốc tế. Thêm vào đó sinh viên còn phải có kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ tốt. Nếu không có hai yếu tố này thì bạn sẽ rất khó kiếm được công việc theo đúng chuyên ngành của mình.

Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên ngành QHQT
Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên ngành QHQT

Ngoài kiến thức và kỹ năng ra thì các tố chất cũng quyết định bạn có phù hợp với ngành học này hay không. Một số tố chất cần có chính là:

- Có khả năng ngoại ngữ tốt

- Khả năng thuyết trình, thái độ tự tin trước đám đông

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Biết lắng nghe

- Có thái độ trách nhiệm với công việc

- Kiến thức sâu rộng và chắc chắn

- Luôn cố gắng phấn đấu, rèn luyện bản thân

- Có sự kiên trì, tính nhẫn nại và khả năng chịu được áp lực công việc cao.

Những yếu tố cần có để học QHQT
Những yếu tố cần có để học QHQT

Trên đây là một vài tố chất cần có để bạn có thể rèn luyện thêm cho mình nếu như muốn học ngành Quan hệ Quốc tế.

Nhìn chung đây là ngành học có khả năng phát triển trong tương lai. Sinh viên cần biết và nắm được những cơ hội cho mình. Nếu bạn không biết cách tiếp cận thông tin về tuyển dụng thì bạn có thể tham khảo trên trang topcvai.com. Đây là website cung cấp những thông tin về tuyển dụng việc làm một cách đầy đủ và nhanh nhất cho người sử dụng cũng như các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo và tải CV xin việc đa ngôn ngữ và nhiều ngành nghề khác nhau,...

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Quan hệ Quốc tế cũng như trả lời được câu hỏi ngành Quan hệ Quốc tế ra làm gì. Qua đó, mong rằng các bạn sẽ có được sự định hướng đúng đắn cho công việc tương lai sau này của mình.

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: