1. Tìm hiểu chung về ngành Quốc tế học
1.1. Khái niệm chung
Quốc tế học (có tên tiếng Anh là International Studies) được biết đến là một ngành học chuyên nghiên cứu những kiến thức có liên quan đến khoa học chính trị, khoa học xã hội hay có liên quan đến những kiến thức về nhân văn (lịch sử, văn hóa quốc tế. và ngoại ngữ). Nhưng trọng tâm chính của ngành này là chuyên nghiên cứu đào tạo về các vấn đề toàn cầu xuyên suốt từ quá khứ cho tới hiện tại bao gồm các vấn đề về hòa bình, vấn đề xung đột kinh tế chính trị giữa các quốc gia với nhau, và so sánh các hệ thống xã hội, chính trị các nghiên cứu về các vấn đề quốc tế có tính chất xuyên biên giới. Để từ đó người học có thể áp dụng và sáng tạo với nền văn minh, kinh tế của quốc gia khác trên thế giới vào dân tộc, quốc gia mình.
Hiện nay ngành này đào tạo chủ yếu 3 chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Mỹ học và Châu u học được đào tạo khá nhiều ở các trường đại học trên cả nước. Với ba chuyên ngành này các bạn chủ yếu sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa, về quốc tế học về về những tín ngưỡng quốc tế,… của nước bạn. Nhưng tuy nhiên với mỗi chuyên ngành học bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu riêng nhất định.
1.2. Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo
Tên ngành đào tạo: Quốc tế học hay tên Tiếng Anh là International Studies
Mã ngành đào tạo là: 52220212
Danh hiệu sau tốt nghiệp: cử nhân
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tên văn bằng được cấp:
Tiếng việt là: cử nhân ngành Quốc tế học
Tiếng Anh là: the Degree of Bachelor in International Studies
Một phần là do ngành nghề này mới và cũng thiên nhiều về hướng cho các học sinh có định hướng quốc tế nên hiện nay mới chỉ có các trường đại học hàng đầu đào tạo, đó là:
Ở khu vực miền Bắc thì có 2 trường đó là: Đại học Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Ở khu vực miền Trung: có Đại học Đà Lạt, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế và Đại học Ngoại ngữ ( thuộc Đại học Đà Nẵng).
Ở khu vực miền Nam: có Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Vai trò của ngành học
Chương trình ngành học này với mục tiêu chung sẽ đào tạo ra những thế hệ nhân lực có đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng cần có cho việc phát triển, nghiên cứu về các mối quan hệ kinh tế quốc tế toàn cầu.
Cụ thể hơn chuyên ngành học này sẽ trang bị cung cấp cho sinh viên tất cả những kiến thức đại cương cần có về các ngành học cần thiết cho xã hội và nhân văn, từ đó học sinh sẽ có những nền tảng cần thiết cho những kiến thức chuyên sâu cho chuyên ngành học sau này. Với bốn chuyên ngành đào tạo chính thì sinh viên sẽ được tiếp cận với những kiến thức về các môn học như: Kinh tế quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu u – EU, Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Luật pháp quốc tế, Khu vực học,… và nhiều kỹ năng liên quan như Quản trị kinh doanh, Báo chí truyền thông, Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại,… với những kiến thức này sau khi tốt nghiệp bậc cử nhân, sinh viên có thể có rất nhiều cơ hội làm việc hoặc có thể học cao hơn như cấp bậc Thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế.
1.4. Tổng hợp các tổ hợp thi xét tuyển vào ngành Quốc tế học
Với ngành học này thì cơ hội của bạn thật sự rất rộng mở, ngành này xét tuyển trên hầu hết các khối ban ngành:
Tổ hợp khối A: A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
Tổ hợp khối C: C00 ( Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn)
Tổ hợp khối D: với 12 bộ khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh), D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga), D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp), D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung), D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức), D06 ( Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật), D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh), D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức), D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga), D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật), D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp), D83 (Ngữ văn, Tiếng Trung và Khoa học xã hội,).
1.5. Mức điểm chuẩn cho ngành Quốc tế học
Trong những năm gần đây điểm chuẩn của ngành này cũng có nhiều biến động nhưng tuy nhiên nó vẫn sẽ nằm trong ngưỡng từ 17 – 27 điểm tùy theo tổ hợp khối ngành bạn xét tuyển và tùy theo chỉ tiêu của từng trường.
Tham khảo: Ngành Quan hệ quốc tế ra làm gì? Những cơ hội tiềm năng tương lai?
2. Cơ hội nào cho cử nhân ngành Quốc tế học
Với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu hướng trên toàn cầu hiện nay, điều này đã tạo ra rất nhiều những cơ hội và điểm mới cho sinh viên ngành này của chúng ta. Những cử nhân ngành này sẽ có thể làm việc tại các văn phòng chính phủ, tại các đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, hay các viện về quan hệ quốc tế trên toàn đất nước cũng như trên thế giới,… ngoài ra ngành này cũng sẽ có những cơ hội mở với các ngành như hướng dẫn viên du lịch, biên phiên dịch.
Vốn dĩ với thời kỳ này có tiếng Anh thì đã nắm cho mình một lợi thế lớn rồi nhưng với ngành học này lại càng có nhiều cơ hội thú vị bởi họ vừa có kiến thức về mối quan hệ quốc tế vừa có vốn ngoại ngữ, Chắc chắn những cử nhân ngành này sẽ có rất nhiều cơ hội rộng mở và phát triển.
Một số ngành nghề sinh viên ngành Quốc tế học có thể tham khảo:
- Cán bộ bên đối ngoại: với công việc này, chúng ta chính là những bộ mặt đại diện cho đại diện chính phủ và đại diện quốc gia đứng ra thực hiện các công việc liên quan đến đối ngoại, giao tiếp trao đổi với các quốc gia khác, cụ thể như: đàm phán các hiệp định, tham gia hội nghị quốc tế, công bố chính sách và quyết định đối ngoại của nhà nước; hỗ trợ công tác đào tạo và quản lí cán bộ ngoại giao và kí các văn kiện ngoại giao.
Các cơ quan tuyển dụng: với các vị trí này bạn sẽ có thể làm việc tại các cơ quan đối ngoại của Đảng chính phủ như Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Sở Ngoại vụ các tỉnh và Thành phố, Các Tổ chức quốc tế, Văn phòng đối ngoại của các cơ quan, doanh nghiệp,…
Nhà báo: với công việc này chúng ta có thể làm các công việc như biên tập chương trình, dẫn chương trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tiến hành các cuộc phỏng vấn, biên tập các bản tin văn hoá, chính trị, kinh tế quốc tế; làm phóng sự. Với những công việc này chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội cho mình ở những nơi như: Các tờ báo, tạp chí; Đài tiếng nói Việt Nam; Báo điện tử; Đài truyền hình các địa phương; Bộ phận PR của các doanh nghiệp...
Giảng viên: những bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu như thực sự có đam mê và tài năng có thể tìm việc làm giảng viên hoặc thi tuyển công viên chức để có thể giảng dạy trong các cơ sở đào tạo như trung tâm dạy học ôn thi công viên chức hay trong các trường đại học… về các môn như lịch sử và văn hóa, quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế….
Chuyên viên nghiên cứu: những người làm ngành nghề này sẽ làm việc nghiên cứu tìm hiểu trực tiếp về các vấn đề trên toàn cầu, các mối tương quan quan hệ của các quốc gia, các khu vực và các tổ chức quốc tế,… ở các cơ sở như viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu châu Âu…
Ngoài ra chúng ta có thể đảm nhận những công việc liên quan đến việc kinh doanh, nghiên cứu thị trường cũng như quan hệ công chúng,… ở trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất.
3. Mức lương cho cử nhân ngành Quốc tế học
Với một ngành nghề liên quan đến quốc tế, liên quan đến đa quốc gia thì chắc chắn đây sẽ là một ngành nghề có mức thu nhập không hề thấp. Hiện nay thì vẫn chưa thể xác định con số cụ thể cho ngành nghề này được nhưng chắc chắn mức lương ở ngành nghề này sẽ không khiến chúng ta thất vọng.
4. Những yếu tố cần có để có thể phát triển ngành Quốc tế học
Là bất kỳ một ngành nghề nào nếu chúng ta muốn phát triển, muốn đạt được sự thành công đỉnh cao thì bạn cần chuẩn bị cho mình những yếu tố tư chất cần thiết phù hợp với nó. Để theo đuổi được ngành nghề này bạn cần có:
Lòng yêu nước nhiệt thành xuất phát từ tận trong con người bạn
Có tinh thần trách nhiệm cao
Có khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực về khối lượng công việc cũng như về thời gian làm việc;
Nhạy bén, chủ động, tinh tế, linh hoạt trong cách nhìn nhận cũng như giải quyết vấn đề
Khả năng về ngoại ngữ
Có khả năng diễn đạt, giao tiếp tinh tế truyền cảm hứng cho người nghe,…
5. Hồ sơ xin việc chuẩn xác đầy đủ cho ngành Quốc tế học
Để nâng cao khả năng tìm kiếm một công việc tốt, khi chuẩn bị hồ sơ bạn nên chú ý tới những phần như sau:
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: nó yêu cầu phải thể hiện được mục đích chí hướng đi làm việc của bạn;
Phần thông tin cá nhân: phần này bạn cần ghi đầy đủ các thông tin cá nhân của mình
Quá trình học tập
Kinh nghiệm làm việc
Kỹ năng cần có cũng như kỹ năng mềm
Người giới thiệu (có thể có hoặc không – không bắt buộc)
Ngoài ra bạn cũng có thể nêu ra những thành tích kết quả bạn đạt được trong suốt quá trình học tập để làm bạn nổi bật hơn trong mắt người tuyển dụng.
6. Tìm việc ngành Quốc tế học ở đâu?
Với những thông tin ở trên thì chắc hẳn đã giúp những bạn trẻ có thêm được rất nhiều thông tin để có thể lựa chọn những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn trường thi, ngành thi. Những với những bạn sinh viên đã và đang theo học ngành quốc tế học thì vấn đề quan tâm là việc làm. Tìm kiếm việc làm ngành này như thế nào để có nhiều cơ hội việc làm.
Như những thông tin ở trên thì ngành quốc tế học có rất nhiều cơ hội việc làm nhưng vẫn có không ít những bạn sinh viên không tin được việc. Với cách tìm kiếm việc làm như ngày nay thì vấn đề tìm kiếm việc làm đã trở nên rất đơn giản. Bạn có thể tìm kiếm việc làm trên trang topcvai.com. Hiện nay trang này đang là trang tuyên dụng số một chính vì vậy mà có rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn là đối tác của trang. Màng đến rất nhiều cơ hội việc làm. Bạn có thể truy cập vào trang và tìm kiếm việc làm theo hướng dẫn.
Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm từ những thông tin tuyển dụng trên trang. Hãy truy cập để có thêm nhiều cơ hội việc làm.
Và trên kia là tất cả những thông tin về “ngành Quốc tế học” bạn cần nắm rõ cho mình. Hy vọng rằng với những thông tin kia sẽ giúp bạn có được câu trả lời hữu ích nhất cho mình để có thể định hướng tương lai một cách tốt nhất.
Tham gia bình luận ngay!