Câu trả lời chính xác nhất ngành Tâm lý học giáo dục ra làm gì?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-05-13 16:35:26

Ngành Tâm lý học giáo dục là ngành còn khá mới là, chưa có nhiều thông tin chính vì vậy mà làm nhiều bậc phụ huynh và học sinh phải lúng túng khi tìm hiểu về ngành. Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Ngành Tâm lý học giáo dục là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao, mức lương khi ra trường như thế nào, tố chất gì để theo học ngành này. Để có được câu trả lời cho những câu hỏi trên. Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu nội dung sau.

Việc Làm Tư Vấn

1. Tìm hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục

1.1. Ngành Tâm lý học giáo dục là gì?

Ngành Tâm lý học: Đây là một môn học thuộc bộ môn khoa học xã hội, ngành này sẽ nghiên cứu về hành vi và tâm lý, đi nghiên cứu và tìm hiểu những hiện trường ý thức và vô ý thức. Đây là bộ môn học thuật có quy mô nghiên cứu rộng. Qua đây các nhà tâm lý học sẽ nghiên cứu những hành vi của con người, làm rõ những bản chất và năng lực của con người bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Ngành tâm lý học giáo dục là gì?
Ngành tâm lý học giáo dục là gì?

1.2. Mục tiêu đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Các trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục hiện nay có mong muốn và mục tiêu đào tạo ra những cử nhân có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt, có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp để có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau trong xã hội như giảng dạy tâm lý và giáo dục, định hướng cho các bạn học sinh tại các trường trung cấp nghề, trung học phổ thông, trung học cơ sở. Đào tạo ra những cử nhân có khả năng nghiên cứu khoa học tâm lý theo các dự án giáo dục, có khả năng để có thể học lên cao, nghiên cứu sâu hơn nữa về ngành tâm lý học giáo dục. Đó là mục đích đào tạo ngành tâm lý học giáo dục của các trường đại học.

Mục tiêu đào tạo Ngành tâm lý học giáo dục
Mục tiêu đào tạo Ngành tâm lý học giáo dục

Ngoài ra các trường còn mang đến cho học sinh một môi trường học tập và rèn luyện tốt. Giúp các bạn trẻ có được những kỹ năng mềm, những kiến thức xã hội khác khi theo học tại trường. Để sau khi theo học ngành tâm lý học giáo dục bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau.

Xem thêm: Ngành Tâm lý học ra làm gì? Click để khám phá ngay những điều thú vị về ngành học này cũng như tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp trong tương lai ngay nhé.

2. Những thông tin cần biết về ngành Tâm lý học giáo dục

2.1. Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành

Hiện nay Ngành Tâm lý học giáo dục có mã ngành: 7310403

Và tổ chức xét tuyển là tổ hợp các môn sau đây.

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

2.2. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục

Học viên trước khi đăng ký thi tuyển và theo học ngành nào đó thì bạn cần phải nắm chắc được điểm chuẩn của ngành mình thi qua các năm. Khi biết được điểm chuẩn của các ngành bạn sẽ biết được cơ hội trúng tuyển của mình là cao hay thấp. Biết được khả năng của mình đến đâu để chuẩn bị kiến thức và tinh thần thật tốt.

Ngành tâm lý học giáo dục theo kết quả năm 2018 thì điểm chuẩn vào ngành khoảng 14 – 26 điểm theo học bạ hoặc theo các khối thi, xét tuyển qua điểm của kì thi trung học phổ thông quốc gia.

Điểm chuẩn Ngành tâm lý học giáo dục
Điểm chuẩn Ngành tâm lý học giáo dục

Nhìn chung mức điểm này mang đến nhiều cơ hội học cho nhiều học sinh từ trung bình khá là đã có cơ hội trúng tuyển. Với những bạn có học lực trung bình khá thì có thể nộp hồ sơ vào các trường có điểm sang vào Ngành tâm lý học giáo dục khoảng từ 14, 15 điểm.

- Còn những bạn có học lực khá và giỏi có thể lựa chọn mức điểm cao hơn để thi vào.

Mức điểm sàn của các trường vào Ngành tâm lý học giáo dục chỉ là bước khởi đầu cho quá trình học tập, nó không có quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả sau này. Chỉ cần trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường bạn cố gắng học tập và rèn luyện kiến thức thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

2.3. Tổng hợp danh sách các trường đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Hiện nay Ngành tâm lý học giáo dục đang được nhiều trường đại học trên cả nước đào tao. Nếu bạn có nguyện vọng theo học có thể tham khảo danh sách một số trường sau đây để lựa chọn cho mình một trường phù hợp với điều kiện của bản thân, phù hợp với khả năng của mình để có thể đảm bảo theo học được trong thời gian dài.

Khu vực miền Nam: Đại học Quy Nhơn và Đại học Sư phạm TP.HCM

Khu vực miền Trung:Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Khu vực miền Bắc:  Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và Học viện Quản lý Giáo dục

Hiện nay Ngành tâm lý học giáo dục chưa có nhiều trường đào tạo, nhưng những trường tham gia đào tạo thì kết quả đầu ra được đánh giá khá tốt về chất lượng.

Tham khảo: Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam có thực sự cao?

3. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục

Khi bạn tham gia học tập Ngành tâm lý học giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước thi học viên được tạo theo khung chương trình kiến thức sau đây.

- Với những sinh viên mới vào trường tham gia học tập kỳ đầu tiên chuyên Ngành tâm lý học giáo dục sẽ được đào tạo và học tập những khối kiến thức chung như giáo dục quốc phòng, tiếng Anh, tin học đại cương, giáo dục thể chất... những môn này sẽ giúp học viên có những kiến thức nền tảng để bắt đầu cho học những môn chuyên ngành vào những năm tiếp theo.

Chương trình đào tạo Ngành tâm lý học giáo dục
Chương trình đào tạo Ngành tâm lý học giáo dục

- Khi học viên đã có những kiến thức cơ sở thì đến năm 3,4 sẽ được đào tạo khối kiến thức chuyên ngành những kiến thức này sẽ giúp sinh viên hiểu về chuyên ngành của mình, năm được những kiến thức nâng cao về chuyên ngành. Giúp cho học viên hiểu và định hướng được nghề nghiệp sau này.

- Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành nhà trường còn tập trung đào tạo cho sinh viên những kỹ năng mềm, đào tạo tiếng anh và tin học, giúp cho học viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năm để tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí sau khi theo học và hoàn thành xong chương trình Ngành tâm lý học giáo dục. Khi đã có kiến thức và kỹ năng bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Dưới đây là một số vị trí công việc người học Ngành tâm lý học giáo dục có thể ứng tuyển.

Ngành Quản lý hoạt động bay ra làm gì?

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học giáo dục

Sau khi được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng sinh viên Ngành tâm lý học giáo dục có thể ứng tuyển vào các vị trí việc làm sau đây.

Tham vấn học đường: Với vị trí này bạn sẽ làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Ngành tâm lý học giáo dục
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Ngành tâm lý học giáo dục

Cán bộ nghiên cứu: hiện tại có rất nhiều đơn vị tổ chức đoàn thể tuyển dụng những bạn trẻ tốt nghiệp Ngành tâm lý học giáo dục làm việc tại các hội phụ nữ, ủy ban dân số, truyền thống, đoàn thanh niên... định hướng, tuyên truyền những kiến thức bổ ích cho mọi người theo yêu cầu của đơn vị.

Đánh giá tâm lý: Đây là một việc làm hot cho những bạn sinh viên theo học Ngành tâm lý học giáo dục bạn sẽ làm nhiệm vụ can thiệp tâm lý, tư vấn tâm lý. Rất nhiều nơi có nhu cầu tuyển dụng như bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần, hay các trung tâm khám chữa bệnh khách.

Hoặc bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu các dự án về chăm sóc sức khỏe tâm thần, hiện này có rất nhiều dự án của giáo sư, tiến sĩ đang nghiên cứu về đề tài này. Cần tuyển dụng ứng người tham gia cùng.

Giáo viên, giảng viên: bạn cũng có thể tham gia vào công tác giảng dạy một số môn thuộc lĩnh vực tâm lý học giáo dục tại các trường đại học cao đẳng. Hay những trường nghề giúp cho học sinh hiểu và có được những kỹ năng sống tốt.

5. Mức lương của ngành Tâm lý học giáo dục

Để lựa chọn một ngành nghề theo học và làm việc sau đây cần tích hợp rất nhiều yếu tốt, một trong những yếu tố đó chính là mức lương. Mức lương giúp bạn có tiền để duy trì cuộc sống. Mức lương phải phù hợp với nhu cầu của bạn. Chính vì vậy mà khi quyết định theo học Ngành tâm lý học giáo dục rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mức lương của ngành này. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau để biết được mức lương ngành tâm lý học giáo dục là cao hay thấp.

. Mức lương của Ngành tâm lý học giáo dục
. Mức lương của Ngành tâm lý học giáo dục

Bất kỳ ngành nào cũng có người lương cao và người lương thấp. Ngành tâm lý học giáo dục cũng vậy sẽ có những người có mức lương cao chót vót và có những người mức lương chỉ 5 – 7 triệu đồng một tháng. Cụ thể mức lương của ngành này như sau.

Với nhân viên mới ra trường và người có ít kinh nghiệm thường nhận được mức lương trong khoảng từ 5 -7 triệu đồng và thường làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội với khối lượng công việc ít.

Với nhân viên có kinh nghiệm: Với những nhân viên có kinh nghiệm có trình độ chuyên môn về ngành này thì mức lương sẽ theo thỏa thuận. Có rất nhiều vị tri như vị trí đánh giá tâm lý, cán bộ nghiên cứu dự án... đây được xem là những vị trí có mức lương cao.

Mức lương hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhưng không phải ai muốn học là có thể theo học được. Bạn cần phải có tố chất thì việc học tập và làm việc của bạn mới trở nên đơn giản và dễ dàng. Dưới đây là một số tổ chất cần có của người học Ngành tâm lý học giáo dục hãy cùng tham khảo.

Đọc thêm: Ngành quản lý giáo dục ra làm gì? Cơ hội vàng cho người học ngành này

6. Những tố chất cần có khi theo học ngành Tâm lý học giáo dục

Để việc học và quá trình làm việc của bạn được thuận lợi thì đầu tiên bạn cần phải yêu thích lĩnh vực này có đam mê tìm hiểu về Ngành tâm lý học giáo dục chỉ có yêu thích và đam mê thì bạn mới thành công và gắn bó lâu dài với ngành được.

Những tố chất cần có khi theo học Ngành tâm lý học giáo dục
Những tố chất cần có khi theo học Ngành tâm lý học giáo dục

Ngoài đam mê và yêu thích bạn cần phải có tố chất và kỹ năng phù hợp với ngành như: Có kỹ năng giao tiếp khéo léo, hiểu được tâm lý đối phương, nói chuyện thuyết phục.

- Biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu người khác.

- Chịu được áp lực công việc, là người chín chắn trong suy nghĩ, cởi mở và kiên nhân.

Ngành tâm lý học giáo dục là một ngành mới của nước ta, nhưng nhu cầu tuyển dụng của ngành này đang được đánh giá là cao và đây được xem là ngành có triển vọng trong tương lai. Như những phân tích ở trên chúng ta thấy được theo học ngành này bạn sẽ có được rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

Nếu bạn yêu thích ngành này và đang phân vân chưa quyết định thì hãy tìm hiểu một trường phù hợp và nộp hồ sơ dự tuyển. Chắc chắn với lòng đam mê và quyết tâm chính phục Ngành tâm lý học giáo dục sẽ mang đến thành công cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: