1. Đầu bếp họ là ai?
Chúng ta vẫn thường được nghe đến các cụm từ như: đầu bếp, bếp trưởng, phụ bếp,... vậy họ sẽ có nhiệm vụ làm gì trong không gian bếp đó nhỉ? Nếu cũng tò mò giống tôi thì chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay thôi nào.
Hiện nay nghệ thuật ẩm thực phát triển rất đa dạng và phổ biến, có thể nói cách đây 5 đến 6 năm nền nghệ thuật của Việt Nam đã rất phong phú, thu hút khách hàng bằng những món ngon đẹp mắt, mùi thơm “nức mũi” , chỉ cần nhìn trên hình ảnh, nghe qua những lời review thôi là bạn muốn được thưởng thức ngay tức thời rồi. Để có những món ăn đầy hấp dẫn như vậy đều được sinh ra từ bàn tay những người đầu bếp số 1 tại các nhà hàng hay hàng quán. Tùy vào những nhà hàng với quy mô to hay nhỏ mà họ lựa chọn ra những vị trí công việc cho không gian bếp sao cho phù hợp. Và người khéo kéo, tinh tế và độc đáo nhất chỉ có thể là người đầu bếp.
Vậy người đầu bếp là gì? Nghe cụm từ “đầu bếp” chúng ta có thể hiểu nôm na rằng “ người mà đứng đầu, quản lý công việc chế biến, bếp núc” . Cũng là vậy người đầu bếp sẽ chính là người lên thực đơn, chế biến món ăn, sắp xếp và quản lý thực phẩm trong không gian bếp, người phục vụ khách hàng theo đúng sở thích của họ. Có thể nói họ chính là người biết chiều lòng khách hàng nhất, tâm trạng khách hàng “ vui, buồn, nóng, giận,...” chỉ có người đầu bếp hiểu được. Chính vì vậy, mà người đầu bếp không chỉ khéo tay, lượng chọn thực phẩm tươi ngon mà ắt hẳn họ còn phải là những người say mê, yêu thức những món ăn, am hiểu sâu sắc về ẩm thực, hiểu những lợi ích bổ dưỡng mà món ăn đem lại cho khách hàng. Đến đây chúng ta có thể thấy được rằng người đầu bếp phải là người luôn yêu thương, dành cả tình cảm của mình vào những món ăn mà họ gửi tặng đến những khách hàng của mình.
Hiện nay tại các nhà hàng, quán ăn phụ thuộc vào số lượng khách hàng, phạm vi bán mà chủ cửa hàng sẽ đưa ra các vị trí như đầu bếp, phụ bếp, bếp trưởng,.... Mỗi vị trí đều có những nhiệm vụ khác nhau , chúng ta cùng tìm hiểu qua về từng vị trí của người làm công việc này nhé.
Xem thêm: Danh sách việc làm nấu ăn
2. Công việc đầu bếp
Trước tiên chúng ta cùng đi vào với việc làm đầu bếp: người làm đầu bếp ắt hẳn phải có trái tinh yêu thích, say mê ẩm thực, kiến thức về thực phẩm. Ngoài ra họ cần có những mẹo và những nghiên cứu riêng của mình về ẩm thực nhằm làm cho lĩnh vực ẩm thực phát triển hơn, không ngừng tìm tòi những món ăn mới. Đến với công việc của họ, nghe đơn giản nhưng bắt tay vào thì không phải là dễ dàng gì, yêu nghề đến vậy thì họ sẽ lên các thực đơn, kế hoạch mua đồ bao gồm số lượng thực phẩm, lên kinh phí cần có để báo cho chủ nhà hàng. Công đoạn tiếp theo là cần bảo quản thực phẩm ra sao, lên thực đơn các món ăn ( họ cần quan sát chế độ, xu hướng mọi người yêu thích hiện nay, quan sát các yếu tố như thời tiết, môi trường trong việc liên quan đến thực phẩm để chọn mua và có cách làm phù hợp), các yếu tố rất nhỏ nhưng đòi hỏi người đầu bếp phải quan tâm. Tiếp đến là cách chế biến món và bày trí món ăn, làm sao và làm thế nào để món ăn đẹp mắt và hấp dẫn người nhìn thì đây chính là một quá trình mà người đầu bếp cất công học hỏi tìm tòi.
Thứ hai công việc của phụ bếp và bếp trưởng, đối với các nhà hàng lớn và phạm vi rộng hơn thì luôn được phân chia công việc để phục vụ tốt cho khách hàng. Đối với bếp trường có những nhiệm vụ giống như đầu bếp là lên thực đơn, kinh phí, quan sát thực phẩm mới và tồn dư và hướng dẫn quản lý các bếp phụ,... Còn người phụ bếp không phải “chỉ là phụ mà thôi” ngược lại họ có những nhiệm vụ cũng vô cùng quan trọng, đó là giúp chế biến thức ăn, cắt thái, bày trí thức ăn đẹp mắt,..... Trong đây thì bếp trưởng hay phụ bếp đều cần hỗ trợ và tương tác lẫn nhau giúp cho việc kinh doanh nhà hàng trở nên linh hoạt, thuận lợi hơn, giữ được uy tín nhà hàng.
Có thể thấy đầu bếp đều là những con người mang đầy tâm huyết trong công việc, đem tình yêu đến với mọi người bằng con đường ngắn nhất là “ dạ dày” . Nhưng nghề đầu bếp liệu có những cơ hội và khó khăn gì hay không? Lại cùng tôi tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.
3. Cơ hội và khó khăn của nghề đầu bếp
Đối với nghề đầu bếp mà nói một là rất phát triển hai là rất bình thường ít được biết đến, bởi công việc này còn dựa vào năng khiếu , sự “mát tay” của bạn đối với nghề.
Thứ nhất đầu bếp dành cho ai? Nhiều người vẫn quan niệm rằng “ bếp núc là của phụ nữ” chỉ có nữ giới mới làm tốt nhiệm vụ này thôi, chỉ có nữ giới mới nấu ăn tuyệt đỉnh. Những không phải như thế mà chúng ta hãy nhìn vào “nửa kia của thế giới” sẽ thấy rằng nam giới cũng là một người khéo tay và tinh tế. Hiện nay chúng ta cũng có rất nhiều đầu bếp là nam giới và chứng minh thưc tế là ngay tại các chương trình như Masterchef ( Vua đầu bếp) có ở tại Việt Nam và rộng khắp thế giới, các ban giám khảo chính là những nam giới. Bởi vậy nếu nói về cơ hội nghề nghiệp của đầu bếp thì có thể thấy rất đa dạng phải không? Dành cho mọi lứa tuổi và mọi giới tính, ai trong số chúng ta đam mê ẩm thực đều có cơ hội theo đuổi vào phát triển nó.
Thứ hai ngoại ngữ là điều cần thiết, với xã hội hội nhập phát triển mạnh như vũ bão ngày nay thì cơ hội cho những người đầu bếp không chỉ là tài năng đâu mà còn cần biết vốn liếng ngoại ngữ. Tại sao ư? Đơn giản rằng bạn biết ngoại ngữ đồng thời bạn cũng rất am hiểu về văn hóa của các nước nhất là văn hóa ẩm thực. Đây chính là cơ hội giúp bạn phát triển con đường sự nghiệp của mình, luôn tìm tòi là nắm bắt xu thế là điều quá cần thiết trong nền ẩm thực ngày nay.
Thứ ba chuyên môn của đầu bếp, nấu ăn giỏi, nấu ngon đã là điều kiện giúp bạn tiến gần hơn với nghề, đi vào “dạ dày” của khách hàng dễ dàng nhưng bạn vẫn còn có chuyên môn trong nghề này. Bạn cần am hiểu về thực phẩm, hiểu tâm lý của khách hàng, trải qua nhiều quá trình tôi luyện tay nghề. Chẳng hạn : thời buổi này mọi người sợ những căn bệnh béo phì, đồ ăn nhiều dầu mỡ, vậy người đầu bếp hãy chế biến món ăn vừa đẹp mắt, hấp dẫn, ngon đến với khách hàng mà hạn chế được các loại dầu mỡ,... Từ đây cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ bắt đầu, càng nắm bắt được nhiều ý tưởng mới càng giúp bạn phát triển. Bạn có thể lên làm bếp trưởng, người hướng dẫn hay làm ban giám khảo trong các cuộc thi lớn nhỏ,....
Thứ tư mức lương của người đầu bếp, điều ai cũng quan tâm là đây. Mức lương của người đầu bếp phụ thuộc chính vào vị trí bạn đảm nhiệm, đối với các nhà hàng khách sạn rơi vào 18 – 20 triệu/ tháng. Đối với vị trí quản lý bếp rơi vào 10 – 12 triệu/ tháng, với những cửa hàng phạm vị quy mô bình thường chuyên về món ăn ẩm thực nào đó sẽ vào khoảng 5-8 triệu/tháng. Ngoài ra còn có những nhà hàng phục vụ khách nước ngoài thì mức lương sẽ có phần hấp dẫn hơn.
Bên trên là những cơ hội giúp bạn thành công với nghề đầu bếp và tương lai của nghề. Vậy để đạt những thành công đó thì bạn sẽ phải gặp những khó khăn gì trong nghề đầu bếp này. Cùng chân tôi đi tìm hiểu về khó khăn nhé.
Công việc nào cũng có mặt trái và mặt phải của nó, nghề đầu bếp cũng vậy. Hiện nay có nhiều người cho rằng nghề đầu bếp không có tương lai, vì sao vậy? Có lẽ họ nghĩ rằng đầu bếp sẽ chỉ loanh quanh trong không gian bếp và không hiểu biết được nhiều điều bên ngoài thế giới, không có được thu nhập bằng các nghề kinh doanh. Nhưng sự thật là nghề đầu bếp chính là một phần của kinh doanh, giúp cho kinh doanh phát triển và nền ẩm thực mỗi quốc gia phong phú hơn, kích cầu thị trường các nước. Vậy bạn sẽ gặp khó khăn gì đây?
Thứ nhất người làm đầu bếp sẽ học việc vất vả, chính xác là vậy để tiếp cận đến khách hàng, để sáng tạo món ăn ngon thì học việc sẽ là khâu vô cùng quan trong. Học việc thôi chưa đủ bạn cần có đủ trải nghiệm về ẩm thực, những thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy sự thành công nếu như bạn cố gắng.
Thứ hai tâm trạng thất thường, một con người am hiểu ẩm thực giống như người họa sĩ, nhạc sĩ am hiểu bức tranh, bản nhạc của mình vậy. Ai chẳng muốn đưa tác phẩm của mình lên đỉnh cao những để lên được đỉnh cao thì không thiếu những lời nhận xét đánh giá. Liệu bạn có vững vàng vượt qua những nhận xét và đánh giá để tiếp tục khẳng định mình hay không?
Thứ ba mức thu nhập không ổn định, trong từng thời kỳ mà kinh tế có thể chênh lệch bởi vậy nghề đầu bếp sẽ phải luôn cần cải tiến, sáng tạo để vươn xa hơn trong lĩnh vực ẩm thực, tâm lý khách hàng. Ngoài ra bạn phải chịu sự thôi thúc, quát mắng, chê bai nếu không làm tốt công việc của mình. Chịu áp lượng về mặt thời gian, sẽ có những lúc phải thức đêm thức hôm để hoàn thành công việc của mình.
Bài viết về nghề đầu bếp trên hy vọng giúp bạn nắm bắt thêm nhiều thông tin cho công việc của mình và thành công trong nghề nghệ thuật ẩm thực.
Tham gia bình luận ngay!