1. Nghề đầu bếp và những định nghĩa liên quan
1.1. Nghề đầu bếp là gì?
Có thể nói trong một nhà hàng, khách sạn thì những người đầu bếp và các món ăn của họ là bộ mặt của nhà hàng, khách sạn ấy. Chất lượng ẩm thực và chất lượng phục vụ là hai thứ song hành và quyết định sự thành công hay thất bại của một nhà hàng. Chính vì thế người đầu bếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giữ chân và thu hút khách hàng, tạo nên vị thế cho nhà hàng trong thương trường.
Vậy nghề đầu bếp là gì? Đầu bếp là những người nấu ăn cực kỳ chuyên nghiệp, đảm đương các vị trí trong bếp, lên kế hoạch và tổ chức nấu những món ăn theo yêu cầu của khách hàng. Nhìn chung nghề đầu bếp phải có một kỹ năng chuyên môn vững vàng, năng lực tốt và có nhiều năm kinh nghiệm gắn bó cùng bếp núc.
Xem thêm: Danh sách việc làm nấu ăn
1.2. Những công việc của nghề đầu bếp
Một khi xác định theo nghề đầu bếp đồng nghĩa với việc bạn phải đảm đương được nhiều công việc, vì trong bếp núc có vô vàn đầu việc. Bạn có thể sẽ là người nấu ăn chính, một người lên kế hoạch trình đơn, một người phụ bếp chính hoặc cũng có thể là người đảm nhận vai trò giám sát trong nhà bếp.
Bên cạnh đó, một người đầu bếp chuyên nghiệp phải phụ trách cùng lúc nhiều đầu việc như lên kế hoạch xây dựng menu, xác định giá cả cho từng món, xác định và kiểm soát chi phí nguyên liệu, theo dõi các thực phẩm tồn kho, đặt hàng nguyên liệu, giám sát các đầu bếp khác, tuyển dụng đầu bếp, training đầu bếp, thiết lập và kiểm soát tất cả các khóa cạnh trong nhà bếp,…
Bên cạnh đó, vì đặc trưng của nghề đầu bếp đòi hỏi sự sạch sẽ và tỉ mỉ nên người đầu bếp phải luôn cẩn thận trong khâu chuẩn bị. Cụ thể họ phải chuẩn bị thật đầy đủ các nguyên vật liệu cần dùng trong quá trình chế biến món ăn, sau đó phải thật thường xuyên vệ sinh các vật dụng nấu ăn cũng như bếp núc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo không gian nấu ăn sạch sẽ, thoải mái. Hơn nữa, để món ăn luôn ngon và hợp vệ sinh, các người đầu bếp phải cân nhắc và chọn lựa các nguyên liệu đầu vào thật sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng thật rõ ràng.
Đọc thêm: Tham khảo bản mô tả công việc phụ bếp - phụ bếp trong nhà hàng chi tiết
1.3. Các vị trí trong nghề đầu bếp
Nhìn chung nghề đầu bếp có khá nhiều vị trí quan trọng nhưng topcvai.com sẽ chỉ đưa ra cho độc giả một vài vị trí quan trọng sau.
Đầu tiên không thể không nói đến vị trí bếp trưởng. Bếp trưởng sẽ là người đứng đầu, nắm quyền cao nhất trong toàn bộ khu bếp. Tất cả những món chính sẽ do người bếp trưởng trực tiếp đảm nhận sao cho thành phẩm là những món ăn hấp dẫn và bắt mắt nhất. Đây là những người có bề dày kinh nghiệm đáng gờm và những kỹ năng quản lý, kiểm soát công việc chuyên nghiệp để mọi thứ diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhất có thể. Ngoài ra người bếp trưởng cũng phải lên kế hoạch và dự trù, kiểm soát thời gian sao cho món ăn được phục vụ đúng giờ và được đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh bếp trưởng chính là phụ bếp. Phụ bếp là người luôn sát sao và hỗ trợ cho bếp chính. Họ đảm nhận những công việc nhỏ hơn trong bếp như chế biến thực phẩm, trang trí món ăn, đảm bảo nguyên vật liệu luôn sẵn sàng, hỗ trợ nấu các món phụ. Bên cạnh đó người phụ bếp còn phải đảm bảo khu chế biến, nấu ăn và các nguyên vật liệu phải thật sạch sẽ, tươm tấp.
Ở một vài nhà hàng, khách sạn lớn thì mỗi người đầu bếp sẽ chuyên về một mảng khác nhau. Ví dụ như đầu bếp bánh, đầu bếp chuyên món Á, đầu bếp chuyên món Âu, đầu bếp chuyên món thuần Việt,… để có thể phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Học nghề đầu bếp cần những gì ?
2. Để trở thành một đầu bếp giỏi thì cần những yêu cầu gì?
Vì một người đầu bếp giỏi có thể giúp nhà hàng giữ chân và thu hút khách hàng nên những yêu cầu đối với một người đầu bếp chuyên nghiệp là khá cao.
Yêu cầu đầu tiên cũng là quan trọng nhất – bạn phải thực sự có niềm đam mê với nghề và sự quyết tâm theo đuổi công việc bếp núc. Vì đây là một công việc khá mệt nhọc, tiếp xúc với nhiều loại khói và mùi nên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người chế biến. Bên cạnh đó công việc bếp núc khá nóng bức và áp lực cao nên người đầu bếp nếu không thực sự yêu nghề sẽ rất dễ từ bỏ. Chính vì thế bạn cần phải rèn luyện cho mình sự chịu khó, nhẫn nại và kỹ năng điều tiết tinh thần tốt để làm giảm áp lực trong công việc
Bên cạnh đó cũng không kém phần quan trọng, nghề đầu bếp yêu cầu bạn phải có sự sáng tạo, không ngừng học hỏi và tiếp thu. Không có một đầu bếp nào lại chỉ nấu đi nấu lại một vài món, bạn cần phải học hỏi thêm những cách nấu mới, phối hợp cùng loại gia vị mới để cho ra lò những sản phẩm đa dạng và chất lượng hơn, phục vụ được thị hiếu đa dạng của khách hàng.
Nghề đầu bếp cũng yêu cầu ứng viên có một vị giác thật nhạy bén cùng đôi tay khéo léo, sự tỉ mỉ và chi tiết trong từng việc nhỏ nhất. Vì món ăn là thứ khách hàng trực tiếp thưởng thức nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng khiến uy tín nhà hàng bị giảm xuống. Vậy nên người đầu bếp phải là người cực kỳ cẩn thận và trau chuốt trong từng món ăn được tạo nên.
Hơn thế nữa, nghề đầu bếp yêu cầu bạn phải có kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc, kỹ năng làm việc nhóm và điều tiết cảm xúc bản thân. Hơn ai hết người đầu bếp là người hiểu rõ nhất không gian nóng bức và bí bách trong khu vực bếp núc nên sự điều tiết cảm xúc, tinh thần là điều nên có.
Có lẽ đến đây bạn đọc đã giải đáp được phần nào những thắc mắc về nghề đầu bếp cùng những yêu cầu xung quanh. Khi đọc bài viết này chắc hẳn bạn là người yêu công việc bếp núc và muốn gắn bó với ngành nghề đầy tiềm năng này. Chần chờ gì nữa tham khảo phần tiếp theo thôi!
Đọc thêm: Theo đuổi nghề đầu bếp có tương lai không ? Mức lương đầu bếp
3. Tư vấn hướng nghiệp nghề đầu bếp
“Nghề đầu bếp học trường nào?”, “nghề đầu bếp thi khối gì?”, “nghề đầu bếp học ngành gì” là những câu hỏi các bạn trẻ đang băn khoăn hiện nay. Hiện nay nghề đầu bếp được đào tạo nhiều trong các trường Cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Bạn chỉ cần đủ 14 tuổi và có sức khỏe tốt là có thể đi học đầu bếp tại các trường học hoặc các trung tâm dạy nghề ẩm thực uy tín. Nghề đầu bếp không yêu cầu khối học, chỉ cần có đam mê, sự chăm chỉ chịu khó, sáng tạo và ham học hỏi là bạn có thể đồng hành cùng nghề nghiệp này rồi.
Hiện nay đang có một số trường cao đẳng, trung cấp đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp và theo từng lĩnh vực như Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, Trường Trung cấp nghề nấu ăn - Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại,…
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo các trung tâm nghiệp vụ nấu ăn uy tín như Trung tâm dạy nghề ẩm thực Netspace, Trung tâm dạy nấu ăn quả táo vàng, Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai,…
Nghề đầu bếp không đề cao bằng cấp mà đề cao năng lực cũng như kinh nghiệm của bạn trong bếp núc. Tích cực học hỏi và lăn xả thực chiến, khi đã có bề dày kinh nghiệm chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những vị trí bếp trưởng.
Trên đây là tất cả những kiến thức về nghề đầu bếp cũng như những yêu cầu và tư vấn hướng nghiệp xoay xung quanh ngành nghề đầy tiềm năng này. Hy vọng tham khảo xong bài viết độc giả đã có những hướng đi đúng đắn và phù hợp cho bản thân.
Tham gia bình luận ngay!