1. Nghiệp vụ là gì?
Nghiệp vụ là kĩ năng, phương pháp dùng để thực hiện công việc chuyên môn nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, là cách thức người lao động tiến hành công việc theo chuyên môn, kĩ năng, trình độ được đào tạo.
Nghiệp vụ được chia làm hai nhóm, bao gồm: nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ theo tính chất công việc.
- Đối với nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Người lao động sẽ vận dụng tất cả những gì đã học (kiến thức, kĩ năng) để thực hiện công việc và có sự sáng tạo khi cần thiết.
- Đối với nghiệp vụ theo tính chất công việc: Người lao động sẽ thực hiện các công việc liên quan đến một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, vận dụng những kinh nghiệm có được để triển khai công việc được giao.
Nghiệp vụ được dùng để biểu hiện trình độ chuyên môn, kĩ năng cơ bản của người lao động, giúp người sử dụng lao động đánh giá năng lực của đội ngũ nhân lực, đòi hỏi người lao động tuân thủ là làm theo một cách nghiêm túc, đúng quy định, quy trình.
2. Tìm hiểu về nghiệp vụ của một số ngành nghề
2.1. Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn
Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn những kĩ năng, phương pháp dành cho nhân sự thuộc lĩnh vực nhà hàng - khách sạn, được áp dụng cho mọi cấp bậc, mọi bộ phận trong nhà hàng, khách sạn.
Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn là yêu cầu mang tính bắt buộc và cấp bách đối với mỗi nhân viên, họ phải nắm rõ và thực hiện thật chính xác để đem đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn. Nhân viên của nhà hàng, khách sạn là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng nên việc nắm rõ và thực hiện đúng nghiệp vụ sẽ quyết định thành công và xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà hàng, khách sạn về lâu dài.
Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn mà nhân viên cần phải nắm được bao gồm 4 nội dung như sau:
- Kĩ năng nghiệp vụ dành cho từng vị trí
+ Đối với quản lý: Người nắm giữ vị trí quản lý trong nhà hàng, khách sạn cần có tố chất lãnh đạo. Đây là vị trí yêu cầu cao về kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng điều hành - điều phối, có khả năng truyền động lực cho nhân viên cấp dưới, nắm vững nghiệp vụ của nhân viên cấp dưới để có thể tiến hành công tác hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện.
+ Đối với nhân viên lễ tân: Đây là vị trí yêu cầu nắm vững quy trình đón - tiễn khách, check in- check out, có kĩ năng đàm thoại, tư vấn, thành thạo ngoại ngữ, tin học văn phòng để sử dụng các phần mềm quản lý công việc, giải quyết các thắc mắc, tình huống phát sinh của khách hàng trong quyền hạn.
+ Đối với nhân viên phục vụ: Đây là vị trí yêu cầu nắm vững quy trình đón - tiễn khách, cách tư vấn thực đơn, ghi nhận thực đơn, phương pháp kiểm tra món ăn trước khi phục vụ, phục vụ khách kịp thời khi có yêu cầu, thành thạo ngoại ngữ. Nhân viên phục vụ còn phải có thái độ thân thiện, tôn trọng khách hàng, có khả năng ghi nhớ để tránh sai sót.
+ Đối với nhân viên buồng phòng: Đây là vị trí yêu cầu nhân viên phải thực hiện đúng quy trình và kĩ thuật dọn phòng, biết cách sử dụng các vật dụng và hóa chất phục vụ trong công việc, sử dụng điện thoại, thành thạo ngoại ngữ, kĩ năng xử lý tình huống phát sinh.
+ Đối với nhân viên phục vụ quầy bar: Đây là vị trí yêu cầu nhân viên phải có khả năng học thuộc và ghi nhớ công thức pha chế, định lượng đồ uống, biết cách sử dụng dụng cụ pha chế, nắm rõ quy trình vệ sinh thiết bị, vật dụng tại quầy, có khả năng sáng tạo ra những công thức đồ uống mới, thành thạo ngoại ngữ, giải quyết các thắc mắc, phản hồi của khách hàng về đồ uống.
- Ngoại hình: Nhân viên nhà hàng - khách sạn cần có ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, thực hiện chính xác các quy định về tác phong, trang phục, cách giao tiếp, vệ sinh cá nhân, phong cách phục vụ.
- Nhân viên nhà hàng - khách sạn cần có những phẩm chất sau đối với thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp.
+ Trung thực với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và khách hàng, không có hành vi gian lận, trục lợi, không đáp ứng yêu cầu bất hợp lý của khách hàng, không vi phạm những điều khách đặt ra.
+ Lịch sự: thân thiện, hiếu khách, không thể hiện thái độ thiếu chừng mực với khách hàng
+ Hòa nhập để thích nghi với môi trường làm việc.
Đơn xin việc
2.2. Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệp vụ sư phạm là những phương pháp, kĩ năng để tiến hành các công việc thuộc lĩnh vực sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm còn là chương trình đào tạo dành cho nhân sự thuộc ngành sư phạm hoặc có nhu cầu, mong muốn được làm việc trong lĩnh vực này nhưng chưa trải qua đào tạo chuyên môn, nội dung bao gồm kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng dạy. Mỗi khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm kéo dài trong thời gian từ 2 đến 3 tháng. Sau khi được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và trở thành giáo viên.
Trong quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học sẽ được trang bị những kiến thức như sau:
- Ôn lại các kiến thức chuyên ngành mình đã theo học
- Năng lực giảng dạy (sẽ có các bài kiểm tra, đánh giá nội dung này)
- Cách soạn giáo án
- Cách lập đề thi
- Khả năng giảng bài
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, có đủ khả năng trả lời các câu hỏi của học sinh, sinh viên
- Kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng tiếp cận và giảng dạy cho các học sinh có học lực yếu kém, học sinh cá biệt
- Thực tập giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
- Trang bị thêm các kiến thức xã hội, tài chính, khoa học,...để hỗ trợ công tác giảng dạy
Các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm hiện nay bao gồm: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên cao đẳng, đại học; nghiệp vụ sư phạm trung cấp; nghiệp vụ sư phạm trung cấp cao đẳng nghề và nghiệp vụ sư phạm mầm non.
Việc sở hữu chứng chỉ sau khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm giúp bạn củng cố, nâng cao kiến thức và mở rộng cơ hội việc làm nhanh cho chính mình. Vì vậy, có khá nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đã quyết định lựa chọn tham gia một khóa nghiệp vụ sư phạm để có thêm lợi thế khi ứng tuyển vị trí giáo viên.
2.3. Nghiệp vụ hành chính
Nghiệp vụ hành chính là kĩ năng, phương pháp chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan sự nghiệp, đơn vị hành chính. Nghiệp vụ hành chính bao gồm các kĩ năng sau:
- Kĩ năng xây dựng chế độ làm việc và thiết lập chương trình công tác: Đây là kĩ năng đòi hỏi cán bộ, công chức cần dựa trên chức năng và nhiệm vụ của từng người để xây dựng chế độ làm việc và thiết lập chương trình công tác sao cho phù hợp. Kĩ năng này gồm các công việc như sau: lên lịch làm việc và chương trình công tác; báo cáo, truyền đạt thông tin định kì; tiếp dân; làm việc với cơ sở
- Kĩ năng công vụ hành chính của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Kĩ năng này đòi hỏi người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hành chính phải biết cách xử lý thông tin (thu thập, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin); tổ chức lao động khoa học công vụ hành chính (xây dựng kế hoạch; phân bổ thời gian hợp lý; tổ chức lao động khoa học trong công tác văn bản, giấy tờ; chuẩn bị nội dung cuộc họp; giao tiếp với nhân dân; kiện toàn tổ chức, bộ máy và sử dụng cấp dưới)
- Tổ chức lao động khoa học: Kĩ năng nào yêu cầu người lãnh đạo phải biết lập bảng phân công công việc, bảng định mức lao động và phân loại hao phí thời gian làm việc; sắp xếp địa điểm và điềm kiện làm việc một cách khoa học
- Công tác hành chính văn phòng: Kĩ năng này yêu cầu cán bộ, công chức phải thực hiện tham mưu tổng hợp, quản trị hậu cần; xây dựng chương trình công tác và làm việc; thực hiện thu thập thông tin cho lãnh đạo; theo dõi và giám sát việc chuẩn bị đề án; quản lý công tác văn bản; tác nghiệp hành chính (lễ tân, tiếp khách,...); là cầu nối của cấp trên, cấp dưới với nhân dân; thực hiện công tác đối ngoại; kiện toàn bộ máy, tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
2.4. Nghiệp vụ bảo vệ
Nhiều người thường không đánh giá cao công việc bảo vệ, cho rằng đó là một công việc đơn giản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bảo vệ cũng là một công việc đòi hỏi nghiệp vụ giống như bao vị trí khác, thậm chí là có phần khá khắt khe.
Nghiệp vụ bảo vệ là việc đưa vào sử dụng các biện pháp chuyên môn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức để tham gia vào công việc bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản.
Nghiệp vụ bảo vệ yêu cầu những kĩ năng sau:
- Kĩ năng bảo vệ: Đây là kĩ năng cơ bản mà một bảo vệ phải có. Kĩ năng này yêu cầu nhân viên bảo vệ có khả năng bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự, tài sản tại nơi được phân công. Trong quá trình huấn luyện, nhân viên bảo vệ sẽ được trải qua các tình huống thực tế để nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, nhân viên bảo vệ cũng được đào tạo về võ thuật, cách sử dụng vũ khí để tự vệ, các kĩ năng sơ cứu, cấp cứu, phòng chống cháy nổ.
- Kĩ năng xử lý tình huống: Kĩ năng này đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy của nhân viên bảo vệ trong mọi tình huống. Khi gặp các tình huống bất ngờ, nhân viên bảo vệ sẽ có đủ khả năng phán đoán và giải quyết tình huống hợp lý bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc.
- Kĩ năng ngoại ngữ - giao tiếp: Nhân viên bảo vệ ngày nay hoàn toàn có cơ hội được làm việc trong những môi trường có tính quốc tế hoặc làm việc tại những nơi cần sử dụng ngoại ngữ thành thạo như nhà hàng, khách sạn nên họ cần được trang bị kĩ năng ngoại ngữ và giao tiếp để thể hiện sự chuyên nghiệp. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh giúp nhân viên bảo vệ giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau một cách dê dàng hơn.
Xem thêm: Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
3. Việc học nghiệp vụ có vai trò như thế nào?
3.1. Mở rộng cơ hội việc làm
Bên cạnh những kiến thức lý thuyết được học, việc được đào tạo nghiệp vụ sẽ giúp bạn biết cách tiến hành công việc. Đây là điều mà các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn trong quá trình tuyển dụng và làm việc tại doanh nghiệp. Việc học nghiệp vụ giúp bạn bổ sung kĩ năng, kiến thức để hòa nhập và thích ứng với công việc nhanh hơn, tránh sai sót xảy ra trong quá trình làm việc.
3.2. Thích ứng với sự thay đổi
Trong bối cảnh kinh tế phát triển đầy biến động như hiện nay, các ngành nghề, lĩnh vực cũng đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Học nghiệp vụ sẽ giúp bạn học hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự biến đổi trong lĩnh vực chuyên môn hoặc chuyển hướng sang một công việc mới.
3.3. Định hướng nghề nghiệp
Nhiều người sau khi tốt nghiệp không biết nên làm gì hay không biết mình thích cái gì nên thường “nhắm mắt đưa chân”, chọn đại một công việc nào đó. Điều này là vô cùng tai hại và việc học nghiệp vụ sẽ giúp bạn tránh được điều đó. Nghề nghiệp sẽ theo ta cả đời nên bạn cần có sự đầu tư, học hỏi để tìm ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân, để biết mình thích gì, mình ghét gì, muốn làm gì.
3.4. Kiểm soát công việc
Việc học nghiệp vụ không chỉ dừng lại ở việc xác định mục tiêu hay học cách thích ứng mà nó còn giúp bạn kiểm soát được công việc mình đang làm. Trong quá trình học nghiệp vụ, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kĩ năng của một lĩnh vực riêng biệt. Nhờ đó, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để bắt đầu công việc và có thể làm được mọi thứ ở mức tốt nhất.
3.5. Cạnh tranh hiệu quả
Học nghiệp vụ giúp bạn mở rộng kiến thức và học thêm nhiều kĩ năng phục vụ cho nghề nghiệp. Đây là điều mà nhà tuyển dụng rất cần ở các ứng viên. Việc có nền tảng kiến thức vững vàng và sử dụng thành thạo các kĩ năng nghề nghiệp giúp bạn cạnh tranh hiệu quả với các ứng viên khác trong quá trình tham gia tuyển dụng và có thể tự tin khi bắt đầu công việc mới.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu nghiệp vụ là gì cùng các thông tin liên quan. Hy vọng bạn đã có sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá về nghiệp vụ và các khóa học nghiệp vụ để chuẩn bị cho con đường sự nghiệp được tốt hơn.
Tham gia bình luận ngay!