1. Giải mã các định nghĩa xoay quanh ngoại thương là gì?
1.1. Ngoại thương là gì?
Ngoại thương hay còn được gọi với tên đầy đủ là hoạt động ngoại thương, đã được định nghĩa một cách rõ ràng trong nội dung của Khoản 1 Điều 3 trong Bộ Luật Quản lý ngoại thương đã được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Có nội dung, là hoạt động thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa giữa nhiều quốc gia khác nhau dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như: xuất khẩu -nhập khẩu; tạm nhập - tạm xuất, tái nhập - tái xuất; quá cảnh; chuyển khẩu; hoặc các hoạt động khác có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Như vậy các bạn đã phần nào hiểu được lý do vì sao mà ngành ngoại thương của nước ta lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời kỳ mở cửa hội nhập rồi đúng không? Tuy nhiên, vẫn còn một yếu tố chủ chốt khác giúp cho ngành ngoại thương nước ta thu hút được nhiều ông trùm đầu tư trong và ngoài nước, đó là nguồn lực dồi dào. Ngoài việc đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực thì nước ta còn khá nhiều lợi thế khác về nguồn tài nguyên, phát triển được nhiều lĩnh vực khác nhau cho ngành ngoại thương.
1.2. Hợp đồng ngoại thương là gì?
Khi đứng trước sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngoại thương thì có lẽ các bạn cũng cần phải nắm rõ được những thông tin liên quan đến hợp đồng ngoại thương, là hợp đồng thỏa thuận chính thức giữa người mua và người bán, đương nhiên hợp đồng này cũng được ký kết dựa trên sự đồng ý của cả hai bên. Tuy nhiên theo những quy định cũng như điều khoản đã được thống nhất trong kiện của hợp đồng ngoại thương thì trong văn bản sẽ bao gồm đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Với những vai trò trong xuất nhập khẩu đã được xác định một cách rõ ràng như:
Bên mua: Thực hiện nhiệm vụ nhận hàng cùng với nghĩa vụ thanh toán số tiền lô hàng cho bên bán.
Bên bán: Đảm bảo việc giao lô hàng phải đúng số lượng, chất lượng và cả thời gian mà hai bên đã thỏa thuận theo đúng với quy định.
Ngoài ra, nội dung trong hợp đồng ngoại thương cũng cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau: Hợp đồng có số có ngày; thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ,…); chủ đề hợp đồng bán hàng; mô tả hàng hóa; đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng; đóng gói hàng và giao hàng; discharging & Loading; ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng; hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng; các điều khoản giao hàng theo Incoterms; phương thức thanh toán; các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu; bất khả kháng; giải quyết tranh chấp; chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp; bản dịch của hợp đồng.
1.3. Cán cân ngoại thương là gì?
Bên cạnh hợp đồng thương mại thì cán cân ngoại thương cũng là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, vốn là một mục trong tài khoản vãng lai giống Cán cân thương mại của cán cân thanh toán quốc tế. Trong nội dung sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin về thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu với một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Đồng thời còn phản ánh mức chênh lệch giữa chúng, cụ thể là xuất khẩu trừ đi nhập khẩu lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, thì cán cân thương mại thâm hụt.
Tìm hiểu thêm: Kinh tế đối ngoại là gì?
2. Trong tương lai gần ngành ngoại thương sẽ ra sao?
Với những chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng đã hiểu được phần nào về sự triển vọng của ngành ngoại thương cùng với cơ hội việc làm đầy tiềm năng dành cho các bạn ứng viên. Trong hệ thống ngành nghề của nước ta hiện nay thì ngoại thương luôn nhận được nhiều đánh giá là một nghề nghiệp thời thượng, thịnh hành và kén người làm. Trên thực tế thì mỗi kỳ thi đại học hay cao đẳng thì ngành ngoại thương thường có điểm chuẩn cùng với tiêu chí chọn lọc thí sinh rất cao, đương nhiên trong quá trình tuyển dụng nhà tuyển dụng lại càng khó tính hơn để chọn ra được người sáng giá.
Một số lĩnh vực hot thuộc ngành ngoại thương mà các bạn có thể tham khảo như: kinh doanh, quản lý xuất - nhập khẩu, đầu tư quốc tế, sản xuất - kinh doanh hàng xuất – nhập khẩu… Đồng thời đây cũng là những ngành đóng góp khá nhiều trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Bởi Ngoại thương giúp cho nền kinh tế của nước ta hướng hội nhập hóa, thúc đẩy được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và vấn đề thương mại quốc tế khác cũng được diễn ra suôn sẻ hơn. Và đây cũng là một trong nhiều lý do vì sao Nhà nước ưu tiên thu hút đầu tư cho ngành ngoại thương có thêm lợi thế để phát triển. Do đó, tương lai tuyển dụng việc làm cho ngành nào rất rộng mở.
Điều này đã phần nào giải quyết được phần nào bài toán thất nghiệp của nước ta, không chỉ vậy mà mức thu nhập của nhân lực làm việc trong ngành này không hề nhỏ, điển hình như nhân viên xuất nhập khẩu; quản trị xuất nhập khẩu,… Các bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong một môi trường làm việc rộng lớn, học hỏi được nhiều văn hóa kinh doanh của nhiều vùng miền, tạo dựng được nhiều mối quan hệ. Có lẽ đây cũng là động lực mà nhiều bạn trẻ muốn được làm việc trong lĩnh vực này đến vậy.
Theo như dự báo thì trong tương lai, khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và mở rộng thì ngoại thương sẽ trở thành ngành mũi nhọn. Do đó, nếu đang quan tâm và có niềm đam mê với ngành ngoại thương thì các bạn cũng hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm của mình sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt là bạn đừng quên trau dồi kiến thức chuyên môn thật tốt cùng với rèn luyện các kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc ngành ngoại thương trong tương lai nhé. Bởi tỷ lệ cạnh tranh của ngành này sẽ khá cao và bạn cần phải thực sự có năng lực thì mới thuận lợi trong quá trình triếp cận công việc.
3. Cơ hội việc làm ngành Ngoại thương dành cho bạn
Với những diễn biến của ngành Ngoại thương chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng thấy được phần nào về cơ hội việc làm ngành Ngoại thương là gì rồi đúng không? Tuy nhiên để các bạn thấy rõ được những tiềm năng và nơi mà mình có thể làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế quốc tế (Ngoại thương), thì nên tham khảo thêm những nội dung sẽ được ch ia sẻ dưới đây nhé.
- Phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc lĩnh vực thương mại, thì các bạn có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau.
- Các văn phòng đại diện dịch vụ đại lý các lĩnh vực: hàng không, vận tải tàu biển, ngân hàng ngoại thương, bảo hiểm, các cảng xuất nhập khẩu,…
- Bộ phận xuất nhập khẩu tại cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương và xuất nhập khẩu, các cửa khẩu,…
- Các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành ngoại thương…
Mỗi bộ phận các bạn sẽ có vị trí cũng như tính chất công việc khác nhau và đương nhiên nhiệm vụ công việc hoàn toàn khác. Để hiểu rõ hơn, thì dưới đây tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số việc làm ngoại thương đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều, các bạn tham khảo nhé.
3.1. Nhân viên kinh doanh
Là một trong những vị trí tiềm năng và có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất từ trước đến nay. Đồng thời đây cũng là cơ hội mà nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm làm việc lựa chọn. Bởi tính chất công việc có phần nhẹ nhàng và dễ thích nghi hơn so với nhiều việc làm ngoại thương khác. Một số nhiệm vụ mà bạn nên biết như:
Tìm hiểu thị trường và thông tin khách hàng qua các kênh internet, hội thảo, hội chợ thương mại. Cập nhật các thay đổi về giá cả, dự báo mùa vụ, nhu cầu thị trường thường xuyên và kịp thời. Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng (qua email, telesales, …) và trả lời các thắc mắc về sản phẩm của khách hàng. Tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng như đàm phán giá, điều khoản Hợp đồng, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ giao hàng, thời gian thanh toán. Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, đơn hàng bao gồm giao nhận và thanh toán. Phối hợp với Kế toán thu hồi công nợ bán hàng theo kế hoạch.
Tham khảo: Việc làm nhân viên kinh doanh
3.2. Nhân viên logistic
Mặc dù nhu cầu tuyển dụng của vị trí này không nhiều so với việc làm kinh doanh ngoại thương nhưng nhân viên logistic lại sở hữu nhiều cơ hội phát triển cũng như thăng tiến hơn. Và nhà tuyển dụng cũng có những tiêu chuẩn khắt khe hơn dành cho ứng viên, bởi vai trò của một chuyên viên logistic là rất quan trọng. Thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như:
Làm lệnh sản xuất trên phần mềm theo các thông tin trên Hợp đồng và yêu cầu khác từ khách hàng. Theo dõi tiến độ sản xuất tại nhà máy. Lên kế hoạch và điều chỉnh dự kiến đóng hàng và lên kế hoạch xuất hàng. Làm việc các bên hãng tàu để thương lượng giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian vận chuyển,….. Liên hệ với bên vận tải nội địa để gửi booking đóng hàng. Kiểm tra sát vấn đề hạn chót đóng hàng theo L/C quy định để phối hợp với nhân viên Kinh doanh xử lý các vấn đề phát sinh… Ngoài ra có những vấn đề phát sinh liên quan đến lô hàng hay bên forwarder, hãng tàu thì nhân viên logistic cũng phải chịu trách nhiệm xử lý.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên logistics
Trên đây là những chia sẻ về ngoại thương là gì? Như vậy cũng đã đủ để bạn tự tin hơn trước khi đưa ra những lựa chọn đúng không nào? Chúc các bạn sẽ tìm được việc làm ngành ngoại thương phù hợp trong tương lai gần cùng với topcvai.com!
Tham gia bình luận ngay!