1. Giải đáp định nghĩa nhân viên tư vấn tài chính là gì?
1.1. Khái niệm nhân viên tư vấn tài chính là gì?
Nhân viên tư vấn tài chính là người hỗ trợ cá nhân, công ty về các vấn đề đầu tư tài chính và quả lý tài sản. Chuyên viên tư vấn tài chính giúp xử lý các vấn đề về bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch về các khoản đầu tư tài chính trong tương lai.
Một nhân viên tư vấn tài chính là người giúp bạn tạo ra các chiến lược để loại bỏ rủi ro tài chính và xây dựng quy trình kinh doanh ổn định và dài hạn. Họ có thể cung cấp cho bạn một kế hoạch giúp bạn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Mỗi nhân viên tư vấn tài chính lại có một thế mạnh riêng trong lĩnh vực của họ, cũng như sở hữu các bằng cấp và chứng chỉ khác nhau. Chính vì thế, đối tượng này không hẳn đã phù hợp và làm tốt công việc với mọi doanh nghiệp. Nhân viên tư vấn tài chính đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau và cung cấp nhiều loại dịch vụ. Họ có thể làm được nhiều việc hơn là giải thích những biệt ngữ khó hiểu và giúp công ty chọn quỹ tương hỗ.
Nói một cách đơn giản, các nhân viên tư vấn tài chính giúp bạn với tất cả các loại kế hoạch tài chính. Điều đó có nghĩa là họ có thể giúp bạn mọi thứ, từ tiết kiệm để nghỉ hưu đến xử lý tài sản thừa kế. Hãy nghĩ về thuật ngữ “nhân viên tư vấn tài chính” như một thuật ngữ bao trùm đối với các loại chuyên gia tài chính khác nhau. Nó giống như cách chúng ta gọi hầu hết các chuyên gia y tế là “bác sĩ” mặc dù họ chuyên về các lĩnh vực y học khác nhau.
Dưới đây là một số kiểu nhân viên tư vấn tài chính khác nhau mà bạn có thể gặp trong dự án tài chính của mình:
- Chuyên gia đầu tư
- Chuyên gia thuế
- Người quản lý tài sản
- Nhà hoạch định tài chính.
Xem thêm: Danh sách việc làm chuyên viên tư vấn tài chính
1.2. Có mấy loại tư vấn tài chính cơ bản?
Hiện nay, giống như chuyên viên tài chính, có hai loại tư vấn tài chính là tư vấn cá nhân và tư vấn cho doanh nghiệp.
1.2.1. Tư vấn tài chính cho cá nhân
Dịch vụ tài chính tư vấn cho cá nhân phục vụ phát triển mục đích cá nhân của khách hàng là tư vấn về tài chính. Tư vấn tài chính cá nhân giúp khách hàng biết được các loại hình tư vấn tài chính và các kế hoạch cụ thể về tài chính cho bản thân mình như thẩm định dòng tiền, thuế bảo hiểm, công nợ.
Thông thường khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, họ sẽ kỳ vọng về việc có thêm các khoản tiền tiết kiệm nhờ đầu tư đúng chỗ, đúng cách và sản sinh được nhiều lợi nhuận.
1.2.2. Dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp
Ngược lại với dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, dịch vụ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp để phục vụ những doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu về tư vấn tài chính. Do đó, đòi hỏi nhân viên tài chính tư vấn cho doanh nghiệp có trình độ nghiệp vụ cao hơn và cần thực hiện nhiều công việc hơn.
Các nhân viên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ như sau:
- Phân tích lợi nhuận đạt được của tài khoản và các thông tin về nguồn vốn, qua đó xác định mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp đó.
- Xem xét và đánh giá các hạng mục trong doanh nghiệp, hạng mục nào cần đầu tư phát triển, hạng mục nào dư thừa cần loại bỏ.
- Tư vấn các giải pháp khắc phục vấn đề trong kinh doanh, thực hiện các kế hoạch, đề án theo nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ cần làm của nhân viên tư vấn tài chính
Tùy thuộc vào ngành nghề mà khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh và các vấn đề quan tâm của họ, mà bạn sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tuy vậy về cơ bản thì các nhân viên tư vấn tài chính đều có chung các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện gặp gỡ khách hàng, đối tác để trao đổi những kế hoạch mà họ dự định đầu tư trong tương lai và ghi chép các công việc mà bạn thực hiện trong cuộc gặp mặt đó để báo lên cấp trên.
- Thu thập những thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá những rủi ro, bảo hiểm, tình trạng thuế và các mục tài chính khác trong khả năng họ có thể chấp nhận mức độ an toàn.
- Trao đổi và tư vấn kỹ càng để khách hàng có thể hiểu đúng được lợi nhuận và rủi ro trong khoản đầu tư, cung cấp các thông tin về đầu tư cụ thể qua hợp đồng cho khách hàng.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu tư vấn tài chính hoặc nghiên cứu các kênh đầu tư mới để có thể đạt lợi nhuận tối đa trong khả năng của khách hàng.
- Đưa cho khách hàng những thông tin về xu hướng mới, kênh đầu tư mới hoặc những dự báo của thị trường kèm theo cơ sở chính xác giúp khách hàng lựa chọn được hướng đầu tư phù hợp với mình.
- Bán sản phẩm tín dụng, tài chính hoặc những gói vay vốn ưu đãi, chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm nhân thọ cho các khách hàng có nhu cầu.
- Hỗ trợ mở các tài khoản ngân hàng cho khách hàng, thẻ tín dụng, thẻ ATM hoặc những thẻ hội viên.
- Xây dựng niềm tin để khách hàng tin tưởng và tạo ra uy tín, niềm tin với các cá nhân, doanh nghiệp.
- Thiết lập các mối quan hệ với luật sư, kế toán, nhân viên thuế, ngân hàng, bất động sản và những chuyên gia khác để dễ dàng xác minh thông tin khi cần thiết.
- Cần có trách nhiệm thông báo đến khách hàng thời gian trả nợ, thu hồi nợ hoặc những thay đổi xoay quanh vấn đề tài chính một cách nhanh chóng nhất.
- Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến công việc tài chính khi khách hàng có nhu cầu và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
Tuy vậy, không phải nhân viên tư vấn tài chính nào đều thực hiện những công việc trên đây. Khối lượng công việc chủ yếu sẽ dựa theo nhu cầu của khách hàng, chuyên môn và năng lực làm việc của bạn.
3. Kỹ năng và kiến thức cần có để trở thành nhân viên tư vấn tài chính
Sau khi đã nắm được các công việc của nhân viên tài chính, bạn có thể thấy công việc của nhân viên tài chính không hề dễ dàng. Nếu bạn đang muốn theo ngành này thì cần rèn luyện những kỹ năng và kiến thức nhất định trong ngành tài chính để trở thành một nhân viên tư vấn tài chính giỏi nhé!
3.1. Khả năng giao tiếp tốt và không được nói ngọng
Một nhân viên tư vấn tài chính không thể thiếu khả năng giao tiếp. Bạn sẽ là người thường xuyên gặp gỡ khách hàng, trao đổi và thuyết phục khách hàng tham gia những gói tư vấn tài chính.
Do đó, để tăng độ tin tưởng của khách hàng, bạn cần có một giọng nói hay, chuẩn, không nói ngọng, không nói giọng địa phương và tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành khiến khách hàng khó hiểu. Đặc biệt, bạn không nên nói to hoặc quá bé, nói chậm rãi với tốc độ vừa phải để khách hàng có thể lắng nghe được những gì bạn nói.
3.2. Có khả năng dự đoán trước tương lai trong ngành tài chính
Nghe có vẻ hơi hoang đường nhưng đây chính là kỹ năng mà một nhân viên tư vấn tài chính cần có. Bạn sẽ cần nghiên cứu và thu thập các thông tin về báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh trong công ty của khách hàng. Sau đó, bạn sử dụng những kiến thức về tài chính của mình để có thể phân tích được tình hình kinh doanh và dự đoán khả năng may rủi trong tương lai để so sánh và đánh giá với tình hình thực tế.
Bạn có thể đánh giá dựa vào xu thế thay đổi thị trường, các thông tin về tài chính trên báo, đài đưa tin. Việc dự đoán trước tương lai giúp công ty đó tăng khả năng kinh doanh và hoạt động hiệu quả hơn.
3.3. Nắm vững các quy định về tài chính và liên quan đến tài chính
Nhân viên tư vấn tài chính cần nắm rõ các quy định về tài chính và liên quan đến tài chính như quy định về luật, quy định về đầu tư để tránh xảy ra tình trạng tư vấn sai các giải pháp về tài chính cho khách hàng.
Do đo, bạn cần thường xuyên trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến pháp luật, các nguyên tắc liên quan đến tài chính để tư vấn kịp thời cho khách hàng của mình.
3.4. Thu thập dữ liệu liên quan tới khách hàng
Thu thập những dữ liệu của khách hàng giúp bạn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Càng tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn sẽ tăng nhanh chóng hơn.
Do vậy, bạn nên mở rộng các mối quan hệ của mình và lập cho mình một danh sách khách hàng trên Excel bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, ngày sinh,... để có thể thu thập khách hàng nhanh chóng nhất.
3.5. Khả năng làm việc độc lập và có thể chịu được áp lực công việc
Nhân viên tư vấn tài chính không thể thiếu kỹ năng làm việc độc lập. Bạn cần gặp khách hàng 1 mình, tư vấn cho họ các giải pháp đưa ra… Bên cạnh đó, bạn cần đi thu thập các thông tin khách hàng và phân tích những xu thế trên thị trường. Vì vậy, khả năng làm việc độc lập là cần thiết với bạn và giúp bạn tự tin hơn trong công việc.
Doanh số và bán hàng là vấn đề mà hầu hết mọi người đều quan tâm và nâng cao doanh số bán hàng giúp bạn tăng thu nhập không nhỏ. Vì vậy, áp lực trong công việc là không thể tránh khỏi. Và khi đã chịu áp lực trong công việc tốt, bạn có thể nâng cao mức thu nhập của mình và theo đuổi được công việc mà mình mơ ước.
4. Làm cách nào để chọn một nhân viên tư vấn tài chính?
Vậy làm thế nào để bạn biết nhà tư vấn tài chính nào phù hợp với bạn? Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để đảm bảo rằng bạn đang thuê đúng người để giúp bạn đầu tư.
4.1. Tìm kiếm một nhân viên tư vấn đủ điều kiện và kiến thức
Về cơ bản, bạn sẽ cần tìm một người hiểu họ đang làm gì và phải hiểu công việc của bạn. Một nhân viên tư vấn tài chính sáng giá là người nắm bắt được những gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán và có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về việc đầu tư. Họ cũng phải hiểu sự khác biệt giữa Roth và IRA truyền thống đến những cổ phiếu có trong các quyền chọn quỹ tương hỗ của bạn.
Ngoài về vấn đề kiến thức chuyên môn, là một cánh tay phải đắc lực, dĩ nhiên họ phải là người bạn có thể đặt niềm tin. Hãy tìm hiểu thật kỹ và đánh giá hồ sơ của đối tượng này, xem họ có thật sự là một nhân viên tư vấn tài chính có đạo đức hay không. Điều này là để tránh trường hợp những công ty đối thủ gài người hãm hại.
Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính và những kỹ năng cần có
4.2. Tìm hiểu xem lời khuyên của họ có phù hợp với niềm tin của bạn không
Điều quan trọng là bạn và nhân viên tư vấn tài chính của bạn đều có chung một lý tưởng và chiến tuyến. Bạn cần một cố vấn có chiến lược đầu tư dài hạn, một người khuyến khích bạn tiếp tục đầu tư nhất quán cho dù thị trường tăng hay giảm. Điều này không có nghĩa là phải cố chấp làm những việc không hiệu quả, mà là sẽ đưa ra những phương án phát triển, thay thế tốt hơn.
Bạn cũng không muốn làm việc với một người sẽ khuyên bạn nên đầu tư vào một thứ gì đó rủi ro hoặc bạn không cảm thấy thoải mái. Điều này có thể phần nào coi như nhân viên tư vấn tài chính đang không có thiện ý xây dựng, chống đối cấp trên. Nếu gặp phải những đối tượng như vậy, đừng ngần ngại tìm kiếm một nhân viên tư vấn tài chính mới. Việc bạn tiếp xúc càng nhiều người, chọn lọc kỹ càng đôi khi mất thời gian, nhưng sẽ hoàn toàn hữu ích để lựa chọn được nhân viên tư vấn tốt nhất.
Hy vọng rằng lời giải đáp cho câu hỏi “Nhân viên tư vấn tài chính là gì?” mà Topcvai.com mang đến có thể khiến các chủ doanh nghiệp thỏa mãn, cũng như chúc các bạn sớm tìm được những người cố vấn giỏi nhất. Đồng thời, nếu bạn đang muốn trở thành nhân viên tài chính thì cần trau dồi các kỹ năng, kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và nâng cao các chuyên môn nghiệp vụ để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn tài chính nhé!
Tham gia bình luận ngay!