Nhiều người thắc mắc về vấn đề này, chính vì vậy ở bài viết này topcvai.com xin được gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan, theo dõi ngay để cập nhật thông tin nhé
1. Nhu cầu của khách hàng là gì?
Hãy đóng vai là người mua hàng hoặc tiêu dùng các dịch vụ từ những doanh nghiệp khác, bạn sẽ dễ dàng hiểu được khái niệm nhu cầu của khách hàng là gì.
Nhu cầu của khách hàng được thể hiện một cách đa dạng và phong phú, nó không bị bó hẹp ở một giới hạn nào cả. Có nhiều người họ mong muốn tìm được một sản phẩm chất lượng tốt không đặt nặng về giá, một số khác lại muốn tìm một sản phẩm mẫu mã đẹp và giá cả phải chăng, cũng có những người họ mua hàng vì thái độ phục vụ của nhân viên cửa hàng,...
Như vậy, có thể thấy nhu cầu của khách hàng chính là những thứ mà khách hàng họ muốn được thỏa mãn, nhu cầu này xuất phát từ tâm lý của mỗi người cho nên có khi nó được thể hiện ra bên ngoài nhưng cũng có những lúc bạn không thể nhìn thấy. Nhu cầu là thứ thúc đẩy khách hàng muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm, công ty muốn bán được sản phẩm dịch vụ thì cần phải làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Bạn có thể liên hệ ngay với chính bản thân mình, rõ ràng những khi bạn xác định được nhu cầu của mình về một thứ hàng hoá nào đó thì việc thực hiện tiến trình mua hàng sẽ diễn ra nhanh hơn, và ngược lại. Đối với những nhu cầu chưa nhận thức rõ ràng, sẽ cần tới sự gợi ý hay những tác động từ bên ngoài nhiều hơn.
Có một thực tế xảy ra rất nhiều trên thị trường đó là người bán thường chỉ chú trọng tới việc làm sao để bán được nhiều hàng, còn người mua thì lại có suy nghĩ làm sao để vấn đề của họ được giải quyết. Hai luồng suy nghĩ này có sự lệch lạc vì vậy cho nên cả người bán và người mua hàng thường không tìm được tiếng nói chung để cùng giải quyết vấn đề của mỗi người.
Khi không xác định được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không thể hoàn thành mục tiêu gia tăng doanh số. Vì vậy, có thể coi đây là một vấn đề cấp thiết cần phải xem xét lại nếu doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh trong thời buổi khó khăn này.
2. Thoả mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách nào?
Có rất nhiều cách giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tuy nhiên không phải sử dụng cách nào cũng thu được thành công. Đây là thông tin mà bạn đang quan tâm đúng không? Vậy hãy hướng sự theo dõi của mình xuống phía dưới để xem những gợi ý mà tôi đưa ra sau đây nhé:
2.1. Lắng nghe khách hàng
Lắng nghe luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn thu thập được nhiều thông tin nhất từ phía khách hàng. Chưa xét đến chúng có thực sự hữu ích hay không nhưng việc bạn lắng nghe khách hàng của mình chính là một sự tôn trọng đối với họ, ngoài ra còn thể hiện được văn hoá doanh nghiệp và nâng cao chất lượng phục vụ.
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên thì mọi thông tin đối với người bán hàng đều trở nên quý giá, dựa vào đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì cho những bước tiếp theo.
Nói vậy không có nghĩa là bạn chỉ có nhiệm vụ nghe còn phần nói để nhường cho khách hàng đâu nhé. Nếu bạn không biết cách tương tác một cách khéo léo thì chắc chắn bạn sẽ chẳng “moi” được 1 thông tin nào về nhu cầu của họ cả.
Mặc dù lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng nhưng bạn cũng cần phải đưa ra các câu hỏi hay lời đáp trả phù hợp để tiếp tục cho cuộc hội thoại này. Khách hàng họ sẽ không nói ra những suy nghĩ của mình nếu như không gặp đúng người, vậy bạn có thể tìm cách để biến mình thành người mà họ lựa chọn.
Có thể khai thác nhu cầu của khách hàng bằng cách đặt các câu hỏi liên quan, bạn sẽ cần phải chuẩn bị nó trước hoặc nếu tự tin về khả năng giao tiếp của mình thì có thể tuỳ cơ ứng biến theo tình huống. Tuy nhiên đó là cả một nghệ thuật mà không phải người bán hàng nào cũng có thể sở hữu.
Khi bạn đã tạo được một cuộc hội thoại thành công chắc hẳn lượng thông tin mà bạn thu thập được sẽ là kha khá, nó sẽ là những gợi ý hữu ích nhất để bạn tiếp tục chinh phục khách hàng của mình.
2.2. Tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, khách hàng
Nói về việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, khách hàng thì đó là điều bắt buộc mà doanh nghiệp phải làm nếu như muốn bán được nhiều hàng. Bạn biết đấy, khi mà người bán hàng hiểu rõ về lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động, họ sẽ đưa ra các giả thiết có liên quan mật thiết tới nhu cầu cá nhân. Đồng thời khách hàng sẽ thấy bạn là một người bán hàng chuyên nghiệp.
Việc nghiên cứu thị trường hay khách hàng khiến doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn hơn về những nhu cầu mà khách hàng có thể hướng tới. Tất cả những yếu tố tác động xung quanh cũng có phần ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua hàng, vì vậy người bán hàng cần hết sức lưu ý về vấn đề này.
2.3. Xử lý thông tin tốt
Trong số thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ khách hàng, sẽ có những thông tin chẳng liên quan gì đến nhu cầu của họ. Chính vì vậy nhiệm vụ của người bán hàng chính là chọn lọc và xử lý thông tin một cách chính xác nhất.
Tìm ra những thông tin đắt giá thể hiện rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó gắn kết chúng với những sản phẩm phù hợp.
Bạn cần chú ý tới những con số được đưa ra bởi khách hàng, có thể là mức giá hoặc là số lượng hoặc cũng có thể là số người dùng,... tất cả đều khiến bạn đưa ra sự nhận định cũng như đánh giá kịp thời để đáp ứng chúng.
2.4. “Thấu hiểu” và đáp ứng những mong muốn của khách hàng
Từ những thông tin hữu ích thu thập của khách hàng và qua phân tích của bạn, có lẽ bạn đã đủ nhận ra nhu cầu của khách hàng là gì và sẵn sàng đáp ứng nó.
Khi tìm ra mấu chốt của vấn đề, nhiệm vụ của bạn chính là xử lý chúng thật tốt và đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng mong muốn.
Xem thêm: Đơn xin việc online
2.5. Chăm sóc khách hàng sau bán
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán chính là cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện. Không phải tự dưng mà nó lại trở nên phổ biến tất cả đều có nguyên do của nó cả.
Trong khi tất cả các doanh nghiệp đều đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng cũng như các quy trình đảm bảo vệ sinh thì cần một thứ gì đó để doanh nghiệp tạo được ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Sau khi giao dịch thành công, nếu sản phẩm chất lượng thì không có gì để nói thế nhưng nếu chẳng may khách hàng mua phải sản phẩm bị lỗi thì sẽ có cả câu chuyện dài ở phía sau cần sự hỗ trợ từ người bán. Vậy nên khâu chăm sóc khách hàng sau bán là cực kỳ quan trọng.
Người bán hàng có thể hỏi thăm khách hàng về sản phẩm xem họ có hài lòng không, sản phẩm có lỗi gì không hoặc chỉ đơn giản là lời hỏi thăm rồi xin ý kiến phản hồi,...tất cả những tương tác ấy sẽ khiến bạn tạo được mối quan hệ thân thiết hơn, biết đâu chính họ sẽ là những khách hàng mới hoặc cũng có thể họ là người giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Nói chung việc chăm sóc khách hàng sau bán đối với doanh nghiệp chỉ có lợi chứ không hại, vì vậy hãy lên kế hoạch thật chu đáo để khách hàng cảm thấy được sự tận tình của doanh nghiệp bạn nhé. Đôi khi thiện cảm cũng chính là yếu tố giúp bạn có khách hàng quen thuộc đấy.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích liên quan tới nhu cầu của khách hàng, mong rằng qua bài viết này những người làm kinh doanh sẽ biết cách xác định nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn những nhu cầu đó để bán được nhiều hàng hơn.
Tham gia bình luận ngay!