Phá sản là gì? Các nội dung về phá sản doanh nghiệp

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-06-30 11:08:05

Phá sản được coi là một điều tất yếu xảy ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy nhà nước sẽ có những quy định gì cho phá sản? Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn phá sản là gì và những quy định xung quanh phá sản doanh nghiệp nhé.

1. Tổng quan về phá sản doanh nghiệp

1.1. Phá sản là gì?

Định nghĩa dưới góc độ pháp lý ta có thể hiểu phá sản là hình thức các doanh nghiệp đã không còn khả năng thanh toán các khoản nợ và chi phí khác khi đã đến hạn nên bị nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, có thể là Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản và phân chia tài sản cho việc thanh toán các khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Phá sản là gì?
Phá sản là gì?

Theo như quy định pháp luật đã định nghĩa, các doanh nghiệp bị phá sản là các doanh nghiệp gặp thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện tài chính nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Các doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không thực hiện được việc thanh toán nợ trong vòng 3 tháng kể từ ngày đến hạn.

Xem thêm: Nợ công là gì? Những thông tin liên quan đến khoản nợ công

1.2. Những đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?

- Chủ nợ nếu có đảm bảo sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 3 tháng mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán được số nợ.

- Người lao động, công đoàn cũng là những đối tượng có quyền nộp yêu cầu phá sản doanh nghiệp nếu hết 3 tháng, doanh nghiệp vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ trả lương cho người lao động.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ mở đơn đề nghị phá sản khi không còn khả năng thanh toán.

- Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng là những người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản nếu nhận thấy doanh nghiệp đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu cổ phần từ 20% trở lên cũng có thể nộp đơn yêu cầu phá sản khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán.

Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?
Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?

1.3. Các cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản?

- Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh tại địa bàn đó và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung phá sản của doanh nghiệp đó.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý các nội dung liên quan tới phá sản của các doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc đăng kí kinh doanh tại các tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp phải thuộc một trong số các đặc điểm sau: doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài hoặc người mở thủ tục phá sản ở nước ngoài; doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng ở nhiều tỉnh thành, quận huyện khác nhau; doanh nghiệp có bất động sản cũng ở nhiều địa điểm, khu vực khác nhau hoặc cũng có thể do Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi công văn gọi lên do tính chất phức tạp của sự việc.

2. Phân loại phá sản

2.1. Theo nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến phá sản
Nguyên nhân dẫn đến phá sản

Dựa trên việc nguyên nhân dẫn đến phá sản thì chúng ta có 2 loại phá sản là phá sản trung thực và phá sản gian trá.

Phá sản trung thực là phá sản do các nguyên nhân khách quan hoặc những rủi ro làm doanh nghiệp thua lỗ nặng nề và mất đi khả năng thanh toán số nợ.

Phá sản gian trá sẽ là hậu quả của các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác bị pháp luật xử lý, dẫn đến mất khả năng chi trả nợ nần, bồi thường cho người bị chiếm đoạt.

2.2. Theo cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý

Dựa trên cơ sở việc phát sinh các quan hệ pháp lý, cụ thể ở đây là dựa vào người nộp đơn yêu cầu phá sản, ta sẽ có 2 loại là phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.

Phá sản tự nguyện có thể hiểu là hình thức phá sản khi chủ doanh nghiệp nhận thấy mình đã không còn khả năng thanh toán các khoản nợ thì sẽ làm đơn yêu cầu phá sản gửi lên các cơ quan có thẩm quyền.

Phân loại các loại phá sản doanh nghiệp
Phân loại các loại phá sản doanh nghiệp

Phá sản bắt buộc là hình thức phá sản do phía các chủ nợ, người lao động sau khi đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ hay tiền lương thì buộc phải làm đơn yêu cầu phá sản lên các cơ quan chức năng thì mới có thể thu hồi lại số nợ của mình.

Xem thêm: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì, thủ tục như thế nào?

3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản của một doanh nghiệp đã được nhà nước quy định trong Luật phá sản 2014 sẽ bao gồm 7 bước sau:

Bước 1 sẽ là nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp được pháp luật quy định mới thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Với những trường hợp không đúng quy định, Tòa án sẽ không tiếp nhận yêu cầu của đối tượng đó.

Bước 2 là Toàn án sẽ tiếp nhận đơn của các đối tượng.

Tòa án sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra sau khi nhận được đơn từ phía các doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi đơn yêu cầu, nếu đơn yêu cầu hợp lệ Tòa án sẽ gửi thông báo về việc nộp các khoản lệ phí và tạm ứng các chi phí phá sản.

Thủ tục phá sản gồm những bước nào?
Thủ tục phá sản gồm những bước nào?

Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu, Tòa án sẽ có các thông báo sau: yêu cầu sửa lại đơn đối với đơn chưa đúng yêu cầu và trả lại đơn đối với những trường hợp không muốn sửa đổi lại đơn.

Bước 3 là phần thụ lý đơn từ Tòa án.

Tòa án sẽ thực hiện việc thụ lý đơn khi đã nhận được đầy đủ các biên lai nộp lệ phí và biên lai tạm ứng chi phí phá sản của đối tượng yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sau đó tòa án sẽ xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 4 là bước mở thủ tục phá sản.

Sau khi đã có quyết định thì Tòa án sẽ phải gửi thông báo đến toàn bộ những người có liên quan đến thủ tục phá sản đó. Trong quá trình mở thủ tục, có thể yêu cầu các Tòa án đảm bảo tài sản như tạm dừng các giao dịch, hợp đồng,… của doanh nghiệp.

Bước 5 là lập hội nghị các chủ nợ.

Tòa án sẽ thực hiện việc triệu tập hội nghị chủ nợ qua 2 lần hội nghị chủ nợ, sau đó sẽ đưa ra các quyết định cuối cùng như đình chỉ thủ tục phá sản, đề nghị doanh nghiệp áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh hoặc đề nghị tuyên bố phá sản.

Các quy định về thủ tục phá sản doanh nghiệp
Các quy định về thủ tục phá sản doanh nghiệp

Bước 6 là ra quyết định tuyên bố phá sản.

Đối với các doanh nghiệp không thể áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh hoặc áp dụng không có hiệu quả trong thời gian quy định thì tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản với doanh nghiệp đó.

Bước 7 là bước cuối cùng có nhiệm vụ thi hành quyết định phá sản.

Theo đó, Tòa án sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ là thanh lý tài sản phá sản và phân chia số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản cho lần lượt các đối tượng theo đúng quy định về phân chia tài sản sau phá sản.

Trên đây là các thông tin topcvai.com nhằm cung cấp cho bạn hiểu phá sản là gì cũng như các nội dung liên quan đến phá sản doanh nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: