Phân khúc thị trường là gì? Phân loại các phân khúc thị trường

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-04-26 11:06:35

Nói đến kinh doanh, không thể không đề cập đến phân khúc thị trường. Đó là một yếu tố có thể quyết định doanh số và lợi nhuận thu về của một sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược phân khúc thị trường để thu hút, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Thế nhưng phân khúc thị trường là gì? Và cách triển khai chúng như thế nào để tối ưu nhất có thể?

1. Tìm hiểu khái niệm phân khúc thị trường là gì?

Đó là một thuật ngữ thường gặp trong thế giới kinh doanh, chúng phản ánh quá trình tập hợp những khách hàng tiềm năng vào các phân khúc hoặc các nhóm có cùng đặc điểm chung, gần giống với một tác vụ trong tiếp thị. Thông qua phân khúc thị trường, doanh nghiệp có thể hướng mục tiêu vào các khía cạnh khác nhau liên quan đến khách hàng ý thực được giá trị của các dịch vụ/sản phẩm/hàng hóa nhất định.

Tìm hiểu khái niệm phân khúc thị trường là gì?
Tìm hiểu khái niệm phân khúc thị trường là gì?

Hiểu một cách đơn giản, phân khúc thị trường chính là những nhóm nhỏ thị trường không giống nhau, chúng được phân loại dựa trên một loạt quá trình khai thác và gom nhỏ các yếu tố như: Thị hiếu, nhu cầu, hành vi, động cơ mua sắm, độ tuổi, giới tính, năng lực tài chính, địa vị xã hội,....

Thường thì các công ty sẽ xác định cho mình những phân khúc thị trường thích hợp với sản phẩm và dịch vụ của họ. Trong từng phân khúc thị trường ấy, sẽ tồn tại những người dùng tiềm năng, có thể mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ của công ty, thậm chí họ có thể là nguồn thu ổn định của công ty đó.

Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường

2. Tại sao doanh nghiệp nên phân khúc thị trường?

- Thứ nhất, giúp hiểu người dùng hơn: Thông qua phân khúc thị trường, các công ty có thể tối ưu các nỗ lực trong tiếp thị. Song song với các chiến dịch quảng bá, công ty có thể tương tác với người dùng tốt hơn để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tại sao doanh nghiệp nên phân khúc thị trường?
Tại sao doanh nghiệp nên phân khúc thị trường?

- Thứ hai, gia tăng tỷ lệ chuyển đôỉ: Khi sở hữu trong tay nhiều thông tin liên quan đến người dùng tiềm năng, thì các công ty có thể biết cách giúp họ chuyển đổi nhanh và dễ hơn.

- Thứ ba, duy trì mối quan hệ với người dùng: Thông qua phân khúc thị trường, các khách hàng của bạn sẽ tham gia và nâng cấp hành trình mua hàng một cách liên tục. Với thông tin có trong tay, các doanh nghiệp sẽ có cách để tương tác và duy trì mối quan hệ tích cực với người dùng.

- Thứ tư, phát triển các nỗ lực: Phân khúc thị trường là một giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp có thể phát triển các thị trường mới. Vì những dữ liệu có được từ người dùng sẽ giúp bạn nhận định được đâu là đối tượng để phát triển các nỗ lực.

Nếu công ty không sở hữu một phân khúc thị trường nhất định cho mình thì sẽ rất dễ bị sa vào một vòng xoáy tự sinh, tự diệt, không thể có được một tiến trình kinh doanh hiệu quả.

3. Xây dựng chiến lược phân khúc hiệu quả

Khi đã thiết lập được phân khúc thị trường và có được hình dung rõ nét, đa phương hơn về khách hàng thì doanh nghiệp đã sở hữu một vị trí tốt để an tâm xây dựng các chiến lược tiếp thị.

Xây dựng chiến lược phân khúc hiệu quả
Xây dựng chiến lược phân khúc hiệu quả

3.1. Chiến lược phân khúc tập trung

Khi công ty xác định những nỗ lực của họ là chú trọng vào một phân khúc thị trường nhất định thì sẽ triển khai chiến lược này. Chúng thực sự phù hợp với những công ty quy mô nhỏ, đang trong quá trình phát triển. Chiến lược tập trung vào một phân khúc sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian, công sức, sau cùng tối ưu về yếu tố ngân sách tài chính.

Xét về điểm mạnh, chiến lược này mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, giảm chỉ tiêu tiếp thị hơn và Remaketing. Về điểm yếu, chiến lược này có thể khiến doanh nghiệp “được ăn cả ngã về không”.

3.2. Chiến lược đa phân khúc

So với chiến lược tập trung vào một phân khúc cụ thể, chiến lược này có phần an toàn hơn. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể tùy chỉnh chiến lược của mình nếu một phân khúc có tỷ lệ chuyển đổi tốt và dễ tiếp cận để trực tiếp tiếp thị đến đó. Đó là một giải pháp an toàn vì nếu công ty tiếp thị quá nhiều nơi thì doanh thu của họ sẽ chỉ thu được từ một trong nhiều kênh đó. Mặc dù vậy, điểm yếu của chiến lược này là khiến tỷ lệ trung bình của ROI hạn chế hơn.

Về điểm mạnh, chiến lược này khá an toàn, giúp công ty triển khai các nỗ lực tiếp thị đa dạng, hấp dẫn khách hàng, triển vọng cao về mức tăng trưởng. Về điểm yếu, chiến lược này chi phí lơn hơn và mang lại tỷ lệ thấp về chuyển đổi.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh

Đơn xin việc làm

4. Khám phá bốn loại phân khúc thị trường

Khám phá bốn loại phân khúc thị trường
Khám phá bốn loại phân khúc thị trường

Điều mà các công ty nên chú trọng là triển khai phân khúc thị trường như thế nào sau khi biết được phân khúc thị trường là gì? Điều này giúp công ty dễ thỏa mãn cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Trong bối cảnh phân hóa cao về năng lực tài chính, sở thích, thói quen mua sắm,... thì việc phân khúc là công đoạn không thể bỏ qua trong tiếp thị nói chung. Thực tế, các công ty có thể phân khúc thị trường dựa trên bốn yếu tố sau đây. Và bốn yếu tố này cũng chính là bốn phân loại cụ thể của phân khúc thị trường.

4.1. Nhân khẩu học

Công ty nếu có đủ ngân sách và mức độ đầu tư cao thì có thể phân phối dịch vụ, sản phẩm của mình ở đa dạng các khu vực địa lý. Tuy nhiên, điều cần quan tâm là sự khác biệt giữa các khu vực địa lý đó.

Nhân khẩu học là một trong những phân khúc cơ bản và có quy mô lớn nhất được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đa phần, họ tận dụng phân khúc này để sở hữu lượng người dùng phù hợp trong việc mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ của họ. Nhóm này thường được phân loại dân số trên cơ sở các biến. Chính bởi vậy, các biến mà phân khúc này sở hữu thường là giới tính, độ tuổi, năng lực tài chính, quốc tịch, nghề nghiệp,...

4.2. Tâm lý

Tâm lý
Tâm lý

Phân khúc thị trường theo yếu tố tâm lý chính là dựa trên cơ sở tính cách, cá tính, thói quen sinh hoạt, tầng lớp của từng cá nhân hoặc từng nhóm cá nhân khách hàng. Việc phân khúc này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khai thác các thông tin về hoạt động, lối sống, quan điểm cũng như ích lợi của khách hàng. Yếu tố phân đoạn này tương tự như yếu tố hành vi.

Mặc dù vậy, chúng cũng sở hữu những khía cạnh tâm lý của hành vi mua của khách hàng.

4.3. Hành vi

Đó là quá trình phân loại người dùng tiềm năng trên cơ sở khai thác những hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của chính doanh nghiệp. Ví dụ như người dùng đã truy cập vào trang đích cho một sự kiện tương lai có thể xảy ra. Phân khúc này thường được triển khai bởi các chuyên viên tiếp thị.

4.4. Nhân chủng học

Phân loại này chia người dùng tiềm năng trên yếu tố địa lý, gắn liền với các yếu tố như ngôn ngữ, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, năng lực tài chính...

Nhân chủng học
Nhân chủng học

Phân khúc này sẽ xác định các điểm địa lý có tiềm năng để hỗ trợ chọn chiến lược tiếp thị cho sản phẩm. Chúng tạo ra các phân đoạn người dùng mục tiêu đa dạng trên cơ sở ranh giới về địa lý. Bởi vì người dùng có nhu cầu, mong muốn đa dạng trên những khu vực địa lý đa dạng. Do đó, khi xây dựng phân khúc này, doanh nghiệp cần hiểu được đặc trưng của các khu vực địa lý, chẳng hạn như khí hậu, thời tiết, văn hóa,...

Hiểu đúng phân khúc thị trường là gì, bạn sẽ biết được cách tận dụng chúng để tối ưu chiến dịch tiếp thị thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: