Phụ cấp trách nhiệm là gì? Quy định về phụ cấp trách nhiệm

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2024-05-14 07:57:00

Phụ cấp trách nhiệm là gì? Có những loại phụ cấp nào? Những quy định về phụ cấp trách nhiệm là gì?... là những vấn đề mà rất nhiều người đang muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc có thể nắm rõ được các thông tin có liên quan đến phụ cấp trách nhiệm cũng như những vấn đề xoay quanh phụ cấp trách nhiệm để có thể đảm bảo được quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

1. Khái quát về phụ cấp trách nhiệm là gì?

Để có thể hiểu được ý nghĩa của phụ cấp trách nhiệm là gì thì trước tiên chúng ta cần đi phân tích từng ý nghĩa nhỏ trong phụ cấp trách nhiệm. Việc tìm hiểu từng ý nghĩa nhỏ của từ phụ cấp trách nhiệm sẽ giúp cho việc hiểu rõ ý nghĩa của từ phụ cấp trách nhiệm là gì nhé.

Phụ cấp trách nhiệm là gì?
Phụ cấp trách nhiệm là gì?

1.1. Khái niệm phụ cấp là gì?

“Phụ cấp” là từ được sử dụng nhằm chỉ một khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động cùng với mức lương cơ bản hàng tháng họ được nhận. Mức phụ cấp trách nhiệm sẽ được tính dựa vào các yếu tố khác nhau như: Tính chất công việc, chức vụ mà người lao động đảm nhận trong doanh nghiệp, chế độ của doanh nghiệp đó.

Phụ cấp mà người lao động được hưởng chính là cách mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động  tùy vào các điều kiện ngoại cảnh của người lao động như là: Khu vực nơi mà người lao động sinh sống thuộc diện khó khăn, điều kiện làm việc và sinh hoạt không được thuận lợi, hoặc là người được nhận phụ cấp khi họ đảm nhiệm những công việc khó và phức tạp.

Có rất nhiều loại phụ cấp như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ chức danh, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm… Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về phụ cấp trách nhiệm là gì để những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này có thể nắm rõ.

Cần hiểu phụ cấp là gì để hiểu rõ ràng hơn về phụ cấp trách nhiệm là gì
Cần hiểu phụ cấp là gì để hiểu rõ ràng hơn về phụ cấp trách nhiệm là gì

1.2. Phụ cấp trách nhiệm là gì?

Dựa vào những phân tích về phụ cấp mà chúng ta đã phân tích trên đây thì chúng ta có thể định nghĩa về phụ cấp trách nhiệm như sau:

Phụ cấp trách nhiệm là một khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động với ý nghĩa là bù đắp cho những hoạt động chuyên môn và sản xuất một cách trực tiếp tại doanh nghiệp của họ. Đồng thời là khoản dành cho những người đảm nhiệm các công tác quản lý hoặc những người đảm nhiệm những công việc đòi hỏi mang tính trách nhiệm cao và quan trọng.

Phụ cấp trách nhiệm sẽ được người sử dụng lao động chi trả hàng tháng cùng đợt với tiền lương cơ bản và các khoản khác (Nếu có). Đối với những người được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đảm nhiệm các chức danh quản lý bao gồm: tổ trưởng, trưởng ca, tổ phó, trưởng phòng, thư ký,...

Xem thêm: Việc làm kế toán tiền lương

2. Những quy định về phụ cấp trách nhiệm

Những quy định về phụ cấp trách nhiệm
Những quy định về phụ cấp trách nhiệm

Tùy vào từng thời kỳ và sự phát triển của xã hội thì phụ cấp trách nhiệm được áp dụng cho những công việc và chức danh khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống những quy định về tiền lương của từng thời kỳ.

Phụ cấp trách nhiệm được phân thành 2 loại đó là: Phụ cấp trách nhiệm trong khu vực nhà nước và phụ cấp trách nhiệm đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

  • Đối với phụ cấp trách nhiệm trong khu vực Nhà nước: Loại phụ cấp này bao gồm 3 mức khác nhau đó là mức 0,10; 0,20 và 0,30 và được tính theo mức lương tối thiểu được áp dụng đối với những công việc có tính chất đòi hỏi trách nhiệm cao và với các tính chất công việc khác nhau. Ví dụ như: Phụ cấp cho các tài xế lái xe cho những cán bộ lãnh đạo, trưởng phòng hành chính của một cơ quan   Nhà nước…)
  • Đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc thành phần kinh tế ngoại quốc doanh: Phụ cấp trách nhiệm này sẽ do người sử dụng lao động quy định hoặc được thỏa thuận giữa bên thuê lao động và người lao động, được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể.

Phụ cấp trách nhiệm trách nhiệm được chi trả hàng tháng cho người lao động cùng với đợt trả lương cơ bản.

Tham khảo: Việc làm nhân viên nhân sự tiền lương

3. Những lưu ý cần biết về phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm tưởng chừng đơn giản theo như định nghĩa của nó, thế nhưng lại có những thắc mắc xoay quanh phụ cấp trách nhiệm mà nhiều người cần được giải đáp. Sau đây là những lưu ý liên quan đến phụ cấp trách nhiệm mà các bạn cần chú ý để không bỏ qua những quyền lợi đáng được hưởng khi làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào.

Những lưu ý cần biết về phụ cấp trách nhiệm
Những lưu ý cần biết về phụ cấp trách nhiệm

3.1. Phụ cấp trách nhiệm được tính như thế nào? Theo tháng hay tính theo ngày công đi làm?

Trong quá trình làm việc, khi được doanh nghiệp hay chủ sở hữu lao động quyết định cấp phụ cấp trách nhiệm cho người lao động khi người lao động đó đảm nhận một công việc đòi hỏi tính trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm chức vụ mới trong doanh nghiệp thì không ít người lao động có thắc mắc về vấn đề phụ cấp trách nhiệm sẽ được tính như thế nào? Cụ thể ở đây là phụ cấp trách nhiệm sẽ được chi trả theo tháng hay theo ngày công?

Đầu tiên, phụ cấp trách nhiệm được chi trả theo tháng và được trả cùng với lương cơ bản của người lao động theo ngày trả lương quy định tại công ty/doanh nghiệp.

Thứ hai, về mức tiền phụ cấp được trả, nếu người lao động đi làm đầy đủ và không nghỉ ngày nào trong tháng đó thì sẽ được nhận mức phụ cấp trách nhiệm theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và lao động.  Trong trường hợp người lao động không làm những phần công việc được phụ cấp từ một tháng trở lên thì sẽ không được nhận tiền phụ cấp của tháng đó. Trên thực tế thì không có quy định nào quy định về phụ cấp trách nhiệm được tính trên số ngày làm việc thực tế.

Đọc thêm: Quy trình tính lương trong doanh nghiệp

3.2. Những khoản nào được coi là phụ cấp trách nhiệm?

Bạn đã tìm hiểu về các khoản phụ cấp trong doanh nghiệp chưa? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được những khoản được nhận phụ cấp và phụ cấp trách nhiệm.

Theo như chúng ta đã phân tích về phụ cấp và phụ cấp trách nhiệm thì chúng ta hiểu đó là khoản tiền được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động dựa trên tính chất công việc hoặc là phụ cấp được hưởng theo chế độ của cơ quan Nhà nước. Dưới đây là những khoản phụ cấp trong doanh nghiệp giúp các bạn phân biệt được những loại phụ cấp khác nhau.

Các khoản phụ cấp trách nhiệm là gì?
Các khoản phụ cấp trách nhiệm là gì?

Đầu tiên là phụ cấp chế độ nặng nhọc độc hại, nguy hiểm Căn cứ  vào Khoản 2 Điều 11 của Thông tư 36/2024/TT – BLĐTBXH

+ Trong mối quan hệ lao động, người lao động làm việc cho người sử dụng lao động sẽ được hưởng phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Có nghĩa là người lao động khi đang làm việc trong môi trường công việc có điều kiện làm việc nặng nhọc hoặc độc hại, cùng với các ngành nghề nguy hiểm hoặc là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

+ Công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra và rà soát về điều kiện lao động, các ngành nghề làm việc.

+ Tiến hành so sánh các ngành nghề hoặc có mức độ tương đương trong điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp tương xứng. Người lao động và doanh nghiệp cùng xác định mức phụ cấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động: Đối với các ngành nghề có công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được hưởng mức phụ cấp từ 5% đến 10% so với mức lương tương ứng mà người lao động đó nhận được hàng tháng; Đối với ngành nghề, công việc “đặc biệt” nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mức phụ cấp từ 7% đến 15%.

+ Phụ cấp được tính và trả cùng với lương cơ bản hàng tháng, người trả lương có trách nhiệm cộng các khoản lại để trả tổng lương cho người lao động. Nếu người lao động làm việc nửa ngày thì chỉ được hưởng ½ mức tiền công trợ cấp của ngày đó. Còn nếu làm việc hơn ½ ngày đến 1 ngày trong giờ hành chính theo quy định của từng doanh nghiệp thì sẽ nhận được 1 ngày tiền công cho khoản trợ cấp.

Thứ hai là phụ cấp trách nhiệm:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đang làm các công việc thuộc chức danh quản lý hoặc công việc phải chịu trách nhiệm cao. Công việc được thực hiện bởi các chức danh quản lý bảo gồm: Trưởng phòng, tổ trưởng, phó phòng, tổ phó, trưởng ca, phó ca… Công việc thuộc trách nhiệm cao bao gồm: thư ký, kiểm ngân, thủ quỹ...

+ Công ty trách nhiệm kiểm tra, rà soát và đánh giá về điều kiện lao động, ngành nghề làm việc, công việc.

+ Mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất hiện nay không quá 10% so với mức lương của công việc hoặc là mức lương của chức danh trong bậc lương.

+ Phụ cấp trách nhiệm sẽ được tính và trả cùng với kỳ trả lương mỗi tháng.

+ Người lao động sẽ không được hưởng tiền phụ cấp trách nhiệm nếu trong trường hợp họ không làm công việc đó từ 1 tháng trở lên.

Thứ ba là phụ cấp thu hút:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp thu hút khi làm việc tại các vùng có khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về kinh tế, điều kiện chỗ ở được quy định theo quy định của pháp luật.

+ Công ty tiến hành kiểm tra, rà soát vùng hoặc địa bàn nơi thực hiện công việc.

+ Mức độ thu hút đối với người lao động < 35% so với mức lương của công việc hoặc chức danh theo quy định tại thang bảng lương.

+ Công ty có nghĩa vụ tra phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Cập nhật những loại phụ cấp trách nhiệm là gì
Cập nhật những loại phụ cấp trách nhiệm là gì

Thứ tư là phụ cấp lưu động:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp này khi đang làm công việc mang tính chất thường xuyên bị thay đổi về địa điểm làm việc và nơi ở ví dụ: nghề tu sửa đường bộ, đường sắt.

+ Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với những người lao động có công việc thường xuyên phải thay đổi địa điểm là nơi làm việc kéo theo chỗ ở không ổn định. Những công việc như là công nhân cầu đường, đường sắt, công trình…

+ Tính chất lưu động công việc được Công ty rà soát, đánh giá.

+ Đối với mức hưởng phụ cấp lưu động nhỏ hơn 10% so với mức lương của công việc nghề nghiệp hoặc đối với các chức danh được quy định theo tháng lương, bảng lương của doanh nghiệp đó.

+ Người lao động được hưởng phụ cấp lưu động sẽ được tính theo ngày làm việc.

+ Công ty có nghĩa vụ trả phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Thứ năm là phụ cấp chức vụ, chức danh: 

+ Các công nhân được thụ hưởng trợ cấp chức vụ khi họ đảm nhiệm các chức danh quan trọng như Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, có yêu cầu về năng lực và trách nhiệm cao.

+ Công ty tiến hành thẩm tra, rà soát, đánh giá công việc của người lao động mang tính chất phức tạp.

+ Mức phụ cấp nhỏ hơn 15% so với mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất mà người lao động được trả theo bảng lương.

+ Phụ cấp chức vụ sẽ được trả cùng lương cơ bản hàng tháng.

+ Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Thứ sáu là phụ cấp khu vực: 

+ Người lao động được hưởng phụ cấp khi làm việc tại vùng, địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực nằm trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2024/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

+ Mức phụ cấp do công ty quyết định hoặc do các bên thỏa thuận .

+ Phụ cấp chức vụ được tính và trả cùng với đợt trả lương hàng tháng.

 + Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Các loại phụ cấp khác như: tiền thưởng tháng thứ 13, tiền thưởng hiệu suất làm việc, tiền thưởng đổi mới; chi phí ăn uống; chi phí điện thoại, di chuyển, nhà ở, hỗ trợ xăng dầu, chi phí giữ trẻ, nuôi con nhỏ và các hỗ trợ, trợ cấp khác được ghi vào mục riêng trong hợp đồng lao động.

Như vậy, hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu phụ cấp trách nhiệm là gì, mức phụ cấp trách nhiệm là gì? cùng với những thông tin liên quan đến phụ cấp trách nhiệm. Cùng đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác tại topcvai.com

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: