Quản lý chất lượng là gì? Quy trình thực hiện quản lý chất lượng

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-06-17 14:12:08

Các doanh nghiệp hay tổ chức muốn đảm bảo được sự phát triển bền vững và ngày một tạo dựng được uy tín với khách hàng thì rất cần đảm bảo trong khâu quản lý chất lượng. Vậy quản lý chất lượng là gì, quy trình thực hiện quản lý chất lượng ra sao và có vai trò như thế nào trong việc phát triển của doanh nghiệp hay tổ chức? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề quản lý chất lượng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu khái niệm Quản lý chất lượng là gì?

Không chỉ với các doanh nghiệp hay công ty sản xuất mới cần biết quản lý chất lượng là gì mà nó được áp dụng đối với mọi lĩnh vực ở mọi loại hình tổ chức và quy mô tổ chức khác nhau từ lớn cho đến nhỏ, ở trong nước hoặc ở ngoài quốc tế. 

Quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng là các hoạt động liên kết với nhau nhằm vạch ra định hướng và kiểm soát đối với một đơn vị tổ chức về chất lượng của đơn vị đó. Công tác định hướng và kiểm soát đối với chất lượng cụ thể gồm có thiết lập các chính sách về đảm bảo chất lượng cùng với các mục tiêu về chất lượng, hoạch định về chất lượng, kiểm tra và rà soát về chất lượng, đảm bảo uy tín về chất lượng cùng với việc cải tiến và nâng cao chất lượng.

Khâu quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng tổ chức, doanh nghiệp đang thực hiện đúng những gì cần làm và những đầu việc thiết yếu nhằm đảm bảo toàn bộ các khâu thực hiện đúng quy trình, đúng với mục tiêu chất lượng đã đề ra.

Một định nghĩa khác về quản lý chất lượng được Viện quản lý dự án hay còn gọi là PMI cho rằng việc quản lý đối với chất lượng dự án gồm có các hoạt động được định hướng và thường xuyên của một tổ chức, doanh nghiệp vạch ra để xác định về đường lối cùng với mục tiêu và những nghĩa vụ để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra đó. Việc làm này nhằm xây dựng lên những hệ thống về quản lý, đảm bảo chất lượng đối với đường lối, những quy trình và các kế hoạch về chất lượng để kiểm soát và duy trì được chất lượng tốt nhất có thể.

Quản lý chất lượng được hình thành dựa trên 3 thành phần chủ yếu đó là: kiểm soát về chất lượng, đảm bảo chất lượng ổn định và cuối cùng là nâng cấp chất lượng.

Quản lý chất lượng được hình thành dựa trên 3 thành phần
Quản lý chất lượng được hình thành dựa trên 3 thành phần

2. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng là gì?

Hiện nay có 8 nguyên tắc về quản lý chất lượng phổ biến mới các tổ chức và doanh nghiệp. Những nguyên tắc đó chính là cơ sở để tạo thành những tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý chất lượng được sử dụng phổ biến ở trong bộ tiêu chuẩn về chất lượng tên gọi ISO 9000 cụ thể như sau:

- Định hướng vào khách hàng của mình: Tất cả các tổ chức và doanh nghiệp đều cần đến khách hàng, chính vì vậy họ cần phải nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu ở hiện tại và trong tương lai của khách hàng, sau đó cần cung ứng theo các yêu cầu của khách hàng đó và cố gắng để đem đến các mặt hàng, dịch vụ vượt ngoài sự mong muốn của họ.

- Sự lãnh đạo: Lãnh đạo là phương thức để tạo nên sự đồng nhất về mục đích cùng với phương hướng của tổ chức đó. Lãnh đạo cần phải thực hiện đảm bảo và tạo ra một môi trường làm việc trong nội bộ thật tốt để có thể hoàn toàn liên kết mọi người thực hiện đúng những gì tổ chức đã để ra.

- Sự đoàn kết của các cá nhân trong tổ chức và doanh nghiệp: Toàn bộ các cấp, các cá nhân đều là những yếu tố bên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Việc hiểu rõ từng khả năng và liên kết được mọi người với nhau sẽ giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng và đảm bảo về chất lượng đầu ra.

- Phương thức tiếp cận theo quá trình: Khi các nguồn lực cùng với những hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp được vận hành theo một quá trình thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và chất lượng tốt hơn.

- Phương thức tiếp cận theo hệ thống: Đây là phương thức giúp phân chia quản lý và làm việc dựa trên sự phân cấp

- Liên tục đưa ra những cải tiến: Phải luôn đảm bảo chất lượng ngày càng tốt hơn, đảm bảo hơn, đó là nhiệm vụ thường trực của các tổ chức, doanh nghiệp

Liên tục đưa ra những cải tiến
Liên tục đưa ra những cải tiến

- Quyết định phải có căn cứ: Các quyết định trong tổ chức, doanh nghiệp đều cần phải dựa theo những phân tích về số liệu, hoàn cảnh.

- Hợp tác, duy trì mối quan hệ cùng có lợi đối với những bên cung ứng: Phía tổ chức, doanh nghiệp cùng với bên cung ứng mặt hàng, dịch vụ là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi do vậy cần nâng cao tình hữu nghị đôi bên và nâng cao năng lực cho cả hai để cùng nâng cao lợi ích.

Đọc thêm: Tìm hiểu về quy trình cải tiến chất lượng

3. Quy trình thực hiện quản lý chất lượng

3.1. Lên kế hoạch cho việc quản lý chất lượng

Làm bất cứ công việc gì cũng vậy, muốn phát triển và đi đường dài được thì cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Vậy lập kế hoạch cho quản lý chất lượng là gì? Như thế nào?

Việc lập kế hoạch quản lý chất lượng hay còn được gọi là quy trình xây dựng chuẩn đối với chất lượng.

Để có thể nắm bắt, quản lý và đảm bảo được chất lượng theo đúng yêu cầu thì người quản lý cần phải xây dựng lên các chuẩn yêu cầu đối với chất lượng sau đó kiểm tra theo các quy chuẩn đó, nếu thiếu chỗ nào cần khắc phục nhanh chóng. Nếu như chỉ đảm bảo có một phần tuân theo chuẩn thì đó chỉ được gọi là tiếp cận đối với quản lý chất lượng chứ chưa thực sự hoàn toàn đạt đúng yêu cầu về quản lý chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp.

Đọc thêm: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp

3.2. Thực hiện khâu kiểm soát chất lượng

Công tác kiểm soát về chất lượng là thực hiện việc kiểm tra và rà soát đối với các quá trình để hình thành nên sản phẩm, các dịch vụ dựa vào việc kiểm soát tốt những yếu tố có liên quan như về con người, đối với các loại máy móc hay nguyên vật liệu cùng với những phương pháp và cả môi trường làm việc.

Thực hiện khâu kiểm soát chất lượng
Thực hiện khâu kiểm soát chất lượng

Về chất lượng đầu vào thì yếu tố về nguyên vật liệu vô cùng quan trọng và ảnh hưởng chủ yếu tới chất lượng đầu ra của sản phẩm. Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đến chất lượng của sản phẩm đó là về trang thiết bị và yếu tổ công nghệ. Yếu tố về con người đối với chất lượng của sản phẩm sẽ bao gồm những yếu tố về nguồn nhân lực ở trong tổ chức, doanh nghiệp đó từ nhà lãnh đạo bậc cao cho đến các nhân viên sẽ đều có ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát chất lượng. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ nói đến vai trò đặc biệt của người lãnh đạo, quản lý cấp cao của phòng ban và những bộ phận khác có trách nhiệm trực tiếp đối với việc kiểm soát về chất lượng sản phẩm.

Bạn có thể đánh giá chất lượng thông qua việc nhìn nhận về những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu như tần suất họ quay trở lại sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn cao tức là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn đã đáp ứng được các mong muốn của khách hàng. 

Hãy đánh giá chất lượng thông qua những số liệu thống kê, dựa vào các tổ chức có chuyên môn trong ngành, đừng bao giờ đánh giá một cách chủ quan.

Đánh giá chất lượng thông qua những số liệu thống kê
Đánh giá chất lượng thông qua những số liệu thống kê

3.3. Duy trì đảm bảo chất lượng

Thực hiện đảm bảo rằng quá trình kiểm soát chất lượng vẫn diễn ra tốt. Công tác hoạt động nhằm duy trì chất lượng, nắm bắt các quá trình về quản lý và thúc đẩy sự phát triển về các phần mềm vẫn được thực hiện và có hiệu lực.

Việc duy trì đảm bảo về chất lượng là một công đoạn để ngăn ngừa xảy ra các vấn đề, nhận dạng được các sai sót trong quy trình đồng thời kiểm soát được chất lượng theo những gì đã đặt ra.

Đọc thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng không thể thiếu ở các doanh nghiệp

3.4. Nâng cao và cải tiến quản lý chất lượng

Việc nâng cao được chất lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm đi các khoản chi phí dó lãng phí tài nguyên.

Vấn đề quản lý chất lượng bao gồm 2 loại là:

- Vấn đề quản lý chất lượng cấp tính là những vấn đề có tần suất xảy ra thấp nhưng làm thay đổi tình trạng hiện tại của hệ thống, phải có những biện pháp đặc thù để có thể phục hồi được hiện trạng đó. 

Nâng cao và cải tiến quản lý chất lượng
Nâng cao và cải tiến quản lý chất lượng

- Vấn đề quản lý chất lượng mạn tính là những vấn đề xảy ra phổ biến, cần phải có những biện pháp nhằm thay đổi tính trạng ở thời điểm đó để cho hệ thống hoạt động trơn tru hơn.

Vấn đề về chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ là điều vô cùng cần thiết bởi nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm ngày càng cao, chính vì vậy phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Để làm được điều đó thì đặc biệt cần nắm rõ quản lý chất lượng là gì dựa vào những gì đã trình bày ở trên.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: