1. Tìm hiểu mục đích của quy trình cải tiến chất lượng
Quy trình cải tiến chất lượng được mỗi doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và lập ra làm sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời quy trình cải tiến chất lượng luôn mang tới những cơ hội cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.
Xây dựng và triển khai thực hiện đối với quy trình cải tiến chất lượng trong các doanh nghiệp và tổ chức là việc làm quan trọng. Quy trình này quy định đối với việc rà soát lại các quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng hoạt động và chất lượng của các sản phẩm trong doanh nghiệp.
Trong đó, quản lý chất lượng cũng một phần giúp cho doanh nghiệp có thể tập chung vào việc nâng cao hơn nữa đối với khả năng thực hiện được những yêu cầu cơ bản đến nâng cao về mặt chất lượng.
Những đánh giá dựa trên quy trình cải tiến chất lượng của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được tính hiệu lực, tính hiệu quả về mọi mặt, từ đó có thể đề xuất đối với việc xây dựng cũng như là cải tiến những vấn đề trong quy trình, giúp cho các hoạt động có thể tiến hành một cách hoàn chỉnh, có hệ thống, giúp cho doanh nghiệp có thể tăng năng suất, dễ dàng thực hiện được việc kiểm soát những rủi ro trong những hoạt động quản lý.
Đó chính là mục đích của quy trình cải tiến chất lượng cơ bản nói chung, áp dụng chung để giúp các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp có thể vận dụng.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
2. Tìm hiểu chi tiết về quy trình cải tiến chất lượng
Quy trình cải tiến chất lượng trong mỗi đơn vị, mỗi tổ chức và mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn chung thì chúng cũng sẽ có những điểm chung từ quy chuẩn chung của vấn đề cải tiến chất lượng.
Dưới đây sẽ là các thông tin về quy trình cải tiến chất lượng hết sức ấn tượng, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và đạt được những hiệu quả nhất định trong suốt quá trình vận hành.
2.1. Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể
Đối với các yêu cầu cụ thể được lấy từ thông tin đầu vào mà chúng ta có thể căn cứ để có thể thực hiện việc xác định những yêu cầu đối với việc cải tiến như sau:
- Kết quả trong việc xem xét các Lãnh đạo trong hệ thống chất lượng.
- Kết quả về việc đánh giá chất lượng mang tính chất nội bộ.
- Kết quả trong việc thi hành đối với những biện pháp trong quá trình khắc phục hoặc là phòng ngừa.
- Những thông tin, ý kiến phản hồi từ cá nhân hay các đơn vị khác.
- Những hoạt động từ thực tế trong công tác quản lý.
Đối với những phần nội dung cần thực hiện ở bước xác định căn cứ yêu cầu này thì sẽ được toàn thể những người trong doanh nghiệp, trong tổ chức thực hiện, kết hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
Kết quả xác định của bước này cần đạt được là thu nhận được tất cả những ý kiến cải tiến của mọi người.
Xem thêm: Bộ quản lý tài liệu 4.0
2.2. Tiến hành lập ra phiếu yêu cầu cải tiến
Đối với bước này thì mỗi cá nhân hay đơn vị cần phải tiến hành đưa ra ý kiến về việc hoàn thành nhiệm vụ, dựa vào mẫu số 40/QT-CĐN BM01, sau đó gửi mẫu phiếu cải tiến về đơn vị có chức năng giám sát.
Đối với bước này thì người thực hiện có thể là các cá nhân đưa ra ý kiến hoặc là các đơn vị trực tiếp đưa ý kiến, phối hợp cùng với những đơn vị giám sát để tiến hành thu thập các phiếu yêu cầu.
2.3. Bước kiểm tra
Đối với bước này thì các đơn vị giám sát cần phải thực hiện việc kiểm tra theo đúng với quy cách, quy chuẩn, tuân thủ theo đúng với nội dung của mẫu phiếu.
Yêu cầu trong bước này đó chính là các phiếu yêu cầu cần phải đảm bảo đúng với quy cách, đảm bảo về mặt nội dung của mẫu phiếu.
3. Các bước khác trong quy trình cải tiến chất lượng
Ngoài ra, trong quy trình cải tiến chất lượng thì còn có các bước khác gồm:
- Bước tổng hợp báo cáo: Nội dung cần thực hiện trong bước này chính là các đơn vị/cá nhân cần phải thực hiện tổng hợp báo cáo theo đúng với các yêu cầu trong kế hoạch và yêu cầu của các cấp lãnh đạo.
- Bước xem xét: Người có thẩm quyền chức trách sẽ thực hiện việc xem xét các yêu cầu của phiếu yêu cầu.
- Bước tiến hành thực hiện cải tiến chất lượng theo yêu cầu, đối với bước này thì các đơn vị có liên quan sẽ nhận được chỉ đạo từ Ban lãnh đạo trong việc thực hiện cải tiến chất lượng sau khi quy trình cải tiến chất lượng đã được xem xét và chỉnh sửa.
- Bước báo cáo: Bước này thì các cá nhân/tổ chức sẽ thực hiện báo cáo chi tiết lên các đơn vị giám sát.
- Bước tổng hợp: Các đơn vị có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra đối với các nội dung cùng với tính chất phù hợp mà quy trình cải tiến chất lượng có để có thể đưa ra các ý kiến chỉnh sửa, sau đó gửi bản quy trình lên các chuyên gia để thực hiện đánh giá chi tiết.
- Bước kiểm tra: các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và thực hiện kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động cải tiến chất lượng.
- Bước báo cáo, duyệt và lưu hồ sơ sẽ là những bước cuối cùng khi mà quy trình cải tiến chất lượng đã đã gửi lên người có thẩm quyền duyệt. Khi quy trình cải tiến đã được duyệt rồi thì hồ sơ cũng sẽ được lưu lại trong đơn vị chính và sẽ gửi thông báo cụ thể tới các đơn vị có liên quan.
Như thế, để có được quy trình cải tiến chất lượng hoàn chỉnh thì các đơn vị, tổ chức cần phải đảm bảo thực hiện rất nhiều bước. Ở mỗi bước đều cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy chuẩn và quy cách thì mới có thể lập ra quy trình cải tiến chất lượng đúng và được áp dụng, đồng thời mang lại tính hiệu quả cao cho quá trình hoạt động, vận hành và phát triển của từng đơn vị, tổ chức doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin về quy trình cải tiến chất lượng mà topcvai.com đã chia sẻ cho các bạn, những thông tin này sẽ góp phần mang tới cho các bạn nhiều điều hữu ích để có thể áp dụng bất cứ khi nào khi lập quy trình cải tiến chất lượng. Đừng chần chờ mà không tiến hành khai thác quy trình cải tiến chất lượng giúp cho đơn vị.tổ chức hoạt động chuẩn chỉnh và phát triển.
Tham gia bình luận ngay!