1. Những thông tin cơ bản về quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp
Quản lý sự thay đổi là toàn bộ những hình thức được áp dụng cho mỗi cá thể hoặc đoàn thể để tạo nên sự thay đổi trong doanh nghiệp. Những hình thức này ảnh hưởng đến cách sử dụng nguồn nhân lực, các chế độ vận hành của tổ chức cũng như việc tái định hướng cho doanh nghiệp với mục đích thay đổi quy chế doanh nghiệp để phát triển cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
Nguyên tắc chung của quản lý sự thay đổi: mọi sự thay đổi cần có những lý do rõ ràng, đặc biệt người ra quyết định thay đổi phải có được lòng tin từ cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, chính họ cũng phải cải tiến thì mới có thể cải tiến toàn bộ hệ thống, không được bắt ép mọi người thay đổi phải để họ tự thích nghi và chủ động trong sự thay đổi, quyết định thay đổi phải được dựa trên những căn cứ rõ ràng phù hợp với hoàn cảnh, khả năng tạo sự công bằng đối với những người trong doanh nghiệp.
2. Quy trình quản lý sự thay đổi như thế nào?
Trước khi thực hiện quá trình thay đổi thì cần phải xây dựng chiến lực cho việc quản lý sự thay đổi bằng cách xác định vai trò của người quản lý ảnh hưởng như thế nào trong sự thay đổi đó. Vai trò của nhà quản lý ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ tiếp nhận của nhân viên trong doanh nghiệp vậy nên là một người quản lý cần phải quyết tâm, mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng thấy được những lợi ích của sự thay đổi từ đó dẫn dắt nhân viên thích nghi, hợp tác, chia sẻ động viên họ thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi. Chính sự định hướng của người quản lý tạo nên tiền đề cho việc phát triển doanh nghiệp cụ thể là quản lý sự thay đổi giúp cho các nhân viên dễ tiếp nhận và thấu hiểu những thay đổi mới, chấp nhận những thử thách để đẩy mạnh quy mô của tổ chức.
Có cụ thể 11 bước trong quy trình quản lý sự thay đổi đó là:
Bước 1: Tiếp nhận sự thay đổi: mọi người trong sự thay đổi trực tiếp cần hiểu rõ lý do và mục đích của công việc này để đảm bảo không có sự bất mãn giữa các nhân viên.
Bước 2: Chuẩn bị cho quá trình thay đổi
Bước 3: Đưa ra những dự kiến về sự thay đổi cùng với nhu cầu của doanh nghiệp khi thực hiện sự thay đổi này.
Bước 4: Tìm kiếm những biện pháp, nhân tố động viên thúc đẩy tiến trình thay đổi.
Bước 5: Xác định cụ thể những mục tiêu trong sự thay đổi.
Bước 6: Trọng tâm của những mục tiêu nằm trong sự thay đổi cũng cần được xác định rõ ràng.
Bước 7: Thống kê, đưa ra những phương pháp thay đổi hợp lý
Bước 8: Từ danh sách phương pháp đó chọn ra những hình thức cụ thể để thực hiện.
Bước 9: Triển khai các kế hoạch thực hiện quản lý sự thay đổi
Bước 10: Hoàn tất quá trình thay đổi và đưa ra những đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch
Bước 11: Luôn luôn đưa những phương thức đổi mới, đảm bảo sự vận hành của hệ thống trong doanh nghiệp.
Để thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi các nhà lãnh đạo, quản lý phải nắm bắt được tình hình nhân viên đảm bảo mọi người đã có những nhận thức chính xác về sự thay đổi này, đồng thời đưa ra những chỉ đạo về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong sự thay đổi đó. Các nhân viên cũng được tạo điều kiện, thời gian để có quá trình thích nghi với sự đổi mới. Sau khi thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi phải xem xét, đánh giá mức độ hiểu quả của công việc này từ đó đưa những nhận định về những sự đổi mới tiếp theo. Nếu việc thay đổi tạo sự phát triển cho doanh nghiệp thì cần phải được tiếp tục duy trì và củng cố, bên cạnh đó phải phát triển và điều hướng nhân viên để những sự thay đổi sau có kết quả hơn lần trước.
Xem thêm: Quy trình quản lý máy móc thiết bị
3. Những tác động ảnh hưởng đến quy trình quản lý sự thay đổi
Quá trình thực hiện quản lý sự thay đổi có thành công hay không quyết định rất nhiều ở những điều sau:
- Đưa ra bản báo cáo thống kê chi tiết thành tích doanh nghiệp của mỗi cá nhân, nhóm trong doanh nghiệp từ đó xác định những mục tiêu cho sự thay đổi quản lý. Mọi sự quyết định đều có lý do và được căn cứ đảm bảo sự công tâm công bằng với những người trong doanh nghiệp tránh gây sự bất đồng.
- Trước khi thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi cần phải đưa ra những dự đoán về kinh phí, rủi ro và ảnh hưởng như thế nào tới văn hóa của doanh nghiệp.
- Không nên thực hiện các sự thay đổi một cách đột ngột mà cần có trình tự các bước rõ ràng để nhân viên có thể tiếp nhận và thấu hiểu sự thay đổi. Trước tiên cần phải thông báo sẽ có sự thay đổi quản lý cho doanh nghiệp, truyền thông đảm bảo toàn thể nhân viên đều có thể nắm bắt được thông tin. Sau đó đưa ra những thông tin chi tiết về sự thay đổi như thay đổi điều gì, ở đâu, bao giờ thực hiện để họ hiểu và thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi.
- Bên cạnh việc thay đổi quản lý, cần nâng cao trình độ nhân viên bằng các khóa đào tạo chuyên môn để hiệu quả của việc thay đổi cao hơn cũng như tạo nên cơ sở cho họ phấn đấu trong sự đổi mới tiếp theo của doanh nghiệp.
- Không thể đảm bảo toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp đón nhận những sự đổi mới mà bằng lòng 100%, sẽ có rất nhiều trường hợp nhân viên biểu tình chống đối sự thay đổi này. Để đảm bảo quy trình quản lý sự thay đổi diễn ra thành công cần phải có sự dự đoán, kế hoạch dự phòng và những phương pháp thực thi đối với những trường hợp này thế mới tạo được tiền đề cho sự đổi mới tiếp theo, đó cũng là cách thể hiện sự nghiêm ngặt đối với nhân viên của doanh nghiệp.
- Định hướng nhân viên tiếp nhận sự thay đổi cũng cực kỳ quan trọng để đảm bảo quy trình quản lý sự thay đổi diễn ra thành công và nhanh chóng. Có nhiều cách để dẫn dắt nhân viên như quản lý của họ định hướng nhân viên, động viên và chia sẻ giúp họ đón nhận một cách tích cực nhất, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho nhân viên giải thích và thuyết phục họ đón nhận sự đổi mới của doanh nghiệp. Đây chính là những cách hiệu quả và nhẹ nhàng nhất giúp thực hiện quy trình quản lý sự thay đổi cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của quá trình.
- Tuy nhiên để đảm bảo sát sao nhất cho quá trình thực hiện cần phải có sự giám sát để dễ dàng cân đối, tinh chỉnh tránh xảy ra sai sót.
Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về quản lý sự thay đổi và đặc biệt là quy trình quản lý sự thay đổi và yếu tố tạo nên sự thành công của thay đổi đó. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, thì phát triển nhân lực được đặt lên yếu tố hàng đầu vì nguồn nhân lực là cốt lõi chất lượng doanh nghiệp. Vậy nên sự thay đổi là điều cần thiết cũng như tạo động lực cố gắng cho nhân viên phát triển chuyên môn. Để tìm hiểu thêm những thông tin về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp truy cập website topcvai.com
Tham gia bình luận ngay!