1. Tìm hiểu chung về thuật ngữ Roadshow
1.1. Roadshow là gì?
“Roadshow” được ghép lại bởi 2 từ “road – đường” và “show – biểu diễn”. Theo đó, hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ Roadshow là các hoạt động trình diễn lưu động ở trên đường phố nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức trước số đông công chúng. Đây cũng được xem là một kỹ thuật Marketing xuất hiện từ rất lâu đời, tuy nhiên hiện nay vẫn khá được ưa chuộng.
Đối với hoạt động Marketing của các doanh nghiệp thì Roadshow được ứng dụng với nhiều biến thể khác nhau để thực hiện cho mục tiêu truyền thông của từng nhãn hàng. Cụ thể Roadshow thường xuất hiện trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm, các dịch vụ mới, xây dựng nhận diện cho thương hiệu,… Hình thức này có thể áp dụng cho rất nhiều tổ chức, thương hiệu từ hàng đầu thế giới đến những doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ.
1.2. Đặc điểm của hình thức Roadshow
Hình thức quảng cáo Roadshow hiện nay được áp dụng ở khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các thương hiệu nổi tiếng. Đặc điểm chung của hình thức truyền thống này đó là:
- Roadshow có sự tham gia của đội ngũ các PG, PB số lượng lớn, người tham gia Roadshow sẽ phải mặc đồng phục có nhận diện thương hiệu như là in hình ảnh, sản phẩm, logo, dịch vụ,… mà doanh nghiệp muốn quảng bá.
- Roadshow đi kèm với một số phương tiện giao thông đơn giản như là xe đạp, xe máy, ô tô,… và các phương tiện này đều sẽ được trang trí đẹp mắt, đồng bộ như dán decal logo, các hình ảnh của sản phẩm,… Roadshow sẽ di chuyển qua rất nhiều tuyến đường đông đúc để có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
- Khi chạy Roadshow sẽ có các vật phẩm truyền thông để quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ như là banner, poster, mascot, phướn,…
- Các chương trình chạy quảng cáo Roadshow cũng có thể diễn ra các màn hoạt náo như là hát, nhảy,… để gây sự chú ý cho mọi người xung quanh.
- Đối với một số chương trình Roadshow còn có sự kết hợp cả việc phát các voucher, tờ rơi hay mẫu thử cho những người đi đường.
- Roadshow diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn, lâu nhất cũng chỉ đến 3 ngày, còn không chỉ vài tiếng đồng hồ. Do đó để đạt được hiệu quả truyền thông tốt thì một chiến dịch chạy Roadshow sẽ cần phải có sự đầu tư, tổ chức kỹ càng, tạo sự ấn tượng, thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người.
- Ngoài ra, vấn đề xin giấy phép cho hoạt động Roadshow cũng khá khắt khe, nhiều công đoạn nên kinh phí để chạy Roadshow cũng khá cao.
Xem thêm: việc làm tiếp thị - quảng cáo HOT nhất tại topcvai.com
1.3. Các hình thức chạy quảng cáo Roadshow hiện nay
Roadshow là một hình thức truyền thông, quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian thì nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày càng thay đổi dẫn đến các hình thức này cũng thay đổi để có thể thu hút được sự quan tâm từ mọi người. Và Roadshow cũng không đi ngược với xu hướng đó với sự xuất hiện của rất nhiều hình thức độc đáo, lạ mắt.
Tại Việt Nam hiện nay, Roadshow có dạng chính là diễn ra trên đường phố với các hình thức như sau:
- Roadshow theo hình thức đi bộ: tức là các nhân viên PG, PB sẽ thực hiện Roadshow náo động ngay tại chỗ, mặc đồng phục và đứng ở các điểm booth activation để giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ, phát tờ rơi, mời dùng thử các mẫu sản phẩm,… Thông thường thì Roadshow đi bộ sẽ chỉ diễn ra ở những địa điểm có đông người, có thể tổ chức các hoạt động náo nhiệt, các trò chơi để tăng tương tác, gây sự chú ý từ mọi người.
- Roadshow theo hình thức chạy xe đạp: đây là hình thức sử dụng dàn xe đạp số lượng lớn, được trang trí nổi bật, bắt mắt và cho lưu thông trên các tuyến đường phố để trình diễn về sản phẩm, dịch vụ. Hình thức này khá dễ dàng và tiện lợi nên cũng rất nhiều nhãn hàng ưa chuộng.
- Roadshow theo hình thức chạy xe máy: hình thức này được triển khai nhiều hơn bởi các tổ chức, doanh nghiệp bởi khả năng di chuyển của xe máy sẽ nhanh và mạnh hơn so với xe đạp. Thường thì Roadshow xe máy sẽ dành cho những chiến dịch dài ngày, lưu thông qua nhiều tuyến đường để lan tỏa thông điệp, hình ảnh một cách mạnh mẽ hơn. Hơn nữa Roadshow xe máy cũng mang đến cảm giác sang trọng, đẳng cấp hơn với các dòng xe tay ga.
- Roadshow theo hình thức chạy ô tô: đối với hình thức Roadshow này thì thường các nhãn hàng sẽ dán quảng cáo lên thân xe và cho diễu hành trên đường phố. Thường thì Roadshow bằng ô tô sẽ chỉ sử dụng xe 4 – 7 chỗ, mui trần. Ưu điểm của hình thức này chính là có thể mang những chiếc banner cỡ lớn đi khắp mọi nẻo đường.
- Hình thức Luxury Roadshow – hình thức này áp dụng đối với các xe có từ 45 chỗ hoặc là xe bus 2 tầng để triển khai cho các chiến dịch ngắn hạn, tạo được sự thu hút cao bởi cách thể hiện khá ấn tượng.
- Roadshow sáng tạo: hình thức này được thực hiện bằng cách độ xe có sử dụng LED, mockup nổi và mang đến sự sáng tạo, độc đáo, thu hút mọi người dễ dàng hơn. Bên cạnh đó thì việc sáng tạo cũng có thể thể hiện thông qua nội dung để tạo được viral mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông khác.
1.4. Roadshow dành cho những nhãn hàng như thế nào?
Hiện nay, Roadshow là hình thức truyền thông dành cho hầu hết các lĩnh vực phát triển sản phẩm, dịch vụ và được triển khai theo các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của các nhãn hàng. Bởi Roadshow mang đến hiệu ứng cao về hình ảnh, dễ dàng khiến người ta phải chú ý đến, kích thích sự tò mò, quan tâm và tạo được sự ấn tượng cho các sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, Roadshow cũng được sử dụng trong các chiến dịch nhằm mục tiêu là khuấy động sự chú ý của mọi người đến những sản phẩm, dịch vụ đã có từ lâu. Điều này nhằm gợi nhắc khách hàng hãy chú ý đến thương hiệu của họ thêm lần nữa.
Vì vậy mà thật khó để chúng ta có thể liệt kê được lĩnh vực nào thường tổ chức Roadshow nhiều nhất. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực như là mặt hàng tiêu dùng nhanh, ngân hàng, viễn thông, sức khỏe,… đều vẫn thường xuyên áp dụng hình thức Roadshow này.
Không chỉ phục vụ cho hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, truyền thông cho thương hiệu mà đôi khi Roadshow cũng được áp dụng cho một số chiến dịch tuyên truyền cho cộng đồng, kêu gọi hiến máu cứu người, ngày hội bảo vệ môi trường,…
Tham khảo: Nhân viên PG là gì? Công việc của một PG là như thế nào
2. Ưu điểm, hạn chế của hình thức Roadshow
2.1. Ưu điểm của hình thức quảng cáo Roadshow
Roadshow là hình thức đang rất được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên bởi nhiều nhãn hàng tại Việt Nam hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật là:
- Hình thức Roadshow được ưa chuộng bởi tính linh hoạt khá cao, có thể tổ chức bất kỳ thời điểm nào mà doanh nghiệp mong muốn, chỉ cần đảm bảo sự phù hợp với mục đích, timeline đã đề ra trong kế hoạch và chiến dịch truyền thông là được.
- Đây là hình thức quảng cáo dành cho mọi ngành nghề, lĩnh vực và có thể quảng cáo cho bất kỳ loại hình sản phẩm nào mà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, từ hàng hóa đến các sự kiện, dịch vụ,…
- Roadshow có thể sử dụng để quảng cáo cho các sản phẩm mới, xây dựng nhận diện thương hiệu vì đây là hình thức thu hút được sự chú ý rất cao, bạn quảng cáo càng độc, càng lạ thì sẽ càng dễ gây tò mò cho mọi người, khiến họ dễ dàng ghi nhớ.
2.2. Những hạn chế của hình thức Roadshow
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức Roadshow cũng vẫn tồn tại một số hạn chế mà các tổ chức, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý như sau:
- Chi phí cho việc tổ chức hoạt động Roadshow sẽ tương đối lớn, điều này sẽ khiến không ít doanh nghiệp phải đắn đo về số lượng, thời gian cũng như các tuyến đường diễn ra sự kiện. Bên cạnh đó thì hình thức Roadshow cũng sẽ khiến doanh nghiệp mất một khoản chi phí lobby để chắc chắn rằng chiến dịch này không bị can thiệp, gây gián đoạn.
- Hành trình diễn ra Roadshow có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố xung quanh như là thời tiết nắng – mưa thất thường, mật độ các phương tiện giao thông quá dày, tắc đường,…
- Mặc dù di chuyển với tốc độ khá chậm nhưng các phương tiện lại di chuyển rất sát nhau để đảm bảo đi theo đoàn cùng một số phụ kiện, điều này có thể gây rủi ro khác lớn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Không chỉ vậy, các thủ tục để tổ chức Roadshow cũng khá rườm rà, chưa được áp dụng các chính sách về mở cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Do đó, nếu không lựa chọn được các công ty dịch vụ quảng cáo uy tín thì sẽ rất dễ bị phạm luật và phạt nặng về vấn đề này.
3. Cách tổ chức chạy quảng cáo Roadshow
Để có thể tổ chức được chương trình chạy quảng cáo Roadshow, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị một số yếu tố như sau:
- Cần lên kế hoạch thật chi tiết, đầy chủ cho các Roadshow bao gồm ý tưởng, thời gian, địa điểm tổ chức, timeline rõ ràng, số lượng người tham gia là bao nhiêu, thiết kế ra lộ trình Roadshow bài bản.
- Tổ chức Roadshow sẽ cần phải xin cấp phép từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì mới được thực hiện.
- Cần tuyển dụng đội ngũ PG, PB tham gia, sắp xếp nhân sự chuẩn bị cho hoạt động Roadshow.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện giao thông đi kèm, thiết kế các ấn phẩm truyền thông, trang trí các phương tiện, thuê hay may trang phục, phụ kèm đi kèm.
- Trong quá trình diễn ra Roadshow thì cần phải có người điều phối để hỗ trợ cũng như ứng phó, xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh như là xe hỏng, cảnh sát giao thông yêu cầu tạm dừng,…
Có thể bạn quan tâm: TVC là gì?
4. Kinh nghiệm tổ chức chạy Roadshow hiệu quả, bạn đã biết?
Các tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn làm Roadshow hiệu quả thì cần phải biết cách nhấn mạnh vào những tính từ như là “mới lạ”, “độc đáo”, “đẹp mắt”,… Roadshow diễn ra càng độc lạ và thu hút thì càng gây được sự chú ý, tò mò từ mọi người xung quanh.
Thêm vào đó, khi tổ chức Roadshow thì nên kết hợp thêm hình thức quảng bá online để tăng hiệu quả cho chiến dịch. Ví dụ như bạn đã tốn rất nhiều thời gian, công sức để có đội xe mới lạ thì hãy quay các clip viral chất nhất để seeding lên các trang mạng xã hội, giúp tăng view, tăng tương tác và chắc chắn sẽ có nhiều người biết đến chiến dịch, sản phẩm của bạn hơn.
Ví dụ như chiến dịch Roadshow của “Vinmart đẩy Tết về nhà” là điển hình cho Roadshow sáng tạo, phá cách. Cụ thể là họ đã chịu chơi thuê cả một dàn xe chất phát ngất để chạy Roadshow trên đường phố, quay các clip đăng tải lên mạng xã hội, đăng báo điện tử,… Điều này khiến cho chiến dịch của họ đã hot lại càng trở nên hot hơn bao giờ hết.
Với hình thức Roadshow tuy nói dễ nhưng khi thực hiện thì rất khó. Vì đây là quảng cáo ngoài trời, dễ gặp nhiều rủi ro, tác động tiêu cực, do đó, khi thực hiện sẽ cần phải cẩn thận, nhất là trong khâu xin giấy phép để xử lý các tình huống phát sinh về xử phạt giao thông.
Như vậy, qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ về Roadshow là gì rồi phải không? Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp cho các bạn có thể áp dụng hiệu quả vào các chiến dịch truyền thông, quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu của mình nhé!
Tham gia bình luận ngay!