1. Giải mã ngôn ngữ lập trình Solidity là gì?
Solidity là ngôn ngữ lập trình cấp cao để xây dựng smart contract (hợp đồng thông minh) trong hệ sinh thái Ethereum. Ngôn ngữ lập trình Solidity giúp các nhà phát triển dễ dàng phát triển ứng dụng nhờ vào việc sử dụng kết hợp chữ cái và con số.
Khái quát về lịch sử của ngôn ngữ này thì nó được sáng lập và phát triển bởi một nhóm thành viên trong Ethereum. Cụ thể các thành viên chủ chốt bao gồm Gavin Wood, cùng Christian Reitz Wiessner, tiếp đó là Alex Beregszaszi với Yoichi Hirai và một số thành viên đồng phát triển khác. Ngôn ngữ Solidity ra đời nhằm phục vụ cho nền tảng Blockchain khi cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh.
Nó có cấu trúc, cú pháp giống với ngôn ngữ Javascript nói chung và ECMAScript nói riêng. Ngôn ngữ này sẽ phù hợp với những mô hình stack and memory, kích thước cho phép là từ 32 byte trở lên. Hệ thống máy EVM sẽ cho phép kiểm soát và theo dõi chương trình stack một cách tuần tự. Bạn có thể hiểu nó giống không gian gắn địa chỉ để tạo Program Counter.
Trong khi đó memory có thể được mở rộng hơn và lưu trữ mãi mãi trong nền tảng Blockchain. Solidity cũng được coi là ngôn ngữ kịch bản nhưng nó được nhập tĩnh. Tóm lại thì nó sẽ thực hiện xác thực và các hoạt động liên quan bắt buộc tại thời điểm compile-time chứ không dùng khi runtime. Các nhà phát triển có thể sử dụng Solidity để viết các ứng dụng đặc biệt trên web. Đồng thời viết và sử dụng các hợp đồng thông minh. Ưu điểm khi sử dụng ngôn ngữ này là nó được dựa trên Javascript do đó nhà phát triển có thể dễ dàng hiểu và viết code một cách đơn giản và dễ dàng hơn.
Xem thêm: Celeb là gì
2. Tìm hiểu cụ thể các chức năng của Solidity
Việc sử dụng ngôn này ắt hẳn sẽ mang lại những chức năng khác biệt cho hơn so với các ngôn ngữ trên EVM (máy ảo Ethereum) khác. Cụ thể, nó sẽ gồm năm chức năng chính để người phát triển tận dụng: Thứ nhất, ngôn ngữ lập trình này hỗ trợ đa dạng các loại kế thừa và tuyến tính hóa với C3. Chức năng thứ hai cũng là hỗ trợ nhưng đối tượng hỗ trợ là khác nhau. Cụ thể, Solidity hỗ trợ đối tượng, biến trạng thái, kiểu dữ liệu và các hàm lập trình khác nhau.
Tiếp theo, solidity bao gồm các biến thành viên phức tạp cho các hợp đồng có cấu trúc, đồng thời ánh xạ phân cấp một cách bất biến. Chức năng thứ tư là mang lại sự “độc quyền” khi cho phép tạo các chức năng an toàn trong một hợp đồng duy nhất. Nó thực hiện điều này thông qua giao diện nhị phân ứng dụng. Cuối cùng, một chức năng lớn nữa là cho phép ứng dụng và hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau. Các nền tảng này có điểm chung là thuộc blockchain, bao gồm Ethereum, ErisDB, Ethereum Classic, Tendermint và Counterparty.
3. Các kiểu dữ liệu mà Solidity hỗ trợ
3.1. Kiểu dữ liệu mảng
Các mảng dữ liệu được tạo có thể cố định nhưng vẫn linh hoạt tùy ý. Mỗi mảng developer đều không yêu cầu xác định chiều dài vì vậy chúng khá linh hoạt. Ưu điểm là có thể cho thêm nhiều biến developer mà không sợ bị giới hạn.
Mảng dữ liệu dùng để lưu trữ các giá trị giống nhau về kiểu dữ liệu. Có hai loại mảng là mảng dữ liệu có kích thước cố định và mảng dữ liệu động. Đặc biệt, có hai mảng dữ liệu chính cần quan tâm là bytes và mảng string.
3.2. Kiểu dữ liệu địa chỉ
Hãy đến ví dụ là bạn có một tài khoản ngân hàng với số dư Ether. Trong đó Ether là đơn vị tiền tệ sử dụng trên nền tảng Ethereum thuộc blockchain. Hoạt động bình thường của một tài khoản là bạn có thể gửi và nhận tiền từ các tài khoản khác như trong thực tế. Mỗi khi thực hiện hành động gửi hay nhận tiền thì địa chỉ của bạn sẽ là công cụ để truyền phát. Và các Ethereum được tạo thành từ chính các tài khoản. Địa chỉ có kích thước tương ứng là 160 bit đồng thời là một chuỗi các ký tự hexa.
3.3. Kiểu dữ liệu mapping
Mapping cũng là kiểu dữ liệu cho phép lưu trữ giá trị có tổ chức đồng thời nó cũng cho phép tìm kiếm dữ liệu. Cụ thể, Solidity sẽ cung cấp các giá trị như toán tử, mảng, v.v tạo nên mapping. Ngôn ngữ này có cú pháp giống với ngôn ngữ hiện đại Javascript do đó nó sẽ hỗ trợ trên cả mảng đơn chiều và đa chiều.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
3.4. Kiểu dữ liệu struct
Với struct, nhà phát triển có thể tạo các dữ liệu phức tạp mang nhiều chức năng tốt hơn. Struct là cấu trúc được tập hợp bởi nhiều biến sau đó được lưu trữ lại dưới dạng tham chiếu. Thành phần của struct tương tự với struct ở ngôn ngữ C/C++.
3.5. Kiểu dữ liệu memory và storage
Tiếp theo là kiểu dữ liệu memory và storage. Đây cũng là hai kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ giá trị. Với memory, dữ liệu chỉ được lưu tạm thời. Nếu không có chức năng nào dùng đến giá trị trong memory thì nó sẽ bị xóa bỏ. Còn đối với giá trị được lưu trên storage, nó sẽ được lưu trữ mãi mãi. Việc tìm kiếm các dữ liệu cũng không hề khó vì ngôn ngữ lập trình này có chức năng tìm kiếm dữ liệu trong storage.
3.6. Kiểu dữ liệu struct packing to save gas
Kiểu dữ liệu này có tác dụng khi bạn muốn chứa nhiều đơn vị trong một cấu trúc - struct, tạo và sử dụng một đơn vị nhỏ hơn thì Solidity cũng cho phép điều này. Nó sẽ giúp nhà phát triển chia nhỏ và đóng gói các biến này giúp tối ưu hóa bộ nhớ. Ngoài ra solidity cũng giảm không gian bộ nhớ khi cho các dữ liệu giống nhau vào một nhóm.
3.7. Kiểu dữ liệu số và chữ
Đầu tiên là kiểu dữ liệu số nguyên hay còn gọi là integers, solidity cho phép viết cả số nguyên không dấu và khác dấu. Tiếp theo là kiểu dữ liệu boolean được sử dụng là trả về giá trị, với ‘0’ là giá trị sai còn ‘1’ là giá trị đúng.
Tiếp đến là dữ liệu modifiers (sửa đổi) có tác dụng chứng minh tính thống nhất của các điều kiện trước thời gian thực thi hợp đồng. Và kiểu dữ liệu khác String Literals (chữ viết) được sử dụng khi các chữ viết dưới dạng chuỗi, hiển thị bằng hai dấu ngoặc kép và nháy đơn.
4. Ứng dụng của ngôn ngữ Solidity
- Ứng dụng trong biểu quyết - Voting: trong thực tế có rất nhiều trường hợp biểu quyết như thao túng dữ liệu, giả mạo cử trị, thay đổi các thiết bị bỏ phiếu, v.v Solidity sẽ giúp xử lý các trường hợp này và làm cho quá trình biểu quyết trở nên minh bạch và công bằng.
- Ứng dụng trong đấu giá mù - Blind Auctions: trong các cuộc đấu giá thường xảy ra sự gian lận và tranh chấp khi những người đấu giá xem được giá thầu của nhau. Vì vậy rất nhiều người mở đấu giá mong muốn có thể giấu các giá trị của người dùng. Do đó solidity với các chức năng của mình đã chứng minh hợp đồng thông minh có thể làm điều đó.
- Ứng dụng trong việc huy động vốn - Crowdfunding: huy động vốn xét trong phạm vi cộng đồng. Khi sử dụng hợp đồng thông minh từ solidity, các vấn đề nan giải như hoa hồng và quản lý dữ liệu sẽ được giải quyết. Đặc biệt ngôn ngữ này cũng giúp tối thiểu hóa các chi phí bổ sung.
Qua bài viết này mong rằng các bạn đã hiểu được Solidity là gì cũng như các khía cạnh cơ bản: chức năng, các kiểu dữ liệu hỗ trợ và một số ứng dụng phổ biến nhưng hết sức quan trọng của Solidity.
Tham gia bình luận ngay!