Thị trường mục tiêu là gì? Vai trò và cách xác định thị trường mục tiêu

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-06-05 10:07:16

Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh thì đều cần tìm kiếm cho mình thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra những chiến lược đúng đắn về đường lối marketing giúp cho doanh nghiệp phát triển. Vậy thị trường mục tiêu là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của topcvai.com để hiểu rõ hơn về hoạt động xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp nhé!

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu còn có tên tiếng anh là target market, thị trường mục tiêu là một nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu và khả năng sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp đang hướng tới. Thị trường mục tiêu sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp thành công trong việc tiếp thị một sản phẩm hay không.

 

Giới thiệu thị trường mục tiêu là gì?
Giới thiệu thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu bao gồm một nhóm đông những người tiêu dùng có khả năng sử dụng và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Và đồng thời bên phía doanh nghiệp cũng muốn bán sản phẩm của mình đến những khách hàng mục tiêu này. 

Những nhóm khách hàng mục tiêu này thông thường sẽ khác với những khách hàng bình thường khác của doanh nghiệp ở kiểu hành vi và nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp cũng cao hơn. Và doanh nghiệp cũng sẽ có những chiến lược để có thể thu hút những khách hàng này trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

2. Ý nghĩa của thị trường mục tiêu đối với doanh nghiệp 

Thị trường mục tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng chỉ cần có sản phẩm tốt thì sẽ tự động thu hút được khách hàng, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. 

Sự thật cho thấy là dù sản phẩm của doanh nghiệp có tốt đến đâu nhưng cũng chỉ thu hút được một nhóm người tiêu dùng rất nhỏ. Chính vì vậy mà cần đến thị trường mục tiêu để có thể xác định được doanh nghiệp đã bán hàng cho đúng đối tượng hay chưa.

Ý nghĩa của thị trường mục tiêu đối với doanh nghiệp
Ý nghĩa của thị trường mục tiêu đối với doanh nghiệp

Bên cạnh đó việc có được thị trường mục tiêu sẽ có thể xác định được hướng phát triển sản phẩm phù hợp với mong muốn mà của khách hàng. Từ đó mang đến cho doanh nghiệp những kết quả tốt về kinh doanh và sản phẩm được giới thiệu rộng rãi trong thời gian tương lai.

Ngoài ra, thị trường mục tiêu giúp cho hoạt động quảng cáo được dễ dàng hơn, dựa vào những khách hàng mục tiêu để đưa ra những hình thức quảng cáo phù hợp, lúc này việc quảng bá sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Phân khúc thị trường là gì?

3. Thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

Việc xác định được thị trường mục tiêu mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích không hề nhỏ, cụ thể đó là:

- Doanh nghiệp thấu hiểu được những nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng tìm được hướng phát triển của sản phẩm một các tốt nhất

- Giúp doanh nghiệp sử dụng được nguồn nhân lực một cách tối đa nhất 

- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách có trong doanh nghiệp và hạn chế được tối đa những khoản chi phí phát sinh.

Thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

- Việc xây dựng hướng đi và chiến lược kinh doanh chuẩn nhất và thực hiện những kế hoạch vạch ra một cách hiệu quả nhất.

- Tìm ra những ưu thế của doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh khác và phát triển nó một cách tối đa.

- Nâng cao được công tác định vị thị trường của doanh nghiệp, giúp các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hơn.

Có thể thấy thị trường mục tiêu đóng vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nó mang đến cho doanh nghiệp không chỉ là những lợi ích nhất thời mà nó còn mang đến những lợi ích phục vụ cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.

Tìm hiểu về Nhân viên phát triển thị trường là gì? 

4. Các bước để xác định thị trường mục tiêu

Nếu bạn đang không biết xác định thị trường mục tiêu như thế nào thì bạn có thể tìm hiểu quy trình xác định dưới đây.

4.1. Tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp

Đây là điều đầu tiên bạn cần phải làm để xác định được sản phẩm của doanh nghiệp giúp ích như thế nào đối với khách hàng. Chỉ cần bạn xác định được công dụng và mục đích mà sản phẩm mang lại thì việc tìm được thị trường mục tiêu sẽ không có gì là khó khăn.

Tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm
Tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm 

Lúc này bạn sẽ khoanh vùng được khu vực đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà công ty bạn cung cấp, từ đó tập trung phát triển thị trường đó lớn mạnh hơn.

4.2. Hình dung về đối tượng khách hàng

Hãy thực hiện việc đưa ra những đặc điểm cụ thể nhất về khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Cần xác định được những yếu tố như: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, khu vực sinh sống, sở thích cá nhân và khả năng tài chính,... 

Tiếp đó phân chia những khách hàng mục tiêu đó thành những nhóm đối tượng phù hợp với chất lượng sản phẩm tương ứng với mức giá thành hợp lý. Ví dụ: doanh nghiệp của bạn cung cấp cùng một loại mặt hàng nhưng lại có những chất lượng và giá thành khác nhau, vậy nên cần chia khách hàng thành những nhóm khả năng tài chính.

4.3. Rút gọn đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

Bạn có thể rút gọn những đối tượng khách hàng theo hai hướng chính đó là: những khách hàng cần sử dụng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp và còn lại là những khách hàng sẽ tiếc nuối khi không sử dụng sản phẩm.

Rút gọn đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
Rút gọn đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

Từ đó doanh nghiệp có thể sàng lọc được danh sách những khách hàng tiềm năng để tập trung phát triển nhóm khách hàng đó. Ngoài ra, những khách hàng tiềm năng này cùng giúp ích rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm hoàn thiện hơn.

4.4. Thực hiện đánh giá và thăm dò thị trường

Tổng hợp tất cả những thông tin thị trường liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp và nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp. Một thị trường được cho làm tiềm năng nếu nó đáp ứng đủ những tiêu chí sau đây:

- Thích hợp với tầm nhìn  của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn

- Thị trường có thể mở rộng theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn có thể đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Thực hiện đánh giá và thăm dò thị trường
Thực hiện đánh giá và thăm dò thị trường

- Thị trường  phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp giúp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh cũng đem đến cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích, giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và vượt qua những đối thủ cạnh tranh đó để chiếm lĩnh thị trường.

4.5. Kiểm tra lại toàn bộ quy trình

Từ những bước trên có thể các định được thị trường mục tiêu một cách rõ ràng, nhưng để chắc chắn thì doanh nghiệp nên kiểm tra lại toàn bộ quá trình thêm một lần nữa. Cần xem xét lại những yếu tố như:

- Sản phẩm thay thế

- Đối thủ cạnh tranh

- Xem xét lại việc phân tích và đánh giá thị trường mục tiêu

- Xem xét về những đối thủ tiềm năng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào

5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn thị trường mục tiêu

Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm 2 nhân tố chính là: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

- Yếu tố khách quan bao gồm: Chính sách và định hướng thị trường trong nước, môi trường cạnh tranh doanh nghiệp, đặc điểm tiêu thụ hàng hóa, thu nhập của người tiêu dùng.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn thị trường mục tiêu
Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn thị trường mục tiêu

- Yếu tố chủ quan bảo gồm: Mục tiêu kinh doanh của mối doanh nghiệp, khả năng về lực lượng lao động, khả năng về tài chính doanh nghiệp và cuối cùng là trình độ quản lý, vận hành kinh doanh. 

Cần lưu ý đến những yếu tố này để lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp và tình hình thị trường trong nước, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển hơn trong tương lai.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến bạn đọc khái niệm thị trường mục tiêu cũng như ý nghĩa và vai trò mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho công việc và doanh nghiệp của bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: