1. Kế toán - Accounting
Accounting được hiểu là một tập hợp những kỹ thuật và khái niệm dùng để đo lường và báo cáo thông tin tài chính về một đơn vị hay tổ chức kinh tế nào đó. Cụ thể, công việc của kế toán là ghi chép, phân loại, tổng hợp tình hình kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đó có thể nắm bắt các vấn đề liên quan đến tính hình tài chính và sử dụng những thông tin đó để điều chỉnh trong quá trình làm việc.
2. Thuế giá trị gia tăng - VAT
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế gián thu được đánh trực tiếp vào hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng sử dụng hàng hóa sẽ phải trả những khoản phí đó. Mặc dù những người tiêu dùng mới là những người phải trả thuế giá trị gia tăng nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đóng thuế cho nhà nước lại là các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm. Do vậy kế toán trong doanh nghiệp cần phải nắm rõ thuật ngữ này để thực hiện tính giá trị gia tăng sản phẩm cho doanh nghiệp một cách chính xác.
Xem thêm: danh sách việc làm kế toán thuế
3. Thuế thu nhập cá nhân - Income tax
Có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập cao hơn mức quy định sẽ phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác để nộp vào ngân sách của nhà nước. Có hai hình thức đánh thuê thu nhập cá nhân là tính thuế vào khoản thu nhập trên mỗi cá nhân và tính thuế thu nhập trên tổng hộ gia đình. Thông thường chủ doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu số tiền lương và nguồn thu nhập khác kế toán tổng hợp lại có trên mức tiêu chuẩn của nhà nước.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp - Profit tax
Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã được trừ đi những khoản chi phí hợp lý theo quy định của luật doanh nghiệp. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là những tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoám dịch vụ có thu nhập chịu thu chịu thuế.
Cách tính thu nhập chiu thuế của doanh nghiệp:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí được trừ
5. Thuế môn bài trong doanh nghiệp Business – License tax
Đây là hình thức thuê cấp giấy phép kinh doanh và phải đóng khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Hiện này luật pháp Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ lệ phí môn bài (licensing free) thay cho thuế môn bài (Business – License tax) và được sử dụng trong một số bối cảnh. Thuế môn bài có thể là một khoản tiền được trả bởi cá nhân hay doanh nghiệp cho những cơ quan chính phủ để thực hiện những dịch vụ nhất định và tham gia vào một ngành nghề kinh doanh cụ thể.
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt - Excise tax
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế sẽ đánh vào một số hàng hóa đặc biệt có giá trị cao mà các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ nhờ doanh nghiệp trựp tiếc sản xuất ra những hàng hóa đó sẽ có trách nhiệm nộp thuế, tuy nhiên người tiêu dùng mới là người phải chịu thuế vì thuế tiêu thụ đã được cộng vào giá bán. Mục đích loại thuế này ra đời để giúp điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng cho xã hội cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó giúp điều tiết mạnh tới thu nhập của người tiêu dùng trong nước, từ đó giúp Ngân sách nhà nước tăng lên và quản lý cường độ sản xuất kinh doanh.
7. Kì kế toán - Accounting period
Là khoảng thời gian mà kế toán thu nhận, cung cấp và xử lý các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế - tài sản như thời điểm bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc và khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính của các đơn vị. Toàn bộ thời gian hoạt động của doanh nghiệp được chia thành nhiều kì để kế toán có thể thu nhận và xử lí các thông tin cho từng (tháng, quý, năm,…).
8. Khoản phải trả - Liabilities
Đây là thuật ngữ thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ. Trong bảng cân đối kế toán khoản phải trả được coi như là một khoản nợ của doanh nghiệp và được gọi là Liabilities. Giống như tài sản thì khoản nợ của doanh nghiệp sẽ chia làm hai loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
9. Khoản phải thu - Receivables
Các khoản phải thu được coi là một tài sản của công ty dựa trên tất cả những khoản nợ và các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất kì nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàng hay con nợ chưa thanh toán hết cho công ty. Khoản phải thu sẽ được ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả những khoản nợ của công ty chưa đòi được hoặc tính lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.
Trong kế toán quy định, nếu các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm thì sẽ được xếp vào loại tài sản vãng lãi hoặc nếu hơn 1 năm hoặc một chu kì kinh doanh sẽ là không phải tài sản vãng lai. Khoản phải thu được phân chia cụ thể trong bảng cân đối kế toán là khoản phải thu thương mại và phi thương mại.
10. Nợ dài hạn - Long term Liabilities
Trong kế toán, nợ dài hạn là các khoản nợ dài của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán từ 12 tháng trở lêm hoặc một chu kì sản xuất kinh doanh thông thường. Nợ dài hạn sẽ có thời hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm để đáp ứng nhu cầu cho xây dựng hoặc đầu tư dài hạn như là: xây dựng hạ tầng (cảng biển, sân bay,…) xây dựng cơ bản (dây chuyền sản xuất, nhà máy,….) hay cải tiến và mở rộng những dự án có quy mô lớn.
Do thời hạn trả nợ kéo dài nên hình thức trả nợ này phải giải ngân theo các tiến bộ của dự án và dễ chịu rủi ro lớn bởi thời gian càng dài thì những biến động không có trong dự tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Nguyên lý kế toán là gì? Các nguyên tắc nguyên lý kế toán
11. Nợ ngắn hạn - Current liabilities
Nợ ngắn hạn hay còn có tên gọi khác là nợ lưu động. Đây là khoản nợ mà các doanh nghiệp, nhà cung cấp phải trả trong phạm vi 1 năm (không quá 12 tháng) hoặc dưới 1 chu kì sản xuất kinh doanh thông thường ví dụ như các khoản phải trả trong nội, phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Trong kế toán thì thuật ngữ nợ phải trả để chỉ những khoản nợ trong bản cân đối kế toán của doanh nghiệp được điền vào cột ghi nợ. Bản chất của nợ phải trả chính là những hóa đơn giữ người cho vay và người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận với nhau trước. Các công ty sẽ thường dùng tiền mặt trong khoản tài sản ngắn hạn để trả những khoản nợ ngắn hạn của họ.
12. Tài sản cố định - Fixed assets
Là những tài sản doanh nghiệp sở hữu có giá trị lớn và thời gian luân chuyển, sử dụng hay thu hồi trên 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh.Thực tế thì tài sản cố định bao gồm những tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, chưa sử dụng hay không còn sử dụng được nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành hoặc đã hết thời hạn sử dụng.
Tài sản cố định cũng được chia thành 2 loại đó là tài sản cố định vô hình và tài sản cố đinh hữu hình. Đối với tài sản cố định hữu hình sẽ chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định và tham gia nhiều vào các chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ hình thái vật chất như bản đầu như máy móc, thiết bị vận tải, nhà cửa,…Còm tài sản cố định vô hình sẽ là những tài sản không có hình thái vật chất mà thể hiện được giá trị đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản vô hình. Nó sẽ tham gia vào rất nhiều chu kì kinh doanh và một số chi phí liên quan đến việc sử dụng đât, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…
13. Auditing: Kiểm toán
Kiểm toán là quá trình kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính của một tổ chức, từ đó giúp đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp đó.
14. Balance sheet: Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt các số dư tài chính của cá nhân, doanh nghiệp dựa trên các tài liệu kế toán. Bảng cân đối kế toán thể hiện toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp vào thời gian lập báo cáo tài chính. Bảng cân đối ké toán có thể được coi là bằng chứng để chứng minh nguồn lực tài chính của một doanh nghiệp tại thời điểm đó.
15. Financial statements: Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là là các thông tin kinh tế được kế toán viên được trình bày theo dạng bảng biểu cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nó để đưa ra các quyết định về kinh tế.
16. Một số thuật ngữ kế toán thông dụng khác
- Accounting equation: Phương trình kế toán
- Assets: Tài sản
- Advances to employees: Tạm ứng
- Bookkeeper /’bukki:pə/: người lập báo cáo
- Certified public accountant (CPA): Kế toán viên công chứng (CPA)
- Corporation: Công ty
- Cost of goods sold: Giá vốn bán hàng
- Dividends: Cổ tức
- Expenses: Chi phí
- Financial accounting: Kế toán tài chính
- Historical cost principle: Nguyên tắc giá gốc
- Income statement: Báo cáo thu nhập
- Internal auditor: Kiểm toán nội bộ
- International Accounting Standards Board: Ủy Ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế
- Liabilities: Công nợ
- Managerial accounting: Kế toán quản trị
- Net income: Thu nhập ròng
- Net loss: Lỗ ròng
- Owner investments: Các khoản đầu tư của chủ sở hữu
Trên đây là những thuật ngữ kế toán được mình tổng hợp lại và những cách gọi thuật ngữ kế toán tiếng anh. Hy vọng những chia sẻ của mình về thuật ngữ kế toán sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực này và có thể vận dụng được trong công việc của mình.
Tham gia bình luận ngay!