1. Đi tìm câu trả lời về trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là gì, bạn có biết không? Rất nhiều người bị nhầm lẫn trình độc chuyên môn với trình độ học vấn, cùng tìm tìm hiểu về khái niệm trình độ chuyên môn để thấy rõ các vấn đề có liên quan đến trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn của bạn được rèn luyện từ một quá trình học tập của bạn trong một thời gian dài, qua sự tích lũy để hình thành những hiểu biết và kiến thức nhất định cho bản thân trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Từ việc bạn hiểu biết trong một lĩnh vực để áp dụng vào công việc của mình, tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất và hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. Với mỗi người sẽ có năng lực chuyên môn khác nhau, và áp dụng chuyên môn của mình vào công việc để điều chỉnh công việc và phát huy khả năng của bản thân để tạo hiệu quả tốt hơn cho công việc của mình.
Khi bạn là người có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực thì bạn có thể giải thích cho người khác hiểu về nguyên nhân của một sự việc, hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực bạn am hiểu. Bạn có thể giải quyết các vấn đề, các sự cố xảy ra trong công việc ở lĩnh vực và phạm vi chuyên môn am hiểu của mình.
Trình độ chuyên môn thường được đánh giá dựa vào các yếu tố tạo nên chuyên môn đó là việc bạn vận dụng kiến thức đã học vào công việc của mình như thế nào? Bạn có kỹ năng nghề nghiệp trong thực tiễn ra sao? Bạn sử dụng ngôn ngữ và cách truyền đạt thông tin như thế nào? Tất cả 3 yếu tố trên tạo thành trình độ chuyên môn của bạn.
Xêm thêm: Cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc chuẩn nhất!
2. Đi phân loại trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và trình độ văn hóa
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, và trình độ văn hóa là 3 khái niệm, 3 vấn đề khác nhau những thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Để làm rõ cho sự khác nhau này, bạn cùng tìm hiểu hiểu để phân biệt được chúng.
Lấy ví dụ cụ thể để phân biệt 3 vấn đề về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và trình độ văn hóa.
“Bạn là một sinh viên đại học chuyên ngành Xã Hội Học, trường đại học Công Đoàn”. Từ ví dụ này cùng phân tích để thấy được trình độ chuyên môn thể hiện ở điểm nào, trình độ học vấn thể hiện ở đâu, và trình độ văn hóa như thế nào.
Thứ nhất về trình độ chuyên môn của bạn sinh viên trong ví dụ trên chính là các kỹ năng bạn được đào tạo với ngành Xã Hội Học mà bạn theo đuổi, các kỹ năng về phương pháp nghiên cứu, các kỹ năng về xử lý thông tin, các kỹ năng giúp bạn thu thập dữ liệu, kỹ năng xây dựng bảng hỏi, kỹ năng dự báo từ kết quả nghiên cứu đưa ra,… đó chính là trình độ chuyên môn của bạn sinh viên đó, với trình độ chuyên môn được học bạn sẽ vận dụng, áp dụng vào công việc sau này của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo hiệu quả tốt nhất cho bản thân.
Thứ hai về trình độ học vấn của bạn sinh viên trong ví dụ trên là đại học, chỉ đến cấp bậc mà bạn được đào tạo chuyên môn của mình. Như trước đây nếu bạn học hết cấp 3 thì bạn sẽ ghi là 12/12, còn nếu học cao hơn thì bạn sẽ ghi trình độ học vấn của bạn là trung caaos, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Trình độ học vấn là nói đến khoản thời gian bạn theo học tại các chương trình đào tạo trong bao lâu nhưng chưa thế đánh giá được các kỹ năng chuyên môn của bạn được.
Thứ ba trong ví dụ trên có đề cập đến trình độ văn hóa không? Ví dụ trên không hề có đề cập đến trình độ văn hóa. Rất nhiều người sẽ hiểu sai ý nghĩa và đánh đống trình độ học vấn với trình độ văn hóa với nhau. Tuy nhiên, văn hóa không có trình độ mà chỉ là cách ứng xử văn hóa của mọi người như thế nào và có sự khác nhau giữa mỗi người, hay ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ tạo ra nét văn hóa riêng mang tính lịch sử của thời điểm đó. Đừng hiểu lầm trình độ văn hóa với trình độ học vấn, học cao chưa chắc bạn đã có một cách ứng xử văn hóa tốt, và ngược lại.
Qua những chia sẻ trên, chắc chắn bạn sẽ không còn nhầm lẫn 3 khái niệm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa với nhau. Qua phân tích ví dụ như vậy, bạn cũng đã hiểu được trình độc chuyên môn thể hiện ở điểm nào, trình độ học vấn thể hiện ở điểm nào, và trình độ văn hóa đang bị mọi người hiểu sai về ý nghĩ của nó.
Đọc thêm: Năng lực nghề nghiệp là gì?
3. Trong công việc kỹ năng mềm quan trọng không kém kỹ năng chuyên môn của bạn?
Trong công việc để có thể đi đến thành công thì trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên môn là chưa đủ. Trình độ chuyên môn của bạn giúp bạn được hiệu quả trong công việc và hoàn thành công việc được giao của mình. Tuy nhiên, để thành công thì bạn không chỉ cần kỹ năng chuyên môn mà phải có cả kỹ năng mềm trong trong môi trường làm việc của mình. Một số kỹ năng mềm mà bạn cần có cho bản thân như sau:
Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp – đây là một kỹ năng quan trọng nó giúp truyền đạt thông tin và nhận thông tin từ các thành viên khác trong doanh nghiệp. Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn có được một môi trường làm việc hiệu quả, tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một trong những kỹ năng của nhà lãnh đạo, để thành công việc thì bạn cần có kỹ năng này.
Thứ hai, bạn cần có sự sáng tạo trong công việc, không phải ngày nào bạn cũng làm đi làm lại một công việc theo một cách nhất định. Xã hội luôn vận động đi lên chính vì vậy mà con người cần phải có sự vận động và sáng tạo để thúc đẩy bản thân phát triển. Sáng tạo cũng giúp bạn có được hiệu quả và sức cạnh tranh tốt hơn trong công việc với những người đồng nghiệp của mình.
Thứ ba, tiếp thu những lời phê bình để học hỏi là cách giúp bạn cải thiện điểm yếu của mình, biết được chỗ sai để sửa thì lần tới bạn sẽ không mắc sai đúng chỗ đó nữa. Với lời phê bình đứng nghĩ, nó coi đó là một cơ hội để cải thiện và phát triển bản thân mình. Đi đến thành công của mình một cách nhanh nhất thì đây là kỹ năng không nên bỏ qua.
Thứ tư, cần có kỹ năng tạo dựng mối quan hệ có lợi, việc bạn giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác chính là lực đẩy đưa bạn đến thành công với nghệ thuật “tạo dựng” mối quan hệ của mình.
Thứ năm, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn bình tĩnh khi có vấn đề xảy ra đề tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất và hiệu quả nhất với bản thân mình. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc, giúp bạn nhanh chóng hoàn thành công việc được giao khi vấn đề xảy ra nhanh chóng.
Thứ sáu, bạn cần có kỹ năng tư duy logic và luôn đặt mục tiêu cho bản thân, việc bạn tư duy logic sẽ giúp bạn làm việc một cách khoa học và có cách hiệu quả nhất để làm việc và hoàn thành công việc của mình, và đặt mục tiêu cho bản thân chính là cách bạn cần có mục tiêu cụ thể cho mình và đích đến để bản thân có những hành động cụ thể để hoàn thành nó.
Qua chia sẻ về trình độ chuyên môn là gì đã giúp bạn có thêm thông tin về khía cạnh chuyên môn trong công việc. Không chỉ vậy, bạn còn biết được trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa là khác nhau. Bài viết giúp bạn có thêm hiểu biết về các kỹ năng mềm cần có để đi đến thành công trong công việc cũng với kỹ năng chuyên môn của mình.
Tham gia bình luận ngay!