1. Hình thức xuất khẩu tại chỗ là gì
Như ta đã biết xuất khẩu là việc bán, trao đổi hàng hóa giữa hai đối tác nước ngoài. Hàng hóa của doanh nghiệp trong nước sẽ được vận chuyển qua biên giới, tới quốc gia của đối tác, nó sẽ không còn ở Việt Nam nữa.
Còn xuất khẩu tại chỗ thì sao, nó khác gì so với phương thức xuất khẩu truyền thống. Xuất khẩu tại chỗ trong tiếng Anh là On-spot Export, đây là hình thức doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm của mình cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng hàng hóa sẽ không cần vượt biên mà được giao ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Đối tác nước ngoài sẽ là người ra quyết định doanh nghiệp xuất khẩu giao hàng cho đơn vị nào, đó có thể đối tác làm ăn của họ tại Việt Nam.
Định nghĩa cơ bản về xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Hàng hóa được bán cho thương nhân ngoại quốc nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ví dụ:
Công ty kinh doanh vải sợi Phú Mỹ tại Thái Bình bán lô hàng vải sợi tổng hợp cho công ty thời trang Aike của Mỹ. Công ty Aike chỉ định công ty Phú Mỹ giao lô vải sợi tổng hợp này cho đối tác gia công của họ là công ty may Thuận Phát, nơi giao là Hà Nội. Vậy, công ty kinh doanh Phú Mỹ đã xuất khẩu tại chỗ, bán hàng cho đối tác nước ngoài là công ty Aike của Mỹ, nhưng nơi giao là trong nội địa Việt Nam (Hà Nội) theo chỉ định của Aike chứ không cần phải vận chuyển hàng khỏi biên giới Việt Nam.
Vậy xuất khẩu tại chỗ sẽ cần ba yếu tố chính là:
- Xuất khẩu (bán hàng) cho cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, chế xuất nằm tại khu chế xuất riêng biệt.
- Nơi giao hàng nằm trong lãnh thổ Việt Nam,
- Giao cho người nhận do người mua nước ngoài chỉ định.
Tìm hiểu về xuất khẩu gián tiếp là gì? Nó có vai trò thế nào tại Việt Nam
2. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu tại chỗ
Loại hình này rất được doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng bởi nó có những ưu điểm rất lớn sau đây:
- Các doanh nghiệp chế xuất có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, đỡ một khoản tiền thay vì nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài xa xôi mà có thể mua hàng ngay trong nước.
- Hình thức xuất khẩu tại chỗ giúp giảm bớt rườm rà về khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ, tiền tệ thanh toán,... Các hoạt động giao nhận, mua bán hàng hóa có thể diễn ra hơn rất nhiều, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Các doanh nghiệp khi mua bán hàng hóa theo hình thức xuất khẩu tại chỗ sẽ được hưởng các ưu đãi thuế do Nhà nước quy định.
- Cuối cùng, các doanh nghiệp trong nước có thể thêm cơ hội kinh doanh, để tiến vào thị trường mới như: Nguyên liệu sản xuất, vật tư cơ khí, nguyên liệu sản xuất, thực phẩm, công nghệ máy móc sửa chữa thiết bị,...
Đọc thêm: Bộ chứng từ xuất khẩu là gì? Bộ chứng từ xuất khẩu gồm những gì?
3. Loại hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ
Hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng giao hàng cho đơn vị khác tại Việt Nam theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nước ngoài đó. Có thể gồm: Sản phẩm gia công; phế phẩm, phế liệu thuộc hợp đồng gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa có đủ hai điều kiện dưới đây:
- Tuân thủ đúng theo quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, các nghĩa vụ về thuế và tài chính khác phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa có hợp đồng mua bán được ký kết giữa cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của họ với doanh nghiệp xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa có hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan. Hoặc xuất khẩu tại chỗ cho hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo chỉ dẫn của Bộ Thương mại.
Loại hàng hóa được trao đổi giữa doanh nghiệp trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có mặt ở Việt Nam và được đối tác nước ngoài đó chỉ định giao hàng cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ phục vụ cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất.
Ngoài ra, sẽ có những trường hợp khác được Bộ thương mại ra văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất khẩu tại chỗ. Để hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được coi như là hàng hóa xuất khẩu, cần dựa trên cơ sở là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu được xác nhận cho phép thông qua.
4. Quy định về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Hàng hòa xuất khẩu tại chỗ được thực hiện với hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp phi thuế quan) xuất khẩu tới cả nhân, tổ chức nước ngoài theo thông tin thương nhân nước ngoài gửi. Hàng hóa đó sẽ được giao và nhận ngay trên lãnh thổ Việt Nam cho công ty Việt Nam.
Hàng xuất khẩu tại chỗ được coi như là một loại xuất khẩu, phải tuân thủ theo các quy định, điều luật liên quan đến việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, các quy định, chính sách về thuế dành cho hình thức xuất khẩu này.
Bên xuất khẩu tại chỗ hay doanh nghiệp xuất khẩu là người mà doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu cầu giao hàng tại Việt Nam. Bên nhập khẩu tại chỗ (doanh nghiệp nhập khẩu) là người mua hàng hay tiếp nhận sản phẩm gia công được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định tiếp nhận hàng tại Việt Nam từ bên xuất khẩu tại chỗ.
Đọc thêm: Nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu và những điều cần biết
5. Hướng dẫn làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan cho hình thức xuất khẩu tại được quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, thông tư số 38/2015/TT-BTC ở điều 86 và 16. Trong thông tư số 38/2015/TT-BTC thì có quy định một hồ sơ hải quan phải nộp, đủ các chứng từ: Tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại hoặc hóa đơn giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nội địa xuất vào khu chế xuất, hợp đồng mua bán, các chứng từ vận từ hoặc chứng từ kiểm tra chất lượng (với loại hàng cần kiểm tra) và bất cứ chứng từ gì khác nếu cần. Còn hồ sơ xuất trình gồm hóa đơn giá trị gia tăng và giấy chứng nhận mã số xuất nhập khẩu.
Khi đã có đủ hồ sơ hải quan rồi thì cần thực hiện các thủ tục hải quan lần lượt:
- Đầu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ mọi tiêu chí trên cơ sở hợp đồng mà doanh nghiệp đó đã ký kết với tổ chức nước ngoài có yêu cầu giao hàng trong lãnh thổ Việt Nam.
- Bước 2: Là doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ làm thủ tục sau khi doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thiện các tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu cần đến chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ tương ứng với hình thức xuất nhập khẩu sau khi đã nhận hàng.
- Bước 3: Chi cục Hải quan hoàn thiện giai đoạn nhận tờ khai, tính thuế, niêm phong hàng mẫu rồi xác nhận rằng đã làm thủ tục, đưa cho doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ. Đồng thời thông báo cho Cục Thuế địa phương biết để theo dõi thuế của doanh nghiệp.
- Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu nhận lại hồ sơ đã được làm thủ tục thông quan và tiến hành giao hàng hóa đến địa điểm giao hàng.
- Bước 5: Bên nhập khẩu tại chỗ sẽ tiến hành nhận hàng theo đúng quy định và đúng thời hạn.
Bên trên là thông tin về xuất khẩu tại chỗ là gì dành cho những người quan tâm đến các hình thức xuất nhập khẩu, mong rằng sẽ hữu ích với các bạn.
Tham gia bình luận ngay!