Bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, từ nhân viên thiết kế, nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, telesale, kỹ thuật – IT hay bất kỳ công việc nào khác thì đứng trước mỗi buổi phỏng vấn xin việc, lo lắng hay hồi hộp sẽ là điều đương nhiên. Vậy làm sao để tự tin khi phỏng vấn xin việc? Câu trả lời chính xác nhất là chuẩn bị thật chu đáo trang phục, tác phong và đặc biệt là những câu trả lời phỏng vấn thật hoàn hảo.
Dưới đây là trọn bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn cùng gợi ý cách trả lời chính xác, đầy đủ nhất để chinh phục nhà tuyển dụng cho bạn. Bộ câu hỏi này sẽ bao gồm bộ câu hỏi phỏng vấn chung và bộ câu hỏi phỏng vấn các ngành nghề như câu hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, kỹ thuật – it, … Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng này được topcvai.com xây dựng từ việc nghiên cứu đặc điểm công việc, yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng cũng như xu hướng tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm việc làm hiện nay.
1. Top 30 những câu hỏi phỏng vấn hay nhất chung cho tất cả các vị trí
So với các câu hỏi liên quan đến việc xử lý các tình huống mà ứng viên gặp phải trong công việc cũ thì bộ câu hỏi phỏng vấn chung cho các vị trí tuyển dụng mang tính giá thuyết nhiều hơn. Hệ thống 30 câu hỏi phỏng vấn chung cho tất cả các vị trí này phù hợp với hầu hết các công việc vì lẽ nó gần như luôn luôn được nhà tuyển dụng hỏi đầu tiên khi phỏng vấn ứng viên.
Một chú ý nhỏ cho bạn trước khi bước vào tìm hiểu chi tiết các câu hỏi đó là tìm hiểu doanh nghiệp và yêu cầu công việc để chuẩn bị những “từ khóa” quan trọng trong câu trả lời của mình liên quan đến nhu cầu hay mục tiêu của doanh nghiệp thay vì những yêu cầu chung cho tất cả các ngành.
Dưới đây là hệ thống các câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi cùng hướng dẫn trả lời phỏng vấn xin việc mà bạn có thể tham khảo.
1.1. Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu về bản thân bạn?
Gợi ý trả lời:
Đây sẽ là phần mở đầu cho buổi phỏng vấn và chính là điều kiện để bạn tạo những ấn tượng, ghi nhớ ban đầu với nhà tuyển dụng. Mặc dù trong bản CVBạn đã cung cấp đủ thông tin cá nhân nhưng phần giới thiệu này đó chính là một cách để NTD đánh giá khả năng trình bày, thuyết trình của bạn trước đám đông. Năng lực thuyết phục của bạn như thế nào?
Tuy nhiên không vì thế mà bạn giới thiệu quá nhiều thông tin về bản thân mình. Hãy nhớ rằng, bạn cần giới thiệu những thông tin mà nhà tuyển dụng muốn biết chứ không phải thông tin bạn muốn cho nhà tuyển dụng biết. Bạn có khoảng 1 phút để giới thiệu bản thân mình, nên nêu những thông tin chính thôi nhé. Kết hợp với thông tin này là phong cách giới thiệu cùng giọng nói tự tin, rõ ràng, bạn có thể nhìn vào mắt nhà tuyển dụng để trả lời. Đặc biệt không nên tạo không khí căng thẳng ngay từ câu trả lời này, hãy thoải mái, điều này sẽ giúp những câu hỏi tiếp theo của bạn trả lời trong tinh thần “thoải mái”
Khi giới thiệu về bản thân bạn nên trình bày theo trình tự như sau: họ tên, trường học- ngành học, kinh nghiệm làm việc (nếu có), sở thích/ năng khiếu).
1.2. Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Gợi ý trả lời:
Mục tiêu nghề nghiệp là câu hỏi nhằm đánh giá việc bạn xác định kế hoạch cho bản thân, lộ trình thăng tiến của bạn. Hãy nói về mục tiêu ngắn hạn trước, sau đó là mục tiêu dài hạn chính là định hướng thăng tiến của sự nghiệp. Bạn nên xác định mục tiêu trong 5 năm gần nhất và chia làm 2 lộ trình: 3 năm đầu và 2 năm sau đó. Hãy nói rõ ràng mục tiêu và thể hiện được tinh thần cầu tiến của bạn để ghi điểm trong mắt NTD. Đặc biệt hãy để mục tiêu của bạn song hành với mục tiêu phát triển của công ty.
Ví dụ phần này bạn có thể trả lời như sau: “Tôi muốn tìm kiếm một công việc ổn định, để có điều kiện phát triển bản thân cũng như hoàn thiện những kỹ năng chuyên môn của mình. Từ đó có cơ hội thăng tiến đến vị trí nhất định trong công việc”.
1.3. Câu hỏi 3: Kinh nghiệm làm việc của bạn?
Gợi ý trả lời:
Ở câu hỏi này, NTD muốn biết được rằng bạn đã làm những công việc gì? Những kinh nghiệm ấy có thể hỗ trợ cho vị trí tuyển dụng hiện tại hay không? Hỏi về kinh nghiệm làm việc sẽ không phải câu hỏi khó với những ứng viên giàu kinh nghiệm còn với sinh viên mới ra trường hay ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì khác. Bạn không cần phải đưa ra những trải nghiệm làm việc cá nhân của bạn, thay vào đó, bạn có thể chia sẻ một số trải nghiệm làm việc liên quan hoặc tập trung vào kỹ năng chuyên môn của mình thay vì trải nghiệm làm việc như câu hỏi ban đầu.
Đặc biệt, hãy chân thật và thể hiện rằng bạn yêu thích công việc này, hiện tại bạn đang theo học các khóa học cuối tuần hay online để giúp ích cho công việc này.
1.4. Câu hỏi 4: Bạn có thể kể một chú về sếp cũ hay đồng nghiệp cũ của mình?
Gợi ý trả lời:
Theo nguyên tắc thông thường, không bao giờ bạn nên nói xấu công ty, sếp, nhân viên hoặc nhân viên trước đây của bạn trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu bạn đã có một công việc, hãy nói một cách trung thực và rõ ràng những gì bạn mong đợi trong công việc mới của bạn. Các từ khóa tốt nhất có thể là tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, tăng trưởng, tiếp xúc với văn hóa làm việc khác, quy trình mới, …
Hãy kể về sếp/ đồng nghiệp của mình trong trạng thái tích cực, và hãy kể về những ấn tượng tốt của bạn, đừng nên kể ra những bất mãn sẽ là điểm trừ lớn cho bạn. NTD sẽ đánh giá mức độ hòa đồng, sự giao tiếp của bạn tại nơi làm việc, điều đó cũng cho thấy bạn có phải là người giữ được cảm xúc cá nhân hay không.
1.5. Câu hỏi 5: Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc đêm hay làm việc vào cuối tuần?
Gợi ý trả lời:
Đây là câu hỏi thể hiện sự “vượt khó” của bạn trong công việc. Bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: “Tôi có thể làm việc ca đêm vì ưu tiên hàng đầu của tôi là thực hiện công việc cho dù ca làm việc là ban đêm hay ban ngày tôi không phản đối, và đặc biệt, nó rất hữu ích để tôi có thể cải thiện kiến thức của mình. Và tôi cũng cảm thấy thoải mái khi làm việc vào cuối tuần.
Xem thêm: Top 10 những câu hỏi phỏng vấn ngành kinh doanh phổ biến nhất
1.6. Câu hỏi 6: Hãy nêu những gì bạn hiểu về vị trí này?
Gợi ý trả lời:
Mục đích của câu hỏi này NTD muốn biết xem bạn đã chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn đồng thời họ cũng muốn kiến thức thực tế của bạn hiện tại như thế nào. Với câu hỏi này, tùy thuộc vào vị trí mà bạn ứng tuyển câu trả lời của bạn sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, câu trả lời ấy phải thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp của bạn và những hiểu biết về cơ bản của công việc hay vị trí tuyển dụng đó.
Ví dụ, vị trí nhân viên hành chính: “Ở vị trí này, công việc chủ yếu của một nhân viên hành chính sẽ là: chuẩn bị công văn giấy tờ, bảo hiểm cho nhân viên, quản lí tình hình nhân sự trong công ty, giải quyết các vấn đề phát sinh …”
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và rành mạch, thể hiện được rằng bạn có hiểu biết cơ bản về công việc, đừng lan man khiến câu trả lời của bạn bị rối lên. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm những tố chất cần có khi làm việc tại vị trí ứng tuyển này.
1.7. Câu hỏi 7: Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
Gợi ý trả lời:
Giữa muôn vàn các tin tuyển dụng của vị trí này, nhưng bạn lại lựa chọn công ty đó để ứng tuyển thay vì các công ty khác dù là vì bất kì lí do gì thì hãy cho NTD thấy rằng bạn thấy được sự thu hút từ công ty. Ví dụ từ môi trường làm việc, lĩnh vực kinh doanh, hay định hướng phát triển của công ty phù hợp với bạn.
Mẹo hữu để trả lời thuyết phục nhất câu hỏi này đó là nghiên cứu sâu về các báo cáo thường niên của doanh nghiệp, những tin tức xung quanh, các liên hệ kinh doanh, đối tác, nhà cung cấp, quảng cáo hay bài viết của doanh nghiệp trên táp trí, … thì câu trả lời của bạn lại càng thỏa đáng.
1.8. Câu hỏi 8: Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?
Gợi ý trả lời:
Bạn hãy đưa ra những điểm mạnh của bạn có lợi ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển, về điểm yếu bạn không nên đưa ra hết tất cả những điểm yếu của bản thân, hãy chỉ ra 1 đến 2 điểm và lưu ý rằng nó cũng phải là điểm tốt trong 1 số trường hợp nhé. Ví dụ “ Tôi là người chăm chỉ, biết lắng nghe, … Nhưng ngược lại tôi lại khá cầu toàn, do vậy trong công việc tôi yêu cầu kết quả đạt được phải tốt”.
Trả lời về điểm yếu của mình thường là một điều khó khăn, bạn không nên kể hết các điểm yếu của bản thân nhưng phải kể trung thực bằng sự chân thành về nó. Kinh nghiệm của những ứng viên thành công khi trả lời câu hỏi này thường là trình bày những điểm tiêu cực khi làm việc quá nhiều để đem lại tích cực cho công việc đó.
1.9. Câu hỏi 9: Lý do nghỉ việc ở doanh nghiệp cũ của bạn?
Gợi ý trả lời:
Lý do nghỉ việc ở nơi làm cũ của bạn cũng chính là điểm để NTD đánh giá liệu bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị kỹ và hãy đưa ra câu trả lời khiến NTD k thể xác định được nghi vấn trong câu trả lời và họ cũng hài lòng với câu đó. Ví dụ “Ở công ty cũ không thấy được sự phát triển thêm của bản thân, k thấy đc sự thăng tiến”
Dù câu trả lời của bạn là gì thì bạn vẫn phải giữ nguyên tắc chung là không nói xấu công ty cũng, ông chủ hay đồng nghiệp cũ của bạn.
1.10. Câu hỏi 10: Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Gợi ý trả lời:
Trước khi trả lời câu hỏi này hay những dạng câu hỏi theo kiểu “tại sao chúng tôi nên thuê bạn”, hãy nghiên cứu kỹ về các yêu cầu của vị trí và bộ kỹ năng nào mà công việc có thể cần. Kiến thức này sẽ giúp bạn vô cùng phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của bạn với các yêu cầu công việc, từ đó, nâng cao hình ảnh của bạn trong mắt của HR và khiến bạn khác biệt với đối thủ. Thông qua đó, hãy cho NTD thấy được rằng bạn ưu tú hơn những người khác, tuy nhiên đừng nói quá sự thật về những gì bạn đang có.
Ví dụ câu trả lời: "Theo hiểu biết của tôi, doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nhân sự cho vị trí Giám đốc marketing cho hệ thống siêu thị sách hiện tại của công ty. Tôi muốn nói rằng tôi có một nền tảng vững chắc về bán sách thương mại, chính xác là 8 năm kinh nghiệm. Tôi am hiểu về các liên hệ, phương pháp và kỹ thuật quản lý phù hợp để đạt thành công trong ngành nghề, cùng với đó tôi cũng có kinh nghiệm làm quản lý siêu thị trong 4 năm tại công việc trước đó của tôi.
Đọc thêm: Top 10 những câu hỏi phỏng vấn ngành kế toán phổ biến nhất!
1.11. Câu hỏi 11: Nếu được nhận, bạn sẽ cộng tác với chúng tôi bao lâu?
Gợi ý trả lời:
Lý do người phỏng vấn hỏi câu hỏi này là để kiểm tra mức độ cam kết và sự gắn bó với công việc và công ty. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn chỉ có nhu cầu làm tạm thời ở doanh nghiệp cho đến khi tìm thấy cơ hội tốt hơn hay bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty.
Và thực tế thì tất cả các NTD đều mong muốn tuyển được những nhân viên gắn bó với công ty lâu dài, do vậy đừng để họ thấy rằng bạn chỉ đi làm tạm thời hay đang lưỡng lự giữa việc có cộng tác hay không. Hãy thể hiện cho Người Thân Đồng (NTD) thấy rằng bạn sẽ hợp tác lâu dài nhất có thể.
Ví dụ câu trả lời phần này như sau: “ Nếu vị trí này đáp ứng được mục tiêu công việc, tôi mong muốn được làm việc lâu dài và tôi tự tin rằng nếu tôi làm việc với sự chân thành cùng trình độ năng lực cá nhân thì chắc chắn cơ hội sẽ mở ra cho tôi." Cố gắng thể hiện sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nhưng bạn không nên nói quá nhiều theo dạng: “Tôi chắc chắn mình sẽ gắn bó lâu dài” vì lẽ với nhà tuyển dụng không có gì chắc chắn cả.
1.12. Câu hỏi 12: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ lựa chọn làm việc độc lập hay việc nhóm?
Gợi ý trả lời:
Với hầu hết các công việc đều sẽ có lúc làm việc độc lập và cũng có lúc bạn phải làm việc nhóm để giải quyết công việc. Vậy nên hãy cho mọi người thấy bạn có thể làm việc độc lập tốt và đồng thời cả làm việc nhóm.
1.13. Câu hỏi 13: Khi làm việc trong 1 nhóm, bạn muốn làm việc ở vị trí nào?
Gợi ý trả lời:
Dường như các câu hỏi loại kiểm tra tính cách ngẫu nhiên như thế này xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn nói chung bởi vì các nhà quản lý tuyển dụng muốn xem bạn có thể nghĩ như thế nào về năng lực của mình. “Khi làm việc trong 1 nhóm, bạn muốn làm việc ở vị trí nào trong nhóm?” là câu hỏi không có câu trả lời sai hoặc đúng, nhưng bạn sẽ ngay lập tức nhận được sự chú ý nếu câu trả lời của bạn giúp bạn chia sẻ điểm mạnh hay một phần tính cách của mình hoặc khả năng kết nối với những người cùng làm việc trong nhóm.
Đặt mình ở vị trí công việc đang tuyển dụng cũng như theo kinh nghiệm tích lũy được, bạn hãy xem xét bản thân có thể ở vị trí nào trong nhóm. NTD đang muốn xem bạn đánh giá bản thân như thế nào và tham vọng của bạn ra sao. Đừng đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao so với khả năng và mong muốn của bản thân.
1.14. Câu hỏi 14: Điều bạn tự hào nhất từ khi bạn đi làm đến bây giờ?
Gợi ý trả lời:
Điều bạn tự hào nhất từ khi bạn đi làm đến bây giờ? Hay thành tích trong công việc của bạn là gì? Chính là câu hỏi mà NTD muốn biết về thành tích mà bạn đạt đc trong suốt quá trình làm việc. Hãy kể về thành tích đó thật tích cực nhé.
Một cách tuyệt vời để trả lời câu hỏi về thành tự là sử dụng phương pháp STAR: Thiết lập tình huống và nhiệm vụ mà bạn bắt buộc phải hoàn thành để cung cấp cho người phỏng vấn bối cảnh nền giới thiệu công việc trước và vai trò của bạn trong công việc hay tình huống đó, nhưng dành phần lớn thời gian của bạn để mô tả những gì bạn thực sự đã làm (hành động) và những gì bạn đạt được (kết quả). Ví dụ, trong một tháng, tôi đã hợp lý hóa quy trình, giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp 20% nguồn nhân lực và tăng 25% doanh thu.
1.15. Câu hỏi 15: Bạn mong muốn về môi trường làm việc như nào để tạo động lực cho cá nhân bạn?
Gợi ý trả lời:
NTD đang muốn biết thêm về mong muốn của bạn, vì vậy hãy vẽ ra môi trường làm việc tương đồng với môi trường công ty mà bạn đang ứng tuyển, đừng làm vẽ ra 1 môi trường quá hoàn hảo, xa vời, … Đưa ra những mong muốn phù hợp: môi trường làm việc trẻ trung, năng động, hòa đồng, sếp và đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ, ... chính là câu trả lời hoàn hảo.
Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi phỏng vấn ngành kinh doanh bất động sản
1.16. Câu hỏi 16: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời cho câu hỏi về lương vừa thể hiện được tham vọng của bạn, đồng thời cho thấy sự đánh giá bản thân của bạn cũng như mức lương đó có phù hợp với chế độ của công ty hay không. Do vậy bạn hãy đọc kỹ thông tin tuyển dụng của công ty để đưa ra mức lương phù hợp với bạn và công ty. Đừng quá tham vọng mà dẫn đến điểm trừ trong mắt NTD.
Một quy tắc quan trọng khi trả lời câu hỏi nhạy cảm này đó là đánh giá về kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng của mình để xác định mức lương phù hợp. Sau đó hãy chắc chắn rằng nhà tuyển dụng thấy rằng bạn năng động và phù hợp với con số đó.
1.17. Câu hỏi 17: Bạn đã tìm hiểu được gì về công ty chúng tôi?
Gợi ý trả lời:
Câu này cho thấy bạn đã chuẩn bị như nào trước khi đến phỏng vấn. Hãy tìm hiểu và ghi nhớ 1 số dấu mốc nổi bật của công ty và kèm theo là những lời khen cho thấy sự ấn tượng của bạn về công ty mà bạn đang ứng tuyển.
1.18. Câu hỏi 18: Điều gì thúc đẩy bạn ? Điều gì khiến bạn thất vọng?
Gợi ý trả lời:
Một câu hỏi khá “hack não” ứng viên, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời, vì thông qua câu trả lời này mà phần nào NTD đánh giá về nhân cách của bạn và cách bạn ứng xử khi gặp tình huống khó khăn. Ví dụ “ Trong cuộc sống, ai cũng sẽ lựa chọn cho bản thân những điều để tạo sự thúc đẩy và phát triển, trong công việc cũng vậy, tôi lấy mục tiêu nghề nghiệp để làm động lực và thúc đẩy bản thân phải tiến lên. Về điều khiến tôi từng thất vọng có lẽ là về quyết định của bản thân trong một dự án. Vì quyết định đó mà khiến công ty thu lợi nhuận kém hơn. Nhưng cũng chính điều đó đã cho tôi 1 bài học và rút kinh nghiệm cho bản thân.”
1.19. Câu hỏi 19: Nếu liên lạc với người quản lý gần nhất của bạn để hỏi về lĩnh vực trong công việc mà bạn cần cải thiện nhất thì chúng tôi nên hỏi về điều gì?
Gợi ý trả lời:
Hãy cẩn trọng trong khi trả lời câu hỏi này. Khi NTD hỏi câu này tức mọi thông tin họ đều có thể khai được bằng mọi cách, nên tránh việc dối trá khi trả lời nhé. Hãy thật lòng chia sẻ về điểm yếu lớn nhất của bạn. Nhưng cũng nên đưa ra phần tích cực để giảm bớt đi sự tiêu cực và cho thấy dù là điểm yếu nhưng bạn vẫn có thể thay đổi điều đó.
1.20. Câu hỏi 20: Đánh giá khả năng chịu áp lực của bản thân?
Gợi ý trả lời:
Công việc nào cũng có những áp lực nhất định và bạn cần phải biết cách vượt qua những áp lực đó. Hãy cho NTD thấy rằng bạn là người chịu áp lực tốt, dù khó khăn đến đâu bạn vẫn có cách để vượt qua.
Ví dụ: “ Theo như đồng nghiệp và tự bản thân đánh giá, tôi thấy bản thân là người vượt qua áp lực khá tốt. Thường những lúc chịu áp lực tôi thường chọn cách nghe 1 bản nhạc hay tám chuyện với bạn bè, sau đó bình tĩnh suy nghĩ lại và tìm hướng giải quyết những khó khăn đó”.
Tham khảo: Câu hỏi phỏng vấn ngành kỹ thuật: IT phần mềm – cơ diện tử
1.21. Câu hỏi 21: Lý do nào khiến bạn nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên bắt đầu làm việc tại 1 công ty?
Gợi ý trả lời:
Điều này cho thấy bạn có sự kiên trì tốt hay không và bạn có thể thích nghi với văn hóa, môi trường làm việc,... Vậy nên đừng đưa ra những lý do như văn hóa công ty k phù hợp, môi trường k năng động hay mục nghề nghiệp thay đổi, những điều liên quan đến công ty.
Ở câu này bạn có thể trả lời như sau: “ Khi đã quyết định lựa chọn một công ty nào đó để bắt đầu sự nghiệp, trước đó tôi đã tìm hiểu kỹ về công ty, và hiểu được bản thân muốn gì, nên tôi tin vào lựa chọn của mình. Nếu có xảy việc nghỉ việc sớm thì có lẽ là do lý do tác động từ phía khách quan mà tôi k thể làm khác”.
1.22. Trong số các vị trí mà anh/chị đang ứng tuyển, anh/chị nghĩ sao về vị trí này?
Gợi ý trả lời:
Mục đích của NTD muốn xem bạn đang đánh giá công ty ra sao và bạn có đang ứng tuyển ở nhiều cty khác không. Vậy nên hãy khôn khéo khi đưa ra câu trả lời để không làm mất điểm trong mắt NTD, hãy để cho họ thấy công ty này là lựa chọn và mong muốn của bạn. “ Khi đã tìm hiểu về công ty và vị trí công ty đang tuyển dụng, tôi thấy bản thân khá phù hợp với vị trí này và tôi tin đây là môi trường lí tưởng để tôi phát triển bản thân nếu như tôi được lựa chọn”.
1.23. Câu 23: Theo sự đánh giá của cá nhân bạn, bạn thấy không thể hợp tác với kiểu sếp hay đồng nghiệp nào?
Gợi ý trả lời:
Hãy kể về những điều tích cực và hạn chế điểm tiêu cực khi bạn nói về sếp hay đồng nghiệp. Người Thực Thiện Đạo, bạn được đánh giá là người thân thiện và khéo léo trong việc truyền đạt và tương tác với mọi người, bạn có thể làm việc với đa dạng cá nhân và ít khi gây ra xung đột.
Gợi ý nhỏ cho bạn về cách trả lời: “Thực tế, không có người hoàn hảo và 1 ng cũng k thể hòa nhập hay bằng lòng với mọi thứ. Quan trọng là bạn thích thích nghi như thế nào và tôi đánh giá sự thích nghi của bản thân khá tốt, và bản thân mỗi người cũng đâu thể lựa chọn được sếp hay đồng nghiệp của mình, cũng sẽ có người này người kia”.
1.24. Câu hỏi 24: (Trường hợp ứng viên vẫn đang làm việc tại công ty cũ) Bạn đã sắp xếp thời gian tham gia phỏng vấn như thế nào? Sếp của bạn nghĩ rằng bạn đang ở đâu?
Gợi ý trả lời:
Lưu ý rằng, bạn sẽ ghi điểm với NTD nếu là người luôn đặt công việc lên trên hết. Bạn sắp xếp tham gia phỏng vấn khi đã hoàn thành xong công việc, khi kết thúc buổi hẹn với khách hàng, hay tranh thủ khi nghỉ giải lao vì công ty cũ của bạn cũng gần đây chẳng hạn. Và NTD cũng muốn đánh giá xem độ trung thực của bạn với sếp như thế nào.
1.25. Câu hỏi 25: Bạn thấy bản thân đã thay đổi như thế nào so với khi mới bước chân vào con đường sự nghiệp?
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời sẽ cho thấy bạn đã tự phát triển bản thân ra sao, cố gắng của bạn như thế nào. Nếu anh/chị vẫn như vậy thì cho thấy rằng anh/chị không có sự tiến bộ hay nỗ lực trong công việc.
Ví dụ: “ Từ một người khá nhút nhát, không có kinh nghiệm và chỉ có lí thuyết sách vở. Khi bước chân ra khỏi ghế nhà trường, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công việc và làm việc. Sau đó tôi đã cố gắng học hỏi từ anh chị đi trước, tự học thêm, cuối cùng thì tôi cũng tích lũy cho bản thân những điều quý báu và trở nên năng động hơn, tự tin hơn và dám thử thách bản thân hơn”.
>> Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp
1.26. Câu 26: Bạn có thấy bất đồng hay không hài lòng về chính sách nào của công ty cũ không?
Gợi ý trả lời:
Hãy trả lời 1 cách khôn khéo nhé, vì ai cũng vậy k thể hài lòng tất cả với mọi thứ, nhưng nếu bạn thích nghi được thì chắc chắn rằng bạn đã ghi điểm về điều đó.
Mọi người đôi khi thường không hài lòng với sếp hay với những chính sách, quy định của sếp, tuy vậy câu hỏi phỏng vấn này được đưa ra nhằm tìm hiểu xem bạn có thể làm việc hiệu quả khi bạn bất đồng quan điểm với ai đó hay không. Thông qua câu hỏi này, phong cách làm việc chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp của bạn sẽ được bộc lộ. “ Một công ty đưa ra những chính sách k chỉ về quyền lợi của nhân viên mà cũng là lợi ích của công ty, do vậy không thể không có những chính sách mà nhân viên không hài lòng, tôi cũng vậy cũng chưa hài lòng với 1 số chính sách của công ty. Nhưng tôi k phản ứng gay gắt với điều đó vì tôi biết nó cũng là lợi ích nhỏ cho công ty và tôi có thể điều hòa bản thân theo nó được”.
1.27. Câu 27: Nếu như được bắt đầu lại từ đầu, bạn có lựa chọn bước đi nào khác không?
Gợi ý trả lời:
Liệu rằng bạn có đang hối hận về điều gì đó trong quá khứ hay bạn đang không muốn tiếp tục những điều bạn đã làm. Dù quyết định nào cũng sẽ có ảnh hưởng nào đó tiêu cực đến sau này, vậy nên hãy khéo léo trong cách trả lời nhé.
Ví dụ: “ Nếu bắt đầu lại, tôi nghĩ tôi vẫn sẽ lựa chọn hướng đi này, dù nó là bước đi đầu tiên khá khó khăn cho tôi trong khi tôi có thể lựa chọn một khởi đầu khác. Nhưng chính những khó khăn đó, tôi lại được rèn luyện bản thân, và chứng minh được tôi có thể làm tốt hơn những gì tôi nghĩ”.
1.28. Câu hỏi 28: Hãy kể 1 chút về gia đình bạn?
Gợi ý trả lời:
NTD muốn biết 1 chút về gia đình bạn để đánh giá về bản thân, tất nhiên nó sẽ k nói lên tất cả về bạn nhưng nó lại cho thấy 1 phần về cá nhân bạn và sự cống hiến về sự nghiệp trong tương lai của bạn.
Gợi ý nhỏ nhé: “ Tôi được sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ tôi là người nông dân chất phác, từ nhỏ tôi đã được bố mẹ chỉ dạy cho về cách làm người, bố mẹ tôi cũng rèn luyện cho tôi tính tự lập từ nhỏ…”.
1.29. Câu 29: Tại vì sao bạn lại gặp những khoảng trống trong kinh nghiệm làm việc của mình?
Gợi ý trả lời:
Câu này hỏi này cũng đang đánh giá sự khéo léo của bạn trong cách ứng xử. Hãy lựa chọn câu trả lời khéo léo. Nếu bạn thất nghiệp trong một khoảng thời gian, hãy thẳng thắn và nói rõ về những gì bạn đã làm như tình nguyện viên, viết blog, … hay một số công việc tự do khác. Sau đó, điều khiển cuộc trò chuyện về cách bạn sẽ thực hiện công việc và đóng góp cho doanh nghiệp như thế nào: “Tôi đã quyết định nghỉ ngơi vào lúc đó, nhưng hôm nay tôi đã sẵn sàng đóng góp cho tổ chức này theo những cách sau này”
1.30. Câu hỏi 30: Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Gợi ý trả lời:
Nếu anh/chị muốn đặt câu hỏi, hãy nhớ không nên hỏi về những điều đã được mô tả rõ trong thông tin công việc, điều này sẽ cho thấy anh/chị chưa nghiên cứu kỹ về công việc trước cuộc phỏng vấn.
Hãy tự tin khi tham gia phỏng vấn nhé. Tất cả câu hỏi chỉ muốn xem bạn tự tin như nào, bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ra sao. Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn chung này thì ở mỗi ngành nghề sẽ có những câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Vậy các câu hỏi phỏng vấn theo ngành nghề đó như thế nào?
>> [Bỏ túi] Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng
2. Nhóm những câu hỏi phỏng vấn ứng viên hay nhất dành cho nhà tuyển dụng
2.1. Câu hỏi phỏng vấn tạo động lực
Các câu hỏi tạo động lực cho ứng viên cơ hội để nói về mục tiêu nghề nghiệp của họ và giải thích những gì họ muốn trong công việc. Các câu hỏi phỏng vấn tạo động lực điển hình thường theo kiểu tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi. Hay bạn thấy mình ở đâu sau năm năm... Dưới đây là một vài câu hỏi có thể giúp bạn hiểu được nhiều điều về ứng viên:
- Làm thế nào để bạn chọn những công ty để tuyển dụng và vai trò bạn mong muốn là gì?
- Mô tả công việc lý tưởng của bạn và công ty lý tưởng để làm việc?
- Nếu bạn được đề nghị nhiều hơn một công việc, bạn sẽ quyết định chọn công việc nào?
- Bạn có muốn trở thành một người quản lý, lãnh đạo hoặc điều hành trong công ty của chúng tôi?
- Công việc nào sẽ thôi thúc bạn muốn bật dậy từ giường vào sáng thứ hai?
2.2. Câu hỏi phỏng vấn trí tuệ cảm xúc
Các câu hỏi về trí tuệ cảm xúc cho bạn ý tưởng về cách ứng viên sẽ đối phó với những thách thức của vai trò từ đó sẽ cho bạn những hiểu biết sâu sắc về tính cách của họ. Nhưng nếu bạn hỏi ai đó về điểm mạnh và điểm yếu của họ, họ sẽ tự nhiên tập trung vào những gì họ giỏi. Đặt câu hỏi dưới đây có thể cung cấp cho bạn một sự hiểu biết vững chắc về cách ứng viên đối mặt và giải quyết các thách thức, …
- Nếu bạn có nhiều dự án và thời gian hạn chế, bạn sẽ quản lý các ưu tiên của mình như thế nào?
- Bạn nghĩ người quản lý, đồng nghiệp trước đây của bạn sẽ mô tả làm việc với bạn như thế nào?
- Bạn nghĩ gia đình và bạn bè sẽ mô tả bạn như thế nào?
- Làm thế nào để bạn đối phó với các tính cách khác nhau tại nơi làm việc?
- Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó chỉ trích công việc của bạn?
- Xin chia sẻ với tôi về một thử thách mà bạn đã phải đối mặt trong công việc và cách bạn đã vượt qua nó.
- Sắp tới sinh nhật bạn của bạn. Nói cho tôi biết làm thế nào để bạn chọn ra một món quà cho họ.
- Những sai lầm cá nhân nào đáng nhớ nhất với bạn?
2.3. Câu hỏi phỏng vấn tình huống và hành vi
Các câu hỏi tình huống và hành vi giúp bạn hiểu cách ứng viên làm việc thông qua các ví dụ cụ thể. Bạn có thể đặc ra giả thuyết hoặc đặt ứng viên vào tình huống cần chia sẻ những tình huống thực tế mà họ đã trải qua. Hỏi một ứng cử viên về một thử thách mà họ đã trải qua trong quá khứ không phải là một câu hỏi tồi nhưng những điều này có thể thú vị hơn một chút nếu bạn biết biết tấu câu hỏi thú vị đó:
- Hãy kể cho tôi nghe về một thời gian bạn là người hùng trong công việc của bạn.
- Mô tả thời gian khi bạn không hài lòng với công việc của mình và tại sao?
- Những thành tựu cá nhân nào bạn tự hào nhất?
- Nếu bạn là CEO của chúng tôi, điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì?
- Làm thế nào bạn sẽ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi cho một người bạn gặp trên đường? (Đây là một câu hỏi tiêu chuẩn cho vai trò bán hàng nhưng có thể đặc biệt thú vị khi hỏi một ứng viên không bán hàng ).
2.4. Câu hỏi phỏng vấn đánh giá kỹ năng
Câu hỏi đánh giá kỹ năng giúp bạn tìm kiếm ứng viên có khả năng thực hiện công việc. Bạn có thể cần một ứng cử viên để hoàn thành một bài tập hoặc kiểm tra cho một số vai trò nhưng những loại câu hỏi này có thể cho bạn ý tưởng về cách họ suy nghĩ và xem bộ kỹ năng của họ.
- Làm thế nào để bạn nghĩ rằng sản phẩm, trang web, dịch vụ khách hàng, vv của chúng tôi có thể được cải thiện?
- Bạn tin rằng ngành nghề của chúng ta sẽ ở đâu sau 5 hay 10 năm nữa?
- Nếu bạn nhận được công việc, bạn hy vọng đạt được điều gì trong tuần đầu tiên, tháng và năm đầu tiên của bạn?
- Thử thách lớn nhất của bạn với công nghệ X là gì và bạn đã giải quyết nó như thế nào?
- Các trang web ngành công nghiệp yêu thích của bạn, sách hoặc các thông tin khác là gì?
Phỏng vấn xin việc là cơ hội tốt nhất của bạn để tìm hiểu một ứng viên và xác định xem họ có phải là người bạn đang tìm kiếm hay không. Vì vậy, đừng phung phí nó. Đặt câu hỏi bằng cách đặt ứng viên vào tình huống để thể hiện họ là ai.
3. Một số lời khuyên về kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn
3.1. 6 lời khuyên về kỹ năng phỏng vấn hiệu quả dành cho NTD
Mọi nhà tuyển dụng đều biết cách phỏng vấn nhân viên tương lai của mình. Và dường như họ đều cảm thấy rằng mình đã chọn được ứng viên hoàn toàn phù hợp với công việc hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên! Có đến 80% tân binh được tìm thấy không phù hợp với công việc (số liệu từ các nghiên cứu thị trường và việc làm gần đây nhất), và đôi khi doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu khi bắt đầu công việc. Số liệu thống kê đáng báo động hơn cho thấy rằng ngay cả những “tân binh” có trình độ và có trình độ cũng thấy mình không phù hợp với vị trí mà họ đã chọn và sẽ rời đi sau một vài tháng hoặc nếu có gắn bó họ sẽ làm việc trong uể oải, hiệu xuất kém.
Nguyên nhân của điều này không hoàn toàn do những cuộc phỏng vấn không hiệu quả nhưng một phần cũng là do nó. Vì lẽ, phần lớn sự thành công của quá trình tuyển dụng phụ thuộc vào việc người phỏng vấn đã thành công đến mức nào trong việc lựa chọn không chỉ ứng viên có trình độ nhất mà còn là ứng viên phù hợp nhất.
Do đó, có thể kết luận rằng hầu hết những người phỏng vấn cần phải cải thiện các kỹ năng và kỹ thuật của họ để tiến hành phỏng vấn hiệu quả. Sau đây là 6 lời khuyên cũng chính là 6 bước để bạn cải thiện kỹ năng phỏng vấn ứng viên của mình.
3.1.1. Tạo một bầu không khí phỏng vấn hiệu quả
Tạo một bầu không khí làm phỏng vấn thoải mái để ứng viên cảm thấy rằng mình được chào đón trước khi bắt đầu câu hỏi chính là bước đầu tiên. Bạn có thể làm điều đó bằng cách mỉm cười nồng nhiệt khi bạn đáp lại lời chào của người được phỏng vấn, đưa bàn tay của bạn để bắt tay, và hỏi một vài câu hỏi thân thiện. Nói tóm lại, nói chung là tạo ra một môi trường không căng thẳng cho ứng viên. Điều này cũng có lợi cho công ty của bạn, vì các ứng viên thể hiện tính cách thực sự của họ khi họ không lo lắng. Ngoài ra, nó cung cấp cho bạn một cơ hội để quan sát các đặc điểm của ứng viên so với đặc điểm doanh nghiệp.
Tất nhiên, nếu bạn đang thực hiện một cuộc phỏng vấn căng thẳng, thì trường hợp hoàn toàn ngược lại - ở đây bạn phải tạo điều kiện áp lực để kiểm tra sự điềm tĩnh của ứng viên dưới những căng thẳng. Nhưng trong những trường hợp bình thường thì việc giảm bớt áp lực tinh thần của ứng viên sẽ có lợi cho sự thành công của cuộc phỏng vấn.
3.1.2. Đặt những câu hỏi mở
Rất nhiều người trong số chúng ta thích những câu hỏi đóng, câu hỏi chuyên ngành tuy nhiên chính những câu hỏi này lại không để ứng viên có điều kiện bộ lộ quan điểm hay ý kiến cá nhân mình vì lẽ câu trả lời của họ đã nằm trong dự kiến của bạn.
Trong khi đó, các câu hỏi trả lời mở có lợi thế hơn nữa trong việc khuyến khích sự ứng biến và giao tiếp của ứng viên. Người được phỏng vấn muốn cảm thấy rằng ý kiến của họ đang được yêu cầu, và nó là làm nóng đối với chủ đề này.
3.1.3. Quan sát tín hiệu thị giác và lời nói
Nhiều hành vi và thái độ có thể dễ dàng quan sát được. Bạn đừng vội chỉ trích những cử chỉ lo lắng như lắp bắp và bồn chồn của ứng viên là dấu hiệu của sự bất tài, mà hãy nhìn vào mặt khác nữa. Vì lẽ, những người thiên tài trong âm nhạc được biết đến với nỗi sợ hãi trên sân khấu và sợ ánh đèn sân khấu, vì vậy có lẽ người được phỏng vấn của bạn đang phải vật lộn với một cuộc tấn công hoảng của bạn.
Về phần bạn, hãy đưa ra những tín hiệu tích cực bằng những nụ cười, những cái gật đầu và lắng nghe kiên nhẫn. Sự hỗ trợ và khuyến khích của bạn có ý nghĩa rất lớn đối với ứng viên, nó cũng thể hiện sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn.
3.1.4. Sử dụng những câu hỏi đánh giá năng lực
Một cách tốt để giữ cho cuộc phỏng vấn hợp lý và không mang tính cá nhân là dựa trên đánh giá năng lực. Bạn có thể được yêu cầu thực hiện một cuộc phỏng vấn năng lực của công ty bạn. Làm quen với các năng lực chính của vai trò trong câu hỏi và các chỉ số hành vi tương ứng.Sử dụng những câu hỏi đánh giá năng lực để tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện mình một cách tối đa.
Thực hiện các cuộc phỏng vấn năng lực đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các tiêu chí và tiêu chuẩn hành vi để đánh giá được người phỏng vấn đề ra. Hãy chắc chắn rằng bạn quen thuộc với các tiêu chí của hiệu suất dự kiến.
3.1.5. Lựa chọn ứng viên kỳ vọng phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp
Những ứng viên được đánh giá phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ là những người có khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn cả.
3.1.6. Kết thúc bằng những thỏa thuận
Những thỏa thuận ở đây không chỉ là thỏa thuận ngày nhận thông báo mà còn là thỏa thuận về lương về các chế độ khác cũng như về ngày đi làm, … Những thỏa thuận rõ ràng này cũng chính là yếu tố quan trọng tác động đến suy nghĩ của ứng viên để họ xác định rõ ràng mình có hợp với doanh nghiệp hay không.
Đặc biệt, không nên chiêu mộ ứng viên bằng những lời mời gọi về chế độ của doanh nghiệp không chính xác trong thực tế. Bạn có thể tuyển dụng họ ngay sau đó nhưng họ sẵn sàng nghỉ nếu không đúng những gì bạn miêu tả.
>> Kỹ năng trả lời phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng “gục ngã”
3.2. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - ứng viên nên biết
Không chỉ chuẩn bị tốt câu trả lời cho câu hỏi tuyển dụng của mình mà bạn còn phải chuẩn bị về tác phong, giọng nói, trang phục, … phỏng vấn. Hãy chuẩn bị cho mình trang phục phù hợp cũng như tác phong chuẩn chỉnh trước khi đi phỏng vấn. Bạn có thể luyện tập tác phong, cách trả lời phỏng vấn trước gương để thành thạo và tự nhiên nhất khi trả lời phỏng vấn.
Một chú ý tiếp theo cho bạn đó là nhớ đến trước 15 phút để thể hiện tác phong chuyên nghiệp của mình. Ngoài ra cũng tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp tuyển dụng để có thể sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào về doanh nghiệp được đề ra.
Cách trả lời phỏng vấn xin việc cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình xin việc. Bí quyết hoàn hảo nhất cũng là duy nhất để trả lời phỏng vấn xin việc đó là tự tin và suy nghĩ trước những điều mình định nói.
Phỏng vấn xin việc sẽ không còn quá đáng sợ nếu bạn chuẩn bị tốt cho mình từ tác phong bên ngoài đến tâm lý vững vàng. Và góp mặt vào quá trình thành công này chính là bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng chung dành cho mọi ngành nghề cũng như gợi ý câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng.
Tham gia bình luận ngay!