1. Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn marketing được sử dụng nhiều
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn marketing được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các cuộc phỏng vấn bạn có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm và sự tự tin trong các buổi phỏng vấn, hãy cùng tìm hiểu nhé.
1.1. Câu hỏi phỏng vấn marketing làm quen
Có thể nói khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn thì câu hỏi về giới thiệu bản thân là một trong những câu hỏi không thể thiếu. Đây là câu hỏi làm quen để ứng viên có thể giới thiệu sơ qua về bản thân. Như vậy nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản của ứng viên và cũng giúp ứng viên tự tin hơn để đi vào những câu hỏi khó hơn. Để trả lời câu hỏi này bạn có thể tham khảo cách gợi ý trả lời sau.
Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể giới thiệu khái quát bản thân mình một cách đầy đủ và ngắn gọn. Hãy đưa ra những thông tin chính về bản thân như tên tuổi, tốt nghiệp trường gì, có kinh nghiệm và kỹ năng gì cho vị trí ứng tuyển. Đó là những thông tin cơ bản nhà tuyển dụng cần biết và nó cũng là những thông tin để ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
1.2. Những câu hỏi phỏng vấn marketing chuyên môn
1.2.1. Theo bạn nhân viên marketing khác với nhân viên sale như thế nào?
Sau câu hỏi làm quen thì nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đi sâu vào phỏng vấn ứng viên bằng những câu hỏi marketing chuyên môn, một trong những câu hỏi được sử dụng nhiều đó chính là câu marketing khác với sale như thế nào? Mục đích nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kiến thức chuyên môn của ứng viên. Dưới đây là gợi ý trả lời bạn có thể tham khảo.
Gợi ý trả lời: Theo em hiểu thì sale là làm sao để sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến được với tay của khách hàng. Còn với marketing chính là cách làm thế nào để sản phẩm đến được với tai người sử dụng. Marketing chính là cách mà các doanh nghiệp tác động vào người tiêu dùng, tạo ra sức kéo, hiệu ứng để nhiều người biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình hơn. Còn với sale là bán những gì trong kho có cho người tiêu dùng, bán được càng nhiều càng tốt. Cả sale và marketing đều là những giải pháp được nhiều công, doanh nghiệp áp dụng và thành công.
Với câu hỏi này ứng viên nên trả lời ngắn gọn và trả lời vào trọng tâm của vấn đề là bạn đã ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
1.2.2. Bạn hiểu gì về mô hình 4P?
Mô hình 4P là một trong những mô hình phổ biến của marketing, người làm marketing giỏi là người hiểu mô hình này. Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên. Với câu hỏi này ứng viên có thể trả lời ngắn gọn theo hiểu biết của mình hoặc cũng có thể trả lời theo cách sau đây.
Gợi ý trả lời: Mô hình 4P gồm.
Product: Sản phẩm
- Sản phẩm có thể nói là trung tâm mà người làm marketing cần tìm hiểu, để có được những chiến dịch marketing thành công thì việc hiểu rõ về sản phẩm là một trong những việc bạn cần phải làm, tìm ra ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm, Sản phẩm mang đến những điểm đặc biệt nào cho khách hàng, khách hàng cần gì từ sản phẩm.
Price: Giá
Giá được xác định bởi chất lượng của sản phẩm, giá thành hợp lý sẽ giúp thu hút khách hàng nhiều hơn. Bạn cần phải tìm ra mức giá phù hợp ở mức giá đó sản phẩm bạn bán gia sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty và nó cũng là mức giá mà khách hàng sẵn sàng để chi trả.
Place: Kênh phân phối
Kênh phân phối cũng là một trong những chữ P quan trọng trong mô hình 4P, ở đây người làm marketing cần phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu để lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Các kênh bán hàng tùy thuộc vào từng sản phẩm của doanh nghiệp.
Promotion: Tiếp thị
Có thể nói tiếp thị là một phần quan trọng trong chiến lược marketing, Có rất nhiều hình thức tiếp thị bạn có thể sử dụng như tiếp thị trên báo, tiếp thị trên google, tiếp thị trên facebook… Người nghiên cứu cần lựa chọn một kênh tiếp thị phù hợp. Để tìm được kênh tiếp thị phù hợp thì bạn cần phải tìm hiểu đối thủ của bạn, phải để xem đối thú của bạn sử dụng biện pháp như thế nào.
Với câu hỏi này bạn nên lọc ý để trả lời và ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
1.2.3. Bạn đã từng tham gia vào chiến dịch marketing nào chưa?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng đặt ra với mục đích hỏi về kinh nghiệm làm việc của bạn, để biết được bạn có những kinh nghiệm thực tế nào. Có được những kỹ năng gì? Những thông tin mà bạn đưa ra có phù hợp với yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra không. Sau đây là gợi ý trả lời giúp bạn ghi điểm.
Gợi ý trả lời: Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải nên tìm hiểu kỹ về những thông tin mà nhà tuyển dụng đã đăng tải. Tìm hiểu về vị trí việc làm bạn đang ứng tuyển. từ đó đưa ra một chiến lược marketing mà bạn đã từng tham gia, qua chiến dịch marketing đó bạn có được những kỹ năng và kinh nghiệm gì? Trong chiến dịch marketing đó bạn giữ vai trò gì và nhiệm vụ gì? Hãy đưa ra những thông tin đó cho nhà tuyển dụng được biết để khẳng định kinh nghiệm của bản thân.
1.2.4. Bạn hiểu gì về digital marketing?
Đây là một câu hỏi về kiến thức marketing được khá nhiều ứng viên lựa chọn. Mục đích chính vấn là tìm hiểu kiến thức chuyên sâu của ứng viên. Để ghi điểm với câu hỏi này ứng viên chỉ cần trả lời ngắn gọn và đưa ra được những thông tin chuẩn, bám sát câu hỏi là bạn đã có thể ghi điểm.
Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể trả lời theo cách hiểu của mình như sau: Digital marketing là hoạt động marketing thông qua internet. Hoạt động này gồm rất nhiều những hoạt động liên quan khác như hoạt động marketing qua seo, mạng xã hội, xây dựng link hay công cụ tìm kiếm… Rất nhiều hoạt động liên quan. Mục đích cuối cùng là bán hàng online qua website.
1.3. Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp khác
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn về kiến thức marketing thì nhà tuyển dụng còn đưa ra một số câu hỏi sau đây. Bạn có thể tham khảo để rèn luyện trước các cuộc phỏng vấn.
1.3.1. Hãy đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên có liên quan gì đến việc làm ứng viên đang ứng tuyển hay không. Những người có điểm mạnh liên quan đến marketing sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. chính vì vậy mà đặt câu hỏi điểm mạnh điểm yếu là cách để nhà tuyển dụng dễ dàng đưa ra những quyết định phù hợp.
Gợi ý trả lời: Bạn có thể đưa ra một số điểm mạnh mà bạn có, những điểm mạnh này giúp ứng được cho công việc mà bạn ứng tuyển. Điểm mạnh có thể là người năng động, người linh hoạt, có tinh thần trách nhiệm cao. Là người ham học hỏi và cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao.
Điểm yếu bạn nên đưa ra một số điểm yếu khách quan nó không ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc.
1.3.2. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này thường những ứng viên đã có được những câu trả lời tốt về chuyên môn nên nhà tuyển dụng đi sâu hơn và đặt ra một vài câu hỏi để tìm hiểu về lý do, tính cách của ứng viên để biết được ứng viên đó có phù hợp hay không. Với câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau.
Gợi ý trả lời: Hãy đưa ra những lý do khách quan như vì chuyển nhà nên tôt không thể tiếp tục công việc ở đó hay những lý do như công việc của tôi tại công ty không phát triển do công ty không chú trọng bộ phận marketing hay ứng viên cũng có thể đưa ra một số câu trả lời khách quan khác như tôi muốn phát triển hơn nữa muốn được cống hiến và có thêm nhiều cơ hội.
Tuy nhiên bạn không nên đưa ra những lý do vì như nói xấu sếp, nói xấu đồng nghiệp hay một vài lý do về chán nản với công việc.
1.3.3. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Câu hỏi này là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để cho ứng viên cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng. Vậy nên ứng viên nên tận dụng cơ hội này để ghi điểm. Bạn có thể trả lời như sau.
Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể trả lời câu hỏi này bằng cách đưa ra những kỹ năng và kinh nghiệm mà ứng viên có phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang chọn. Hãy lấy những ví dụ để chứng minh điều ứng viên nói để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đó là cách bạn trả lời câu hỏi này và ghi điểm với nhà tuyển dụng.
2. Một số lưu ý trước khi đi phỏng vấn marketing
Để có kết quả tốt trong buổi phỏng vấn và có tấm vé làm nhân viên của công ty thì ngoài việc chuẩn bị rèn luyện tốt kiến thức thì ứng viên khi đi phỏng vấn marketing còn phải chuẩn bị một số điểm sau đây.
Chuẩn bị trang phục: Hình thức bên ngoài của ứng viên cũng là một trong những điểm để nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn. Những người ăn mặc gọn gàng, tóc tai sạch sẽ là bao giờ cũng chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn những ứng viên khác. Vậy nên bạn cần chuẩn bị gọn gàng sạch sẽ khi đi phỏng vấn, trang điểm nhẹ nhàng, lựa chọn trang phục phù hợp với từng đối tượng.
Rèn luyện sự tự tin: Có tự tin là bạn đã có được 50% cơ hội thắng cuộc. Tự tin khẳng định bản thân để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng bạn và lựa chọn bạn. Để có được sự tự tin hãy rèn luyện kiến thức và khả năng giao tiếp trước đám đông. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không bỏ qua những ứng viên tiềm năng như bạn.
Đến trước cuộc phỏng vấn: Đến trước cuộc phỏng vấn khoảng 10 đến 15 phút để bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn được tốt nhất. Bạn không nên đến sớm quá sẽ làm bạn mệt mỏi trong thời gian chờ đợi, cũng không nên đến muộn quá nó sẽ làm bạn mất điểm với nhà tuyển dụng.