1. Những câu hỏi phỏng vấn PHP thường gặp nhất hiện nay
PHP là việc làm không đơn giản, đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, kiến thức tốt thì mới có thể đảm bảo đáp ứng được công việc. Do đó, trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp thường đưa ra những tiêu chí khá cao cùng các câu hỏi chuyên ngành hóc búa để đánh giá về ứng viên. Vậy bạn đã biết nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn PHP chưa?
Có rất nhiều câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đưa ra tùy vào từng vị trí, nhu cầu tuyển dụng. Và để không bị lúng túng hay mất bình tĩnh trong quá trình trả lời phỏng vấn, các bạn nên tìm hiểu, luyện tập trước và nếu may mắn thì sẽ gặp những câu mà mình đã chuẩn bị. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên, cùng theo dõi và tham khảo để có buổi phỏng vấn PHP thành công nhất nhé!
1.1. Câu hỏi 1: Bạn biết gì về PHP?
Đây là dạng câu hỏi phổ biến và cơ bản nhất mà hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đều đưa ra để xem bạn hiểu về công việc như thế nào? Vì để làm việc được ở vị trí này thì các bạn chắc chắn phải hiểu, nắm rõ được toàn bộ các kiến thức liên quan đến PHP. Và đối với câu hỏi này, các bạn cũng nên trả lời một cách đơn giản, ngắn gọn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo thật đầy đủ, chính xác.
Gợi ý trả lời: PHP là ngôn ngữ lập trình với mã nguồn mở hay còn gọi là ngôn ngữ đa kịch bản được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. PHP được sử dụng phổ biến để phát triển web với các tính năng nhúng dễ dàng vào HTML.
1.2. Câu hỏi 2: PHP được sử dụng để làm gì? Số lượng các phiên bản là bao nhiêu?
Câu hỏi này cũng thường được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm đánh giá về khả năng hiểu biết chuyên sâu của bạn đối với PHP. Với dạng câu hỏi này, các bạn nên trả lời rõ ràng theo dạng liệt kê để nhà tuyển dụng dễ nắm bắt.
Gợi ý trả lời: Hiện nay, PHP được sử dụng phổ biến nhằm một số mục đích như sau:
- Giúp tạo các tệp hệ thống, ghi chép và đóng các tệp hệ thống lại.
- Thực hiện mã hóa các dữ liệu hoặc có thể ngăn chặn được việc truy cập của mọi người vào các phần mềm trên các trang web.
- Sử dụng trong việc chạy xung quanh với Cookie, giúp cho các lập trình viên đặt và sửa đổi theo yêu cầu.
PHP hiện đang có 4 phiên bản cụ thể đó là PHP 7.2, PHP 7.1, PHP 7 và PHP 5.6. Trong đó PHP 7.2 là phiên bản mới nhất và hỗ trợ người dùng tốt nhất với nhiều tiện ích tối ưu.
1.3. Câu hỏi 3: Hằng và biến trong PHP khác nhau như thế nào?
Câu hỏi này đòi hỏi các bạn cần phải có sự am hiểu không chỉ sâu mà còn rộng về PHP trong tất cả các vấn đề. Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này cũng nhằm mục đích xem bạn có thực sự hiểu về bản chất của PHP cùng các yếu tố liên quan hay không? Do đó, hãy chuẩn bị kiến thức thật kỹ lưỡng để không lúng túng khi trả lời nhé.
Gợi ý trả lời: Hằng và biến có 2 điểm khác nhau cơ bản nhất đó là:
- Khác nhau trong cách khai báo: đối với hằng khi khai báo sẽ sử dụng hàm Define() để gắn kèm giá trị, dùng Constant() để lấy các giá trị. Còn đối với khai báo biến thì sử dụng ký tự $ gắn hoặc lấy các giá trị.
- Điểm khác nhau thứ 2 đó chính là quá trình chạy các chương trình của hằng và biến. Đối với chương trình chạy của hằng thì sẽ không thể thay đổi, còn đối với biến thì có thể thực hiện điều đó. Tức là khi bạn định nghĩa hằng nhiều hơn 1 lần thì chương trình sẽ lấy giá trị lần đầu tiên để định nghĩa và chương trình sẽ vẫn chạy bình thường.
1.4. Câu hỏi 4: Mảng trong PHP là gì? Có những loại mảng nào trong PHP?
Gợi ý trả lời: Mảng là một biến mà trong đó có chứa nhiều phần tử. Thông qua mảng, các lập trình viên có thể dễ dàng sắp xếp, lưu trữ hoặc cũng có thể xóa đi những phần tử trong mảng. Một mảng sẽ được tạo thành từ Key và Value. Khi truy cập vào phần tử trong mảng thì các lập trình viên sẽ có thể gán các giá trị hoặc là lấy các giá trị thông qua Key.
Hiện nay, trong PHP có 3 loại mảng bao gồm:
- Mảng tuần tự (mảng có chứa key tạo tự động với chữ số tăng dần từ 0).
- Mảng đa chiều (trong nó có chứa ít nhất 1 mảng khác).
- Mảng không tuần tự (mảng có key mà lập trình viên sẽ cần tự định nghĩa bằng ký tự số, chữ và không sắp xếp theo thứ tự nhất định).
1.5. Câu hỏi 5: Để chuyển mảng thành chuỗi, tách chuỗi thành mảng thì sử dụng hàm gì?
Đối với một lập trình PHP thì kỹ năng cần có chỉnh là phải biết chuyển mảng thành chuỗi hoặc tách các chuỗi thành mảng. Do đó, nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này để biết ứng viên có nắm được các kiến thức cơ bản này không? Và bạn sẽ cần trả lời ngắn gọn, trong đó cần thể hiện được kỹ thuật lập trình PHP của mình.
Gợi ý trả lời: Để có thể gộp các mảng thành chuỗi trong PHP thì cần sử dụng hàm Implode(separator,array) hoặc là dùng hàm Join($ky_ty,$array).
Còn để tách các chuỗi thành mảng thì sẽ sử dụng hàm Explode(separator,string,[limit]).
1.6. Câu hỏi 6: Trong PHP có thể tạo được bao nhiêu đối tượng?
Một trong những câu hỏi được rất nhiều nhà tuyển dụng đưa ra. Nghe qua thì có vẻ khá đơn giản, tuy nhiên đây cũng là cái bẫy mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên. Do đó, các bạn sẽ xem xét, suy nghĩ thật kỹ lưỡng để đưa ra câu trả lời chính xác nhất nhé.
Gợi ý trả lời: Trong PHP hiện nay, lập trình viên có thể tạo ra rất nhiều đối tượng và con số là vô hạn. Việc xác định lớp chính xác sẽ giúp cho lập trình viên có thể tạo ra số lượng đối tượng trong lớp là không giới hạn.
1.7. Các câu hỏi phỏng vấn lập trình viên PHP khác
Ngoài những câu hỏi trên thì nhiều nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra một số câu hỏi liên quan khác về PHP như là:
- Theo bạn, PHP là kế thừa đơn hay đa?
- Trong PHP, $_GET và $_POST có khác nhau không và khác nhau như thế nào?
- Để gộp mảng hoặc tách mảng bạn sử dụng hàm gì?
- Mảng tuần tự là gì? Sử dụng vòng lặp nào để duyệt các mảng trong PHP?
- Phân biệt giữa Serialize và Json_encode
- Dùng thẻ nào để nhúng PHP vào HTML?
- PHP có cho phép sử dụng Image không và sử dụng như thế nào?
- Những lỗi thường gặp trong PHP hiện nay là gì?
-…
2. Một số câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm
Ngoài những câu hỏi cơ bản, thông thường trên thì nhiều doanh nghiệp chuyên môn sẽ đòi hỏi cao hơn về ứng viên với những kiến thức nâng cao, chuyên sâu. Do đó, các nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra những câu hỏi hóc búa khác cho ứng viên. Nếu bạn ứng tuyển vào các công ty chuyên về công nghệ thông tin thì chắc chắn không nên bỏ qua những câu hỏi và đáp án gợi ý dưới đây!
2.1. Câu hỏi 1: Bạn hiểu về tính chất của lập trình hướng đối tượng OOP là gì?
Gợi ý trả lời: Lập trình hướng đối tượng OOP trong PHP có 4 đặc tính cơ bản bao gồm:
- Tính đóng gói (Encapsulation
- Tính kế thừa (Inheritance
- Tính đa hình (Polymorphism)
- Tính trừu tượng (Abstraction)
2.2. Câu hỏi 2: Hãy so sánh Interface và Abstract trong lập trình hướng đối tượng PHP
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu các ứng viên cần có sự hiểu biết thật sâu về vấn đề thì mới có thể so sánh các tiêu chí và thấy được sự khác biệt.
Gợi ý trả lời: Abstract được xem là một lớp trừu tượng và nó bao gồm rất nhiều lớp khác nhau nhưng có cùng bản chất. Còn với Interface thì là bản thiết kế dành cho các lớp, chúng có cùng cách thức hoạt động.
- Cả Abstract Class và Interface đều được coi là tương ứng như bản thiết kế dành cho các lớp nhỏ thừa kế chúng.
- Interface sẽ là bản thiết kế dành cho Method, còn Abstract thì lại là bản thiết kế dành cho lớp.
2.3. Câu hỏi 3: Quy trình viết API trong PHP như thế nào?
Gợi ý trả lời: Quy trình viết API của các lập trình viên PHP sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nhập các dữ liệu.
- Bước 2: Xử lý các Request khi có được các dữ liệu cần thiết và Endpoint.
- Bước 3: Tiến hành trả về Response theo các mã HTTP tương ứng với hàm Header.
3. Có nên đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng không?
Rất nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn lập trình PHP lo lắng, hoang mang không biết có được phép hay có nên đặt lại các câu hỏi cho nhà tuyển dụng không? Vì thông thường, khi đi phỏng vấn, mối quan tâm nhiều nhất của ứng viên sẽ tập trung vào môi trường làm việc và các quyền lợi được hưởng. Tuy nhiên, đây lại là điều mà nhiều nhà tuyển dụng sẽ không thích khi ứng viên quá quan tâm đến lợi ích chứ không phải công việc.
Song việc đưa ra các câu hỏi mà mình thắc mắc là rất cần thiết để bạn hiểu rõ ràng về các vấn đề, quy trình hoạt động của các công ty như thế nào và từ đó mới xác định có thể làm việc được ở đó hay không? Ví dụ, bạn có năng lực, tham gia phỏng vấn tốt và nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao. Tuy nhiên, họ không nói gì về các quyền lợi dành cho nhân viên, mức lương bạn nhận được thì khó có thể làm việc được. Với một người có trình độ, năng lực thì chắc chắn không thể nhận mức lương quá thấp được.
Do đó, các bạn hãy thật khéo léo để đan xen các câu hỏi của mình đến nhà tuyển dụng. Đừng đặt những câu hỏi về lợi ích lên đầu tiên mà trước hết hãy đưa ra một số câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn về công ty của họ, định hướng, mục tiêu phát triển như thế nào, các vấn đề về thời gian làm việc,… Đối với những câu hỏi về lương, thưởng, quyền lợi thì các bạn nên để sau cùng, khi nhà tuyển dụng đã đặt hết các câu hỏi và muốn biết bạn đang băn khoăn điều gì thì hãy nêu ra. Đây là một cách để bạn vừa giải đáp được thắc mắc của mình, vừa không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
4. Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn PHP bạn cần biết
Để có thể tạo được thiện cảm tốt và buổi phỏng vấn đạt thành công, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trong quá trình đưa ra câu trả lời đó là:
- Nghe thật kỹ câu hỏi, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời to, rõ ràng, dứt khoát, thể hiện bạn có hiểu biết, có chuyên môn và chứng minh mình đủ khả năng đảm nhiệm vị trí công việc.
- Tư thế trả lời phỏng vấn luôn phải thẳng lưng, mắt nhìn vào người phỏng vấn, mỉm cười nhẹ, thể hiện sự tự tin.
- Khi trả lời phỏng vấn hay khi nghe nhà tuyển dụng hỏi, tuyệt đối không nhìn ngang, ngó dọc, phải thật chú tâm để thể hiện mình rất coi trọng công việc.
- Tuyệt đối không thở dài khi tham gia phỏng vấn, điều này sẽ khiến bạn mất điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Luôn phải giữ bình tĩnh trước những câu hỏi, không được để nhà tuyển dụng thấy mình lúng túng vì điều đó sẽ chứng tỏ bạn đang không tự tin, không chắc về các câu trả lời của mình.
Trên đây là trọn bộ thông tin về các câu hỏi phỏng vấn PHP cùng gợi ý đáp án dành cho các ứng viên. Hy vọng rằng các bạn sẽ nắm rõ, chuẩn bị thật tốt và có được buổi phỏng vấn thành công nhé!