1. Thế nào là chức năng của phòng kinh doanh?
Phòng KD là một phần quan trọng, có trách nhiệm hàng đầu trong việc tư vấn, đưa ra ý kiến và đề xuất về các giải pháp. Điều này sẽ giúp cải thiện, nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn là một đơn vị trực tiếp nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xu hướng của khách hàng để sản phẩm hay dịch vụ của công ty tiếp cận cũng như phát triển trên thị trường. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu được đề ra của tổ chức.
Xem thêm: Việc làm trưởng nhóm kinh doanh
2. Phòng kinh doanh có những nhiệm vụ nào?
Dù chức năng công việc là vậy nhưng ở mỗi phòng ban, lĩnh vực thì đều có những nội dung về nhiệm vụ khác nhau. Phòng kinh doanh không phải là điều ngoại lệ, dưới đây là nhiệm vụ cụ thể mà phòng kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện.
2.1. Nhiệm vụ tổng quan
Bộ phận kinh doanh luôn có mối quan hệ mật thiết với phòng marketing. Họ sẽ phối hợp với bộ phận tiếp thị để lên chiến lược quảng bá sản phẩm. Điều này sẽ được thực hiện theo đúng với ngân sách đã được giới hạn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn phải thực hiện tổ chức hoạt động sao cho đảm bảo được cả chất lượng lẫn số lượng. Người trưởng phòng kinh doanh sẽ có nhiệm vụ phân công cho nhân viên để đảm được bất cứ cũng có thể phát huy được hết thế mạnh của mình. Đồng thời, họ cũng cần lên chiến lược nhiệm vụ của phòng ban theo từng thời kỳ để đạt được hiệu suất công việc nhất.
Người đứng đầu của phòng kinh doanh còn phải chủ động trong việc báo cáo tình hình kinh doanh của từng cá nhân nhằm đảm bảo việc thực hiện yêu cầu của cấp trên. Mặt khác, việc báo cáo này sẽ giúp người lãnh đạo đưa ra những đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động, đưa ra ý kiến để cải thiện của các nhiệm vụ đã thực thi.
Tham khảo bài viết: Chiến lược kinh doanh là gì?
2.2. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ chi tiết nào?
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh sẽ không chỉ đơn giản là vậy. Bởi những nội dung chia sẻ ở trên chưa nói lên được những đặc thù công việc của phòng kinh doanh. Vậy thực chất, bộ phận kinh doanh sẽ làm những nhiệm vụ cụ thể thế nào?
2.2.1. Xây dựng kế hoạch của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh sẽ phải xác định mục tiêu và công việc của hoạt động bán hàng. Để làm được điều này, họ bắt buộc phải xây dựng kế hoạch bán hàng bài bản, có tính thực tiễn cao. Bản kế hoạch này được tập trung vào hạn ngạch và khối lượng bán hàng.
Về cơ bản, các mục tiêu của bản kế hoạch kinh doanh thường có xu hướng ngắn hạn. Bản kế hoạch này còn bao gồm tầm nhìn công ty, cấu trúc đội ngũ, tiến trình bán hàng, xây dựng và tìm kiếm thị trường mục tiêu. Chi tiết hóa tiến trình bán hàng là việc làm cần thiết để lập kế hoạch kinh doanh.
Tiến trình bán hàng sẽ bao gồm các bước mà phòng kinh doanh bắt buộc phải tuân theo nhằm xác định khách hàng tiềm năng đem lại lợi nhuận cao nhất. Tiến trình bán hàng tốt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi và tiến hành giao dịch. Nó sẽ được hoạt động như một bài hướng dẫn đại diện bán hàng, giúp tăng trải nghiệm độc đáo cho khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Nhân viên kinh doanh là gì?
2.2.2. Xác định nguồn cung ứng và khách hàng tiềm năng
Phòng kinh doanh sẽ có nhiệm vụ tìm nguồn hàng cung ứng và xác định khách hàng tiềm năng trong giai đoạn đầu. Việc tìm nguồn cung ứng này sẽ được thực hiện qua việc nghiên cứu trên internet, tham dự các sự kiện hay hội nghị của các lĩnh vực và yêu cầu giới thiệu khách hàng.
Sau khi đã tìm được khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, phòng kinh doanh sẽ đưa họ vào quy trình cụ thể. Phòng kinh doanh sẽ thực hiện lần lượt các phương cách để tiếp cận như telesales, email, gặp trực tiếp,…
Một khách hàng tiềm năng chỉ thực sự đủ tiêu chuẩn khi đã đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh cụ thể. Sau đó, họ sẽ trở thành một phần trong hành trình của người mua.
Để làm được công việc này một cách hoàn chỉnh, người nhân viên kinh doanh bắt buộc sẽ phải sử dụng các điểm dữ liệu bao gồm yêu cầu báo giá, ý định mua, sở thích khách hàng hay bản thử nghiệm hoạt động,… Tương tự, người đại diện của hoạt động phát triển bán hàng cũng sẽ phải thực hiện toàn bộ quy trình này.
2.2.3. Xử lí và giám sát các vấn đề kinh doanh
Bên cạnh các nhiệm vụ trên, phòng kinh doanh còn phải xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề mấu chốt trong kinh doanh. Họ sẽ có nhiệm vụ đưa ra các hoạt động bán hàng mới, quảng cáo hay hoàn thành thương vụ bán hàng. Những người có trách nhiệm về quy trình này sẽ phải tạo đề xuất, viết trình bày, tạo trình chiếu để biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng cuối.
Do sự phức tạp của hoạt động, phòng kinh doanh sẽ tập trung vào khách hàng tiềm năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. Họ sẽ làm bài thuyết trình cho từng khách hàng theo nhu cầu và mong muốn của họ.
Công việc kinh doanh này có thể liên quan đến việc phải đáp ứng những câu hỏi phức tạp từ các khách hàng tiềm năng. Nhân viên kinh doanh sẽ phải xử lý phản hồi, giải quyết các thách thức bán hàng hay trình bày một sản phẩm nào đó. Nhân viên đảm bảo nhiệm vụ này bắt buộc phải là người có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.2.4. Phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của công ty
Nhiệm vụ cuối cùng của phòng kinh doanh là tạo dựng và duy trì với khách hàng tiềm năng. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, ghi lại các vấn đề phức tạp và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Công việc này sẽ phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty.
Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn phải thực hiện gia hạn đăng ký với khách hàng hiện tại. Họ sẽ xác định các cơ hội bán hàng, quảng cáo để tiếp tục được tài trợ và bảo đảm lợi nhuận kinh doanh.
Các việc làm trên sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này sẽ làm nên công việc bán hàng tiềm năng mà không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có được.
Như vậy, các bạn cũng đã thấy được rằng để tồn tại và phát triển được trong phòng kinh doanh cũng không phải là điều đơn giản, có nhiều việc cần phải thực hiện bằng cả kỹ năng và kinh nghiệm. Hy vọng những chia sẻ của Topcvai đã giúp bạn hiểu được chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh!
Tham gia bình luận ngay!