CV quản lý khác gì so với cv nhân viên? Lưu ý khi viết CV quản lý

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-05-29 15:43:29

Công việc quản lý là công việc đòi hỏi các yêu cầu khắt khe nên để có thể trúng tuyển bạn cần biết cách viết đúng và đúng là như thế nào? CV quản lý khác gì so với CV nhân viên? Tìm hiểu điều đó cùng các lưu ý khi viết CV quản lý cùng topcvai.com dưới bài viết này nhé!

1. CV quản lý khác gì so với CV nhân viên

Quản lý là công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và các tố chất khác kết hợp nên để trúng tuyển vào vị trí này thì bạn phải biết cách viết cv cho chuyên nghiệp và hợp lý. Nhà tuyển dụng sẽ soi xét CV của bạn ở mức độ cẩn thận, kỹ càng hơn so với CV nhân viên. Nên một chiếc CV quản lý phải khác biệt so với CV nhân viên cả về nội dung lẫn cách trình bày.

CV quản lý khác gì so với CV nhân viên
CV quản lý khác gì so với CV nhân viên

Nếu bạn đang tìm một công việc quản lý thì bạn cần có một chiếc CV mạnh mẽ, nổi bật giữa các ứng viên khác. Bạn cần thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và truyền đạt phẩm chất lãnh đạo của mình một cách rõ ràng, nếu như bạn muốn vào vòng phỏng vấn.

Một CV quản lý cần phải nêu rõ kinh nghiệm lâu năm của mình hoặc các kỹ năng nổi bật trong lĩnh vực bạn xin việc. CV nhân viên có thể là những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng CV quản lý thì khác. Bạn có thể chưa làm quản lý trước kia, nhưng bạn phải cho họ thấy rằng bạn đã tích lũy kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có những kỹ năng, phẩm chất tốt đẹp, phù hợp với công việc quản lý.

Người quản lý hơn nhân viên ở chỗ họ có những tố chất lãnh đạo và tầm nhìn xa rộng, điều này cũng cần được thể hiện rõ. Bạn phải cho thấy rằng mình có mong muốn không ngừng cải tiến chất lượng, sự hài lòng của khách hàng và cải thiện hoạt động của công ty.

CV quản lý phải thể hiện tố chất lãnh đạo
CV quản lý phải thể hiện tố chất lãnh đạo

Ngoài kinh nghiệm là do thời gian hun đúc thì CV quản lý và CV nhân viên sẽ khác nhau ở mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu công việc của nhân viên sẽ mang tính chất thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhưng mục tiêu nghề nghiệp vị trí quản lý phải mang tính chất đóng góp, xây dựng giá trị cho công ty đồng thời sử dụng tầm nhìn xa rộng của bản thân. 

Một CV quản lý chuyên nghiệp sẽ có thêm một mục là tuyên bố cá nhân hay tóm tắt cá nhân dài tầm 3-4 dòng để giới thiệu CV của bạn. Đây là phần truyền tải giá trị bản thân mà trong một CV quản lý chuyên nghiệp cần có. Hay có thể được coi như một lời mời chào bán bản thân và là cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng đặt lịch hẹn phỏng vấn với bạn.

Tại phần này sẽ là sự tóm tắt về những thứ như kinh nghiệm trong ngành, kỹ năng cá nhân, bằng cấp, kiến thức về lĩnh vực, kiến thức thị trường. Dù bạn đang ở mức chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hay cực kỳ chuyên nghiệp thì phần tuyên bố cá nhân này cũng nên sử dụng lối viết trau chuốt và rút ra những khả năng, kinh nghiệm cốt lõi của bạn để thể hiện rằng bạn là một ứng viên xuất sắc trong công việc quản lý.

Chọn dạng CV phù hợp với công việc
Chọn dạng CV phù hợp với công việc

Một CV nhân viên có thể dùng CV dạng thời gian để liệt kê các công việc trong quá khứ của bản thân nhưng CV quản lý nên dùng dạng kết hợp để vừa làm nổi bật những kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ bạn có vừa thể hiện bạn đã có nhiều kinh nghiệm qua những công việc trước đó. 

2. Lưu ý khi viết CV quản lý so với CV thông thường

2.1. Lưu ý khi viết mục tuyên bố cá nhân/tóm tắt cá nhân

Trong một CV quản lý chuyên nghiệp thì phần này là một trong những phần quan trọng nhất để thể hiện kinh nghiệm quản lý của bạn. Một trong những mục tiêu chính của CV là đảm bảo bạn có kinh nghiệm trong nghề. Cách hiệu quả để làm điều này là tạo một tóm tắt cá nhân chất lượng cao giới thiệu những điểm nổi bật trong sự nghiệp của bạn.

Lưu ý khi viết tuyên bố cá nhân
Lưu ý khi viết tuyên bố cá nhân

Một ví dụ cho việc viết tuyên bố cá nhân cho vị trí quản lý khách sạn:

“Tôi là một quản lý khách sạn tập trung vào hiệu quả công việc, tập trung vào khách hàng và đã có hơn 5 năm quản lý các khu resort nghỉ dưỡng ở miền Nam. Tôi được công nhận về việc thúc đẩy mức độ hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách triển khai các quy trình mới và phát triển văn hóa dịch vụ khách sạn xuất sắc. Tôi luôn mong muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng và tạo điều kiện cho khách có những trải nghiệm đáng nhớ.”

2.2. Nhấn mạnh những kỹ năng và chuyên môn của bạn

Những kỹ năng này liên quan đến năng lực cốt lõi của bạn. Hãy chọn ra những kỹ năng có giá trị nhất đối với bạn trong vai trò là một người quản lý. Đảm bảo rằng phần kỹ năng của bạn thể hiện các kiến thức của bạn áp dụng cho công việc. Mặc dù cần tập trung vào các kỹ năng nhưng cũng đừng liệt kê quá nhiều và nói dối về những kỹ năng bạn không có nhé!

Để biết được nên cho hay bỏ bớt kỹ năng nào thì bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc. Tuy đều là chức vụ quản lý nhưng trong mỗi ngành nghề đều sẽ có những yêu cầu riêng. Và đừng sao chép những yêu cầu trong bản mô tả công việc vào luôn CV của bạn, chúng sẽ trông thật nghiệp dư.

Nhấn mạnh vào những kỹ năng chuyên môn
Nhấn mạnh vào những kỹ năng chuyên môn

Mục kỹ năng không phải là mục duy nhất để bạn thể hiện những gì mình có. Bạn sẽ có cơ hội thể hiện các kỹ năng chuyên môn của mình hơn nữa trong phần kinh nghiệm làm việc của CV. Đó là nơi bạn cung cấp các ví dụ cụ thể cho việc bạn sử dụng kỹ năng đó cho công việc như thế nào.

Bên cạnh các kỹ năng cốt lõi thì việc ghi những kỹ năng mềm cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ như trong công việc quản lý dự án thì việc sở hữu những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong việc giúp dự án đạt hiệu quả cao, đạt được mục tiêu của dự án.

Một số kỹ năng mềm bạn có thể kể đến khi ứng tuyển vị trí quản lý dự án như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,...

2.3. Thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận của bạn qua cách trình bày CV quản lý

Một nhà quản lý ngoài việc có thể xem xét toàn bộ khía cạnh công việc thì họ cũng là người có khả năng quan sát những chi tiết, tiểu tiết trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ muốn một người có khả năng cân bằng mục tiêu tổng thể công việc và các chi tiết nhỏ hơn. 

Cách tốt nhất để thể hiện kỹ năng chú ý đến từng chi tiết của bạn không phải là bạn đề cập đến nó trong CV. Bạn có thể thể hiện điều đó bằng cách giới thiệu cho nhà tuyển dụng một bản CV chuyên nghiệp, trau chuốt và không có sai sót về chính tả hoặc ngữ pháp.

Tỉ mỉ trong cách trình bày CV
Tỉ mỉ trong cách trình bày CV

Vì CV thường là ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ nhận được về bạn, một CV chuyên nghiệp, được đầu tư kỹ lưỡng có thể tạo ra hình ảnh ngay lập tức về một cá nhân cẩn thận, có tổ chức.

Nếu bạn gửi một CV lộn xộn với những sai sót, trông cẩu thả và thiếu hấp dẫn, bạn có thể tạo ra ấn tượng ban đầu kém, một người không có chú ý tiểu tiết. Chắc chắn đây không phải điều bạn mong muốn, nên hãy đảm bảo rằng CV của mình chuyên nghiệp và không có sai sót.

Bên cạnh đó, khi trình bày thành tựu, thành tích bạn đạt được trong quá khứ thì nên đưa các con số, có thống kê cụ thể vào nhé. Trông nó sẽ đáng tin cậy và chuyên nghiệp hơn rất nhiều cho CV quản lý của bạn.

3. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quản lý

Về cơ hội việc làm hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp cần các ứng viên ứng tuyển chức vụ quản lý điều hành, quản lý nhà hàng -  khách sạn, quản lý cửa hàng,... Nhu cầu về thị trường lao động ngành này không ngừng tăng. Thế nhưng để ứng tuyển vào vị trí quản lý không phải dễ dàng. Với các công ty lớn yêu cầu bạn phải có trên 5 năm kinh nghiệm, có nơi là 7-10 năm. Các doanh nghiệp nhỏ thì yêu cầu giảm hơn chút là 2-4 năm ở vị trí tương đương. 

Đương nhiên vì là vị trí quản lý nên mức lương sẽ cao hơn so với vị trí nhân viên. Đây cũng là mức lương tương xứng với khả năng, kinh nghiệm của bạn. Ví dụ về vị trí Quản lý Cửa hàng: mức lương trung bình là 10 triệu và mức lương cao nhất hiện là hơn 33 triệu. Bạn cũng đừng ngạc nhiên bởi ở vị trí Giám đốc Điều hành mức lương còn tăng gấp vài lần. Mức lương thấp nhất ở vị trí này là 15 triệu đồng và cao nhất là 135 triệu đồng. Mức lương càng cao thì luôn tương đương với áp lực, khối lượng công việc lớn đi kèm trách nhiệm.

Vị trí quản lý khá khó để ứng tuyển nhưng nếu bạn biết cách CV chuyên nghiệp thì đã có thể bước một chân tới thành công rồi. Với những thông tin bên trên, mong rằng bạn đã biết CV quản lý khác gì so với CV nhân viên cũng như lưu ý khi viết CV nói chung và CV quản lý nói riêng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: