1. Vì sao cần tìm hiểu các giá trị của đối tác công tư?
Trong thời đại mới, nhiều nước đang trong quá trình phát triển dường như đều phải đối diện với những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho thực trạng gia tăng dân số tự nhiên, phục vụ cho những đòi hỏi cao của con người khi cuộc sống ngày càng phát triển. Bên cạnh những điểm lợi thì xã hội cũng đang phải chịu áp lực từ chính quá trình đô thị hóa mạnh, các nhu cầu về đầu tư vừa phục hồi vừa xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng khác.
Nhìn từ thực tế điều kiện của nhà nước ta với nguồn vốn khá hạn hẹp thì các nhà kinh tế nhận định rằng, hình thức đối tác tư nhân chính là giải pháp tốt nhất để có thể đối phó lại thách thức ở trên. Mặc dù được đánh giá là một hình thức tiến bộ, an toàn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có bất cứ sự lơ là nào đó trong quá trình áp dụng. Tất cả mọi yếu tố đều cần phải nhìn nhận từ các giá trị tổng quan ban đầu và mô hình Đối tac công tư cũng phải như vậy. Vậy thì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng vấn đề có liên quan đến đối tác công tư ở trong những nội dung phía bên dưới.
Đọc thêm: Việc làm xây dựng với nhiều vị trí hấp dẫn dành cho các ứng viên tìm việc, xem ngay!
2. Đối tác công tư là gì?
Trong nền kinh tế Việt Nam, khái niệm đối tác công tư đã xuất hiện từ rất lâu nên dường như chẳng một nhà hoạt động kinh tế nào cảm thấy xa lạ với nó. Đây là một sự thuận lợi cho chúng ta trong quá trình giải nghĩa.
Nguồn gốc của cụm từ Đối tác công tư xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Public Private Partner cho nên nó còn được viết tắt là PPP. Vậy bạn lý giải khái niệm này như thế nào?
Đối tác công tư chính là một hình thức mô tả lại mối quan hệ giữa các bên bao gồm Nhà nước và tư nhân trong vấn đề xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng của một quốc gia.
(Sưu tầm)
Trong mối quan hệ này có hai nhóm đối tượng tham gia. Trong mỗi nhóm sẽ được xác lập những đối tượng cụ thể, bao gồm:
* Nhóm thuộc Nhà nước: Chính phủ, các cơ quan trực thuộc như Bộ, ngành, các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước
* Nhóm tư nhân: bao gồm các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài, có thể là tư nhân hoặc tổ chức đầu tư.
Việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực chất là việc chúng ta đang thực hiện việc bắt tay hợp tác thông qua hình thức hợp đồng dự án giữa hai khối, một bên là các doanh nghiệp nhà nước, một bên là đơn vị, cơ sở doanh nghiệp thuộc tư nhân để nhằm hướng đến một mục đích vừa cải tạo, xây dựng, vừa vận hành, quản lý và kinh doanh các dự án; ngoài ra sự hợp tác này còn cung cấp các dịch vụ công cho mọi người.
Khái niệm này đã được xác lập rõ ràng trong điều khoản của văn bản pháp luật, được ghi nhận cụ thể Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Cũng theo nội dung được nêu ra trong văn bản luật, đầu tư theo hình thức đối tác công tư chính là cách đầu tư mang tầm vĩ mô, dài hạn.
Xem thêm: [PPP là gì?] Những thông tin về dự án PPP bạn cần biết!
3. Các loại hợp đồng trong mối quan hệ đối tác công tư
Hợp đồng đối tác công ty được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản từ Khoản 3 đến Khoản 10. Theo đó, đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng cũng được xác định rõ, là cơ quan nhà nước bao gồm các Bộ ngành, các Ủy ban nhân dân thuộc cấp tỉnh sẽ ký hợp đồng đối tác công tư. Ngoài ra, các cơ quan này cũng có thể thực hiện ủy quyền kết hợp đồng cho tổ chức chuyên môn thuộc các cấp thấp hơn như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
Vậy thì sẽ có những loại hợp đồng nào có thể ký kết trong mối quan hệ đối tác công tư?
3.1. Hợp đồng BOT
Hợp đồng BOT mang bản chất là mối quan hệ giữa xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao cho nên chúng ta còn có thể gọi bản hợp đồng này là Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh – Chuyển giao. Bản hợp đồng này sẽ được ký kết với mục đích xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Giá trị của bản hợp đồng cho phép các nhà đầu tư có quyền được thực hiện hoạt động kinh doanh đối với công trình trong một thời gian nhất định cụ thể sau khi công trình đã được hoàn thiện về xây dựng. Hết thời gian quy định đó thì các nhà đầu tư không được phép kinh doanh nữa mà sẽ chuyển lại công trình đó cho đơn vị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phụ trách.
3.2. Hợp đồng BTO
Hợp đồng BTO là bản hợp đồng nêu lên mối quan hệ ngược lại với BOT, đó là hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh. Cùng một mục đích xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, song điểm khác biệt của hợp đồng BTO nằm ở chỗ khi công trình đã được hoàn thiện đưa vào sử dụng thì nhà đầu tư sẽ lập tức chuyển giao lại công trình đó cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn có quyền được phép kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định.
3.3. Hợp đồng BT
Đây là bản hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao với nội dung ký kết như sau: nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại công trình hạ tầng sau khi đã hoàn thiện cho cơ quan có thẩm quyền thuộc Nhà nước. Đồng thời nhà đầu tư sẽ được nhận thanh toán bằng chính quỹ đất để có thể tiếp tục tiến hành thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khác.
Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng BT là gì và tất thông tin chi tiết về hợp đồng BT bạn nên biết
3.4. Hợp đồng BOO
BOO hay còn gọi là bản hợp đồng thể hiện mối quan hệ giữa ba phương diện: Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh. Bản hợp đồng có quy định: đối với các công trình hạ tầng đã hoàn thiện, nhà đầu tư sẽ có quyền được sở hữu, được đầu tư kinh doanh trong một thời gian nhất định. Bản hợp đồng này xác định quyền lợi cho các nhà đầu tư nhiều hơn, ít lệ thuộc vào các cơ quan nhà nước hơn.
Tham khảo: [Hé lộ] Hình thức đầu tư BOO là gì? Tri thức hữu ích cho bạn
3.5. Hợp đồng đối tác công tư BTL
Đối với loại hợp đồng này, người ta xác lập được mối quan hệ Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ. Quy định của hợp đồng như sau: khi công trình đã hoàn thiện đưa vào sử dụng thì phía nhà đầu tư xây dựng sẽ chuyển lại công trình cho cơ quan có thẩm quyền thuộc Nhà nước, đồng thời vẫn được quyền dựa vào hoạt động vận hành để cấp dịch vụ và khai thác lợi ích của công trình, việc này được thực hiện trong thời gian nhất định có ghi rõ trong bản hợp đồng ký kết. Các cơ quan thuộc nhà nước sẽ là đơn vị thuê lại dịch vụ mà nhà đâu tư cung cấp và đồng thời sẽ chi trả phí dịch vụ thuê cho nhà đầu tư.
3.6. Hợp đồng đối tác công tư BLT
Bản hợp đồng này nêu lên mối quan hệ đối ngược lại với hợp đồng BTL, có nghĩa là nó thể hiện mối quan hệ Xây dựng – Thuê dịch vụ - Chuyển giao. Có nghĩa là, nhà đầu tư dự án công trình sau khi đã hoàn tất việc xây dựng đối với công trình đó thì vẫn có quyền cấp dịch vụ và khai thác các giá trị lợi ích của công trình trong thời gian nhất định mà hợp đồng quy định và người thuê lại chính là các đơn vị nhà nước có thẩm quyền. Sau thời gian khai thác và cho thuê thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại công trình cho cơ quan Nhà nước.
3.7. Hợp đồng O&M
Cách gọi khác của bản hợp đồng này chính là hợp đồng kinh doanh – Quản lý. Mục đích ký kết của bản hợp đồng này chính là để có thể tiến hành kinh doanh công trình theo hình thức một phần hoặc tất cả công trình trong thời gian có giới hạn cụ thể.
Như vậy, trên phương diện lợi ích, người ta đã phân chia ra rất nhiều loại hợp đồng đối tác công tư để phục vụ cho việc xây dựng mối quan hệ đầu tư giữa phía Nhà nước với các doanh nghiệp đầu tư. Các hợp đồng này đều được ký kết khi các bên tham gia đều thực hiện một quy trình chuẩn đối với mỗi dự án đầu tư.
Đọc thêm: Quyết định đầu tư là gì? Quyết định đầu tư doanh nghiệp
4. Quy trình chuẩn trong xây dựng mối quan hệ đối tác công tư
Bước 1: Đề xuất các dự án cần đầu tư
Bước 2: Thẩm định dự án và phê duyệt
Khi thẩm định dự án, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT. Thời gian xét thẩm định và công bố kết quả thẩm định diễn ra trong khoảng 30 ngày, tính từ ngày bắt đầu nộp hồ sơ dự án.
Bước 3: Công bố kết quả dự án
Tính từ ngày phê duyệt dự án, sau 7 ngày, dự án sẽ được công bố rộng rãi toàn hệ thống mạng đấu thầu của quốc gia.
Bước 4: Lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt báo cáo khả thi
- Chủ thể thực hiện lập báo cáo:
+ Đối với các dự án được đề xuất bởi Bộ ngành - Ủy ban cấp tỉnh đề xuất thì chính Bộ ngành - Ủy ban đó làm báo cáo nghiên cứu
+ Đối với các dự án được đề xuất bởi chính nhà thầu thì sẽ do nhà thầu đó làm báo cáo nghiên cứu dựa vào các điều luật thỏa thuận ghi rõ trong văn bản với Bộ - Ngành - Ủy ban cấp tỉnh.
- Chủ thể thẩm định báo cáo nghiên cứu: Hội đồng thẩm định của Nhà nước, các đơn vị đầu của mối quan hệ đối tác công tư,
- Chủ thể phê duyệt báo cáo nghiên cứu: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng của các cơ quan cấp ngang Bộ, Chủ tịch tỉnh
Bước 5: Chọn nhà đầu tư, tiến hành ký thỏa thuận và ký hợp đồng
Bước 6: Đăng ký nhà đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 7: Triển khai dự án
Bước 8: Quyết toán, bàn giao lại dự án đã hoàn thành
Như vậy, việc bắt tay hợp tác giữa hai khối đơn vị doanh nghiệp Nhà nước và Nhà đầu tư đã mang đến cho nền kinh tế nhiều giải pháp phát triển tuyệt vời. Việc ký kết bản hợp đồng đối tác công tư là một cách hiệu quả không chỉ giải quyết khó khăn kinh tế phát sinh mà còn đem đến những lợi ích thiết thực cho quá trình phát triển đất nước. Đó chính là giá trị mà chúng ta cần nhận thức được trong bài viết này ngoài việc hiểu đối tác công tư là gì.
Tham gia bình luận ngay!