1. Công việc của nghề đầu bếp là gì?
Nghề đầu bếp tuy dễ học nhưng không phải ai cũng chịu được áp lực cao trong công việc. Nhiều người sau một thời gian làm đầu bếp đã chán nản và từ bỏ công việc mình yêu thích. Công việc đầu bếp đòi hỏi bạn cần có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và đặc biệt là cần yêu nghề.
Một số đầu bếp phải làm ca đêm và có cường độ làm việc cao trong các dịp lễ, Tết. Đầu bếp còn phải chịu được khói bếp và mùi thức ăn. Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, cả người đầu bếp sẽ toàn mùi khó chịu của các loại mùi thức ăn bám vào. Đây là công việc có thể nói không dễ dàng gì.
Với những đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của mình, người đầu bếp sẽ cho “ra lò” những sản phẩm của mình bằng cách thức hiện rất nhiều công việc. Người đầu bếp sẽ chuẩn bị các nguyên vật liệu trước giờ đón khách, chuẩn bị các vật dụng, gia vị cần dùng trong quá trình nấu ăn và chế biến.
Người đầu bếp cần đảm bảo các loại thực phẩm đều phải sạch sẽ, an toàn bằng cách chọn các nguyên liệu sạch sẽ, có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng. Sẽ chẳng có vị khách nào muốn ăn những thực phẩm bẩn và không có nguồn gốc xuất xứ cả, vì vậy người đầu bếp cần đảm bảo được những yếu tố trên.
Sau khi chuẩn bị nguyên vật liệu, khi khách gọi món, người đầu bếp sẽ thực hiện các phương pháp như kho, nấu, luộc, rán, hấp, quay, rim, hầm, nướng,… Và người chỉ đạo các đầu bếp sẽ là bếp trưởng, bếp trưởng sẽ có trách nhiệm để mọi người thực hiện công việc theo đúng yêu cầu và quy trình đề ra.
Người đầu bếp sẽ trình bày các món ăn đẹp mắt và ngon miệng, đảm bảo hài lòng khách hàng. Đầu bếp còn giám sát và đào tạo các nhân viên trong bếp của mình, đảm bảo họ thực hiện đúng công việc được giao.
Sau khi kết thúc ca làm việc, đầu bếp sẽ bảo quản thực phẩm vào tủ lạnh sao cho sạch sẽ, gọn gàng và đảm bảo vệ sinh.
Ngoài các công việc trên, đầu bếp còn hướng dẫn khách hàng cách ăn uống và dọn món. Người đầu bếp sẽ tính toán các nguyên liệu để đi chợ sao cho hợp lý và phù hợp.
Việc làm của đầu bếp khá vất vả, người ta hay nói: “Nếu nấu ăn là nghệ thuật thì người đầu bếp sẽ là nghệ sĩ”. Vậy nghề đầu bếp cần có phẩm chất và kỹ năng gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Danh sách việc làm nấu ăn thu nhập hấp dẫn
2. Người đầu bếp cần kỹ năng gì?
2.1. Kỹ năng nấu nướng
Có thể nói, nếu không có kỹ năng nấu nướng, thì bạn không thể trở thành đầu bếp được. Đây cũng chính là kỹ năng quan trọng nhất của nghề nấu bếp. Để có kỹ năng nấu nướng, bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo nấu ăn, nâng cao trình độ cũng như tay nghề của mình. Bạn cũng cần tập luyện sao cho tay nghề của mình ngày càng tiến bộ hơn, trở thành một đầu bếp thực thụ và chuyên nghiệp.
2.2. Kiến thức chuyên môn
Để trở thành đầu bếp thì bạn cần có kiến thức chuyên môn, không chỉ học các kỹ năng nấu nướng mà bạn cần học thêm nhiều kiến thức từ lĩnh vực khác để bổ trợ cho công việc của mình. Ngoài công việc chính là nấu ăn, một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ cần biết cách lên thực đơn, chọn mua các nguyên vật liệu, chính toán chi phí,…
2.3. Kỹ năng sáng tạo
Đối với thế giới ẩm thực thì sự sáng tạo chính là “chìa khóa” để mở cánh cửa “trái tim” của khách hàng, giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời, ngon miệng, thích thú khi nhìn thấy và trải nghiệm món ăn của bạn. Bạn có thể sáng tạo thêm các món ăn mới, cách trình bày khác đẹp mắt hơn,… đảm bảo khách hàng sẽ muốn quay lại ăn thêm nhiều lần nữa.
2.4. Kỹ năng quản lý và tổ chức
Người đầu bếp cần biết cách quản lý và tổ chức nhân viên. Khi càng lên chức vụ cao như bếp phó, bếp trưởng thì kỹ năng này bạn cần phải có.
2.5. Kỹ năng lập kế hoạch
Biết cách lập kế hoạch cụ thể về các công việc trong ngày, chuẩn bị trước tinh thần cho những phát sinh xảy ra. Chuẩn bị trước mọi thứ sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc được giao và dự phòng các tình huống có thể đến bất ngờ.
2.6. Kỹ năng quản lý tài chính
Người đầu bếp cần có kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả, lên danh sách cần mua các món ăn, công cụ dụng cụ,… đảm bảo tiết kiệm chi phí cũng như đem lại lợi nhuận cho nhà hàng, quán ăn,…
2.7. Kỹ năng giao tiếp và biết cách làm việc tập thể
Đầu bếp sẽ không làm việc độc lập mà còn tiếp xúc với nhân viên, khách hàng, đi chợ,… Trong quá trình làm việc sẽ gặp và tiếp xúc rất nhiều người nên người đầu bếp cần có kỹ năng giao tiếp và biết cách làm việc trong môi trường tập thể.
Đọc thêm: Theo đuổi nghề đầu bếp có tương lai không ? Mức lương của đầu bếp ?
3. Cần có phẩm chất gì để trở thành một người đầu bếp?
Ngoài những kỹ năng kể trên, để trở thành đầu bếp thì bạn cần có những phẩm chất dưới đây:
3.1. Tinh thần ham học hỏi cao
Cho dù bạn học nấu ăn ở các kênh dạy nấu ăn online hay tại một trung tâm đào tạo thì bạn cần có tinh thần ham học hỏi và chăm chỉ. Bạn sẽ tạo ra được món ăn ngon, độc đáo và mang dấu ấn của riêng bạn.
3.2. Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao và sạch sẽ
Những người đầu bếp thường xuyên làm việc trong môi trường chịu áp lực cao đặc biệt là vào những dịp nghỉ lễ, cuối năm. Do đó, người đầu bếp cần phải có sức khỏe tốt và chịu được áp lực cao. Bên cạnh đó, đầu bếp cũng cần sạch sẽ, gọn gàng.
3.3. Có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi vị
Người đầu bếp cần phải biết cách trang trí món ăn đẹp mắt, phải đẹp về hình thức trước, sau khi nhìn thấy món ăn khách hàng mới hài lòng. Ngoài ra, mùi vị là một yếu tố không thể thiếu, đầu bếp cần biết cảm nhận mùi vị, chỉ cần nếm món ăn mình nấu là có thể biết được thiếu gia vị và nguyên liệu nào.
3.4. Chăm chỉ, tỉ mỉ, chịu khó
Bạn cần chăm chỉ rèn luyện các kỹ năng nấu ăn để nâng cao tay nghề của mình, chịu khó, tỉ mỉ và sáng tạo để làm ra những món ăn mới và ngon hơn, trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
4. Muốn học nghề đầu bếp cần phải làm gì?
Bạn muốn học nghề đầu bếp nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Đọc thêm: Bản mô tả công việc đầu bếp nhà hàng chi tiết nhất
4.1. Xác định đúng nghề cần theo
Khi bạn học bất cứ ngành nghề nào, bạn nên xác định rõ mình có muốn theo ngành này hay không, gặp khó khăn có bỏ cuộc hay chịu được áp lực công việc cao hay không và đảm bảo bạn phải yêu thích nghề đầu bếp, có đam mê và khát khao theo học, tránh vào học rồi mới hối hận với quyết định của mình.
4.2. Chọn trường, trung tâm đúng tiêu chí
Khi đã xác định được bạn muốn theo học nghề đầu bếp, bạn cần nắm rõ những tiêu chí chọn trường dưới đây:
- Chọn trường uy tín và chất lượng: Để chọn trường uy tín thì bạn có thể tham khảo qua bạn bè, người thân hoặc qua các trang web uy tín. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn theo học để không bị học trúng những trường mang tiếng xấu và có những bình luận không hay.
- Học phí: Vấn đề học phí cũng quan trọng không kém. Bạn cần quan tâm học phí của trường là bao nhiêu, tính theo kỳ, theo tín hay theo năm, có bị tăng học phí theo thời gian không, chi phí phát sinh nào khác không,… bạn có thể gọi điện cho trung tâm, trường học bạn muốn học để hỏi cho rõ trước khi quyết định.
- Cơ sở vật chất: Chắc hẳn bạn không muốn học ở một nơi tồi tàn, ẩm thấp và chật hẹp đúng không? Ngôi trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang cũng là một yếu tố để bạn lựa chọn. Một môi trường hiện đại và thoải mái sẽ giúp bạn có tinh thần học hỏi và phát huy được khả năng của mình.
- Giảng viên: Muốn trở thành đầu bếp giỏi thì bạn cần có một người thầy tốt, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức của mình cho học trò. Sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn được dạy bởi đội ngũ giảng viên giỏi đúng không? Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định học bất cứ một ngôi trường hay trung tâm dạy nghề về đầu bếp.
Để trở thành một đầu bếp thì đòi hỏi bạn phải yêu nghề và có những kỹ năng, phẩm chất nhất định. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về học nghề đầu bếp cần gì. Chúc bạn thành công!
Tham gia bình luận ngay!